Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học Phổ Thông Cầu giấy
Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở học sinh Trung học Phổ Thông Cầu giấy Hà Nội năm 2010.Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khái niệm và định nghĩa về sức khỏe là: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn giản là không có bệnh hay không có tật” [16]. Thực chất sức khỏe tâm thần ở cộng đồng là một cuộc sổng thật sự thoải mái. Có khả năng tạo dụng, duy trì và phát triển thỏa đáng các mối quan hệ, duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng [24].
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới ngày càng được quan tâm do tỷ lệ gia tăng số trẻ em có những vấn đề sức khỏe tâm thần hoặc có những vấn đề nguy cơ. Sức khỏe tâm thần đang chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh lý cũng như trong chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng. Các tổn thương về tinh thần luôn là một trong những gánh nặng bệnh tật cho các xã hội. Theo báo cáo năm 2001 của Tố chức Y tế thế giới, nó chiếm tỷ lệ khoảng 12% trên tổng số bệnh.[15],[43]
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển mạnh mẽ, rất dễ bị tác động bởi môi trường, gia đình và xã hội. Các biểu hiện rối loạn chủ yếu thông qua hành vi và các trạng thái cảm xúc quá mức với cấp độ khác nhau, như sự chống đối, gây rối trong gia đình và ngoài xã hội, trốn học bỏ học, bỏ nhà, trộm cắp, ma tuý, mãi dâm, bạo lực… Tại Mỹ, tỷ lệ trẻ em có những vấn đề về sức khỏe tâm thần là 21%, tại Úc tỷ lệ rối loạn sức khỏe tâm thần của các em cao nhất là 24%, Nhật bản nơi nổi tiếng các vụ tự tử vô cớ tỷ lệ rối loạn SKTT là 15%, Ấn độ gần 13% số trẻ vị thành niên có vẩn đề sức khỏe tâm thần. [15]
Tại Việt nam, cho đến nay, chưa có điều tra dịch tễ với qui mô rộng lớn trên toàn quốc về tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng đã có những nghiên cứu khảo sát, đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học đường cho thấy tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần dao động từ 8- 20% [2], [21]
các em. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động ngoại khóa như thể thao, các hoạt động giao lưu với bạn bè, xã hội, tăng kỹ năng giao tiếp cho các em, giúp các em giảm bớt một phần áp lực về học tập như tình trạng hiện nay.
Khảo sát sức khỏe tâm thần gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành phố Hà nội của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần là 19,46%[3]
Tuy nhiên, những dấu hiệu để nhận biết ban đầu về vấn đề sức khỏe tâm thần không phải dễ thấy, nhất là khi nó biểu hiện ở lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi vị thành niên. Những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của nền kinh tể thị trường, sự đô thị hoá và giao lưu liên quốc gia đã tác động không nhỏ đến sức khoẻ tâm thần của thế hệ trẻ. Vì vậy, việc phòng chống, điều trị căn bệnh này càng trở nên khó khăn, phức tạp nhất là khi tình trạng các rối loạn về sức khỏe tâm thần ngày càng trở nên phổ biến ở học sinh thành phố.
Sức khỏe tâm thần học đường đến nay tuy đã được cải thiện, song vẫn là chủ đề mới, sự quan tâm mới chỉ là bước đầu. Chăm sóc sức khỏe lứa tuổi học đường cần có sự quan tâm phối họp giữa nhà trường, gia đình và ngành y tế mới mong mang lại hiệu quả cao cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực của lứa tuổi học đường. Trong khi bối cảnh xã hội Việt nam hiện nay, nhận thức của người dân nói chung và nhận thức của các bậc cha mẹ nói riêng về vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em chưa cao. Do vậy, nghiên cứu về tình trạng sức khỏe tâm thần và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường học, đặc biệt lứa tuổi vị thành niên có ý nghĩa về phương diện thực tiễn nhằm phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe tâm thần tuổi học đường từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp thích hợp. Có như vậy mới trồng được một thế hệ khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, giỏi về chuyên môn, vững về nhân cách, có sức sáng tạo, kế tục sự nghiệp, xây dựng đất nước phát triển đi lên.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Thực trạng sức khỏe tâm thần và tìm hiếu một số yếu tổ liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông Cầu giấy, quận cầu giấy, Hà nội, năm 2010.