Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ
Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lứa tuổi vị thành niên (VTN) bắt đầu từ 10 – 19 tuổi) [1]. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Nó được đánh dấu bằng những thay đổi đan xen nhau về thể chất, trí tuệ, và mối quan hệ xã hội từ giản đơn chuyển sang phức tạp. Giai đoạn này có đặc điểm phát triển mạnh mẽ và phức tạp, với sự thay đổi nhanh về thể chất, nội tiết, tâm sinh lý, nhận thức, các kỹ năng và các mối quan hệ xã hội [2].
Tỷ lệ trẻ VTN chiếm khoảng 20% dân số thế giới và có tới 85% số đó sống ở các nước đang phát triển [3]. Tuy nhiên, trẻ VTN đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, chịu sức ép lớn về việc học tập và dự kiến tương lai từ gia đình, nhà trường và xã hội, tiếp xúc nhiều thông tin thiếu sự chọn lọc hoặc không phù hợp lứa tuổi, khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và dễ bị lôi kéo bởi các tệ nạn xã hội. Do thể chất và tinh thần chưa ổn định, khả năng tự nhận biết, tự đánh giá về súc khỏe của bản thân chưa cao và đây còn là độ tuổi dễ mắc các bệnh như bệnh học đường (bệnh cận thị, bệnh cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng), bệnh do rối loạn dinh dưỡng (bệnh thiếu máu, rối loạn do thiếu iod, bệnh béo phì.. các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện hút và tiêm chích ma túy, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng [4]. Nhiều hành vi nguy cơ cao ảnh hưởng tới sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia ít vận động, quan hệ tình dục không an toàn hoặc tham gia vào các hành vi bạo lực…dẫn tới những hậu quả về lâu dài tác động tới sức khỏe khi trưởng thành. Theo thống kê cho thấy, gần 60% trường hợp chết trẻ và và 1/3 trong tổng số những người mắc bệnh ở tuổi trưởng thành có liên quan đến các hành vi từ khi ở tuổi niên thiếu [3].
Tại Việt Nam, tính tới ngày 01 tháng 4 năm 2014 có 17,4% dân số trong độ tuổi VTN [5]. Thế hệ thanh niên là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc gây dựng con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Do đó việc cung cấp thông tin, giáo dục và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên cũng như tìm hiểu tình hình sức khỏe, những nhận thức về sức khỏe của lứa tuổi này là cần thiết và đặc biệt quan trọng. Ở nước ta vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe VTN đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Tại nhiều địa phương nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình đang tăng lên do ảnh hưởng từ nền KT, XH… Tỷ lệ chích hút ma túy, sử dụng rượu, bia đang tăng nhanh. Cùng với việc trẻ VTN sử dụng lớn quỹ thời gian vào hệ thống công nghệ thông tin, hành vi truy cập các nguồn thông tin mạng internet không chính thống, các trò chơi điện tử mang tính bạo lực hiện nay cũng đang được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe VTN [6]. Hiện nay tình trạng VTN “hổng” về kiến thức sức khỏe khá phổ biến và vấn đề tự đánh giá sức khỏe của VTN đang còn là vấn đề mới mẻ ít được nhắc đến, chưa có hướng dẫn tự đánh giá về sức khỏe cho lứa tuổi VTN, chưa có hệ thống chăm sóc sức khỏe riêng biệt cho lứa tuổi VTN.
Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng Tây bắc, đa sắc tộc trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 82% dân số). Do điều kiện kinh tế, đi lại còn khó khăn, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số còn lạc hậu, chính vì những phong tục mang tính đặc trưng của vùng, miền và nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế nên việc chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên chưa được chú trọng một cách toàn diện, đặc biệt vấn đề tự đánh giá sức khỏe của VTN vẫn chưa có nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể nào. Thành phố Điện Biên Phủ là thành phố trẻ đang phát triển các điều kiện KT, XH, CT tương đối phức tạp kèm theo mô hình bệnh tật đang chuyển đổi ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề sức khỏe và thái độ, nhận thức về sức khỏe của trẻ VTN
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015” với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sức khỏe tự đánh giá và một số hành vi sức khỏe của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, năm 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và một số yếu tố liên quan, năm 2015
