Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường trung học phổ thông Việt Đức-Hà Nội năm 2012
Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường trung học phổ thông Việt Đức – Hà Nội năm 2012. Sức khỏe (SK) là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì con người cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội. Vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm trí (SKTT) ngày càng được quan tâm và đầu tư hơn ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong những năm gần đây, vấn đề SKTT đang là một trong những vấn đề nổi cộm và dành được nhiều sự quan tâm của người dân, đặc biệt là vấn đề SKTT trẻ em và vị thành niên. Mọi trẻ em từ khi sinh ra đều có quyền được hưởng chăm sóc y tế toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Chăm sóc sức khỏe (CSSK) thể chất tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực, chiều cao, cân nặng, hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh tật và tránh được nguy cơ tử vong do bệnh tật. CSSK tinh thần lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khả năng trí tuệ, phát triển mặt xã hội, tạo ra một sự cân bằng về tâm lý tình cảm, phát triển tính tự lập, sự tự tin, tình yêu cuộc sống và các giá trị đạo đức căn bản nhất của con người, giúp xây dựng và hình thành một nhân cách lành mạnh, sáng tạo và chủ động. Để giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện, trẻ cần phải được chắm sóc cả SK thể chất lẫn SK tinh thần. Tuy nhiên, “so với việc CSSK thể chất việc CSSK tâm thần là một lĩnh vực mới mẻ” [30] và chưa được sự quan tâm ở mức cần thiết.
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành, đây là giai đoạn nẩy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Những thay đổi này vừa phức tạp, vừa đột biến[2]. Ở giai đoạn này, các em phải chịu rất nhiều tác động tâm lý từ chính bản thân mình do sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng chịu tác động rất nhiều từ bên ngoài ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các em như các quan hệ xã hội, những yêu cầu của gia đình, thầy cô, nhà trường, xã hội… Đó là những nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư, tình cảm của các em, nếu những thay đổi đó không kiểm soát được sẽ gây ra những rối loạn tâm lý cho các em.
Hệ thống trường học luôn phải đương đầu với các đối tượng học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm trí: những học sinh học kém, học sinh cá biệt thường gây nhiều rắc rối do những phản ứng khác nhau cho giáo viên và gia đình mà chủ yếu là do mức độ nhận thức của giáo viên, gia đình và cộng đồng còn hạn chế. Các vấn đề sức khoẻ tâm trí cần được nhận biết sớm ngay từ khi có nguy cơ. Thực tế cho thấy, trong nhà trường luôn luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm trí. Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt nam là 15, 94%, khảo sát dọc trong 1 năm học là 1,6% các em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học[13]. Nghiện ma tuý ở trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 8% [4].Lạm dụng chất đang tăng nhanh chóng, với số thanh thiếu niên chiếm 70% số người nghiện. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10 đến 17 [8].
Các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở tuổi trẻ nếu không được quan tâm phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề là trẻ có thể có ý định tự tử và thực hiện hành vi tự tử. Vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường, năng suất lao động cũng như sự phát triển cá nhân nói chung. Vì vậy việc nhận thức đúng đắn, xác định rõ ràng vấn đề sức khoẻ tâm thần và phòng ngừa, chăm sóc, điều trị sức khoẻ tâm thần cho lứa tuổi học sinh có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn.
Đã có một số nghiên cứu đánh giá về sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam. Mặc dù kết quả không hoàn toàn nhất quán nhưng các nghiên cứu cho thấy một xu hướng rõ ràng rẳng tỷ lệ trẻ em Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần là đáng kể. Điển hình là nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Mai Hương năm 2005 cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề SKTT của học sinh trong các quận nội thành là 19,46% [36], Hoàng Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh năm 2010 nghiên cứu trên học sinh 2 trường trung học phổ thông (THPT) Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Tây) cho thấy trẻ mắc các vấn đề SKTT chiếm 22,55%[6].Trong những năm gần đây ở nước ta đã có một sốnghiên cứu đánh giá về vấn đề SKTTnhưng những nghiên cứu về vấn đề SKTT của học sinh THPT còn hạn chế, mới chỉ có 1 số nghiên cứu với quy mô nhỏ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường trung học phổ thông Việt Đức – Hà Nội năm 2012” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường THPT Việt Đức – Hà Nội năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm trí của học sinh tại trường THPT Việt Đức – Hà Nội năm 2012.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 4
TỔNG QUAN 4
1. Một số khái niện cơ bản 4
1.1.Sức khỏe 4
1.2.Tâm thần học và bệnh tâm thần 4
1.3.Sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần 4
1.4.Sức khỏe tinh thần 5
1.5.Rối nhiễu tâm trí (RNTT) 5
1.5.2. Những biểu hiện rối nhiễu tâm trí 6
1.5.3.Các rối nhiễu tâm trí thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên 6
2. Đặc điểm của lứa tuổi vị thành niên (VTN). 10
3. Thực trạng sức khỏe tâm trí của học sinh THPT hiện nay 11
3.1.Trên thế giới 11
3.2.Tại Việt Nam 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
1. Địa điểm nghiên cứu. 18
2. Đối tượng nghiên cứu 18
3. Thời gian nghiên cứu 18
4. Phương pháp nghiên cứu 18
4.1.Thiết kế nghiên cứu 18
4.2.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 18
5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 20
6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 22
7. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 25
8. Sai số và cách khắc phục 25
8.1. Sai số 25
8.1.1.Trong quá trình điều tra 25
8.1.2. Trong quá trình ghép phiếu 25
8.1.3. Trong quá trình nhập liệu 26
8.2. Cách khắc phục 26
8.2.1. Trong quá trình thu thập thông tin 26
8.2.2. Trong quá trình ghép phiếu 26
8.2.3. Trong quá trình nhập liệu 27
9. Đạo đức nghiên cứu 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 28
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 28
2. Mô tả thực trạng SKTT của học sinh 29
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của học sinh. 33
3.1. Yếu tố về giới 33
3.2. Yếu tố về gia đình 34
3.3. Yếu tố nhà trường 37
3.4. Các yếu tố khác 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39
1. Thực trạng SKTT của học sinh trường THPT Việt Đức – Hà Nội. 39
2. Một số yếu tố liên quan đến SKTT của học sinh trường THPT Việt Đức – Hà Nội. 43
KẾT LUẬN 46
KIẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ngưỡng đánh giá RNTT của bộ câu hỏi SDQ 25 24
Bảng 2.2: Thang điểm đánh giá SKTT trên bộ câu hỏi SDQ 24
Bảng 3.1: Một số thông tin chung về ĐTNC 28
Bảng 3.2: So sánh các phân nhóm vấn đề SKTT học sinh với giới tính 33
Bảng 3.3: Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với thực trạng SKTT chung của học sinh 34
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tình cảm của những thành viên tronggia đình với SKTT học sinh 35
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa quan hệ của những người trong gia đình với SKTT của học sinh 36
Bảng 3.6: Một số đặc điểm của trường học liên quan đến 37
Bảng 3.7: Các mối quan hệ trong trường học liên quan vớiSKTT học sinh 37
Bảng 3.8: So sánh một số yếu tố về học tập và vui chơi với vấn đềSKTT của học sinh 38