1. Bộ Y tế (2011) Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. .
2. Bộ Y tế (2003). Sức khỏe vị thành niên qua thu thập và phân tích các nghiên cứu từ 1999 – 2002. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2009). Dự thảo chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
4. Bộ Y tế (2006). Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên Việt nam giai đoạn 2006 – 2010, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
5. Tổng cục Dân số và KHHGĐ (2014). Báo cáo thường niên về dân số Việt Nam theo lứa tuổi và địa dư.
6. Lê Thị Kim Thoa (2008). Vị thành niên nhận thức về những hành vi nguy cơ đối với sức khỏe tại ba tỉnh phía Bắc Việt Nam, Y học thực hành 2008, số 643, ISSN 1859 -1663, Bộ Y tế xuất bản, 159 – 164.
7. Garcia-Subirats I1, Vargas I và Mogollon-Pérez AS (2014). Inequities in access to health care in different health systems: a study in municipalities of central Colombia and north-eastern Brazil., Int J Equity Health. 13(1).
8. Bộ Y tế/ UNICEFF/WHO (2009). Điều tra Quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam năm 2009.
9. Goodburn EA and Ross D.A (2008). Young people’s health in developing countries: a neglected problem and oppprtunity, Healthe Policy and Planning, 15(2). 137 – 144.
10. Nhà xuất bản Y học (2004. Sức khỏe lứa tuổi – Sức khỏe vị thành niên Các giải pháp can thiệp nhằm tăng cường sứ khỏe vị thành niên, 140 – 152.
11. Khiếu Thị Quỳnh Trang (2004). Mô tả một số yếu tố hành vi nguy cơ đến sức khỏe lứa tuổi vị thành niên ở một số xã/ phường tại Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa khóa 1998 – 2004.
12. Bloom B, Jones LI và Freeman G. (2012). Summary health statistics for U.S. children: National Health Interview Survey, 2012, Vital Health Stat 10. (258), 1-81.
13. Sourander A, Helstela L and Ristkari T (2011). Child and adolescent mental health service use in Finland. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol 36: 294-298.
14. Berg – Kelly K (2003). Adolescent health, school health activities community contexts and health surveys in Sweden, Journal of Adolescent health.
15. Paula CS, Bordin IA and Mari JJ (2014). The mental health care gap among children and adolescents: data from an epidemiological survey from four Brazilian regions..
16. Organizaẹão Mundial de Saúde (2012). Social determinants of health and well-being among young people. Health behaviour in school-aged children (HBSC) study: international report from the 2009/2010 survey. Copenhagen: WHO.
17. Malta DC, Prado RR and Caribe SS (2014). Factors associated with injuries in adolescents, from the National Adolescent School-based Health Survey (PeNSE 2012).
18. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (2011), SAVY 2: Báo cáo chung Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2, 17, 42-51).
19. Chu Văn Thăng (2009). Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp.
20. Dân số và phát triển (2007). Một số vấn đề cơ bản về lứa tuổi VTN, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, 121 – 125.
21. Malta DC, Andreazzi MA and Oliveira-Campos M (2014). Trend of the risk and protective factors of chronic diseases in adolescents, National Adolescent School-based Health Survey.
22. Patnode CD, O’Connor E and Whitlock EP (2009). Primary Care Relevant Interventions for Tobacco Use Prevention and Cessation in Children and Adolescents: A Systematic Evidence Review for the U.S. Preventive Services Task Force.
23. Hibell B, Andersson B and Bjarnasson T (2004). Alcohol and other drug use among students in 30 European countries, stockholm, Swedish council for information on alcohol and other drugs.
24. Park C.L (2004). Positive and negative consequences of alcohol consumption collede students., Addictive behaviours, 29, 311 – 321.
25. B. Ndyanabangi, W. Kipp and H. J. Diesfeld (2004), Reproductive health behaviour among in-school and out-of-school youth in Kabarole District, Uganda, Afr JReprodHealth. 8(3), 55-67.
26. I. Fronteira et al (2009). Sexual and reproductive health of adolescents in Belgium, the Czech Republic, Estonia and Portugal, Eur J Contracept ReprodHealth Care. 14(3), 215-20.
27. Peltzer K (2008). Injury and social determinants among in-school adolescents in six African countries. Inj Prev, 14(6): 381-8.
28. Trần Văn Dần và cộng sự (2003). Tình hình tai nạn thương tích ở học sinh phổ thông.
29. Đào Thị Mùi (2009). Tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông thành phố Hà Nội: thực trạng và giải pháp phòng ngừa. Luận văn Tiến sỹ y học. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương..
30. Pickett W, Schmid H và Boyce WF (2002). Multiple risk behavior and injury: an international study of youth in 12 countries. Arch Pediatr Adolesc Med, 156, 786-93.
31. Keller S, Maddock JE, Laforge RG et al (2007). Binge drinking and health behavior in medical students. Addictive behaviours, 32, 505 – 15.
32. Diep B. Pham, Alan R. Clough and Hien V. Nguyen (2009). Alcohol consumption and alcohol – related problem among Viennamese medical students.
33. Lê Thị Kim Thoa và Chu Văn Thăng (2003). Các hoạt động nâng cao sức khỏe và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ở các trường học, Tạp chí Y học Thực hành, số 443 2003, Bộ Y tế, 238 – 244.
34. Kim Bao Giang, Spak F and Allebeck (2005). The use of AUDIT to assess level of alcohol problems in rural Vietnam, Alcohol and Alcoholism, 40 (6): 578 – 583.
35. Bộ Y tế (2002). Báo cáo đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế năm 2001 – 2002.
36. WHO (2015). Health for the world’s adolescents: Health risks and solutions.
37. Clerici CA, Gentile G and Marchesi M (2015). Two decades of adolescent suicides assessed at Milan University’s medicolegal unit: Epidemiology, forensic pathology and psychopathology, Forensic and legal medicine.
38. Law BM and Shek DT (2015). A Six-year Longitudinal Study of Self¬harm and Suicidal Behaviors among Chinese Adolescents in Hong Kong, Department of Social Work and Social Administration, The University of Hong Kong, Hong Kong.
39. Sampasa-Kanyinga H và Hamilton HA (2015). Social networking sites and mental health problems in adolescents: The mediating role of cyberbullying victimization, Ottawa Public Health, 100, Constellation Crescent, K2G 6J8 Ottawa, Canada.
40. Sekharan VS, Kim TH and Oulman E (2014). Prevalence and characteristics of intended adolescent pregnancy: an analysis of the Canadian maternity experiences survey, School of Kinesiology and Health Science, York University, 4700 Keele Street, Toronto, ON, Canada.
41. Angeles-Agdeppa, Neufingerl N and Magsadia C (2014) Energy and nutrient intake and acceptability of nutritionally balanced school meals in Filipino students.
42. Carl Haub and Mary Mederios Kent (2009) World Population data sheet.
43. Sakai A (2009), Disease pattern and seasonal variation among Japanese expatriate children in Thailand, 51(3), 390 – 4.
44. Phạm Bích Diệp (2011) Ảnh hưởng tích cực do uống rượu/ bia trong sinh viên trường đại học Y Hà Nội, Tạp chí Y học Thực hành, số 3 (635) 2011, Bộ Y tế.
45. Phùng Thế Hùng (2009) Thực trạng một số yếu tố nguy cơ đến sức khỏe lứa tuổi vị thành niên tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng – Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chính Minh, 48 – 53.
46. Đỗ Minh Tâm (2011) Nghiên cứu về thực trạng sức khỏe của trẻ VTN và một số yếu tố liên quan tới sức khỏe của trẻ VTN tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học Thực hành, 2(735).
47. Phạm Quốc Việt (2009) Thực trạng sức khỏe của trẻ vị thành niên và kiến thức, thực hành liên quan đến tăng cường sức khỏe của trẻ vị thành niên tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tạp chí Yhọc Thực hành, 4(935).
48. Nguyễn Văn Liệp (2012) Sự gắn kết của người cha và mối liên quan đến hành vi sức khỏe của vị thành niên, thanh niên, 38 – 49.
49. Nguyễn Thị Thìn và Hoàng Đức Thịnh (2003) Tình trạng thừa cân béo phì của trẻ VTN ờ Nha Trang và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học Thực hành, 2 (375), 44 – 49.
50. Looze Md, Raaijmakers Q and Bogt TT (2015). Decreases in adolescent weekly alcohol use in Europe and North America: evidence from 28 countries from 2002 to 2010. Eur JPublic Health, 69-72.
51. Han S, Choe M.K and Lee M.S (2001). Risk taking Behaviour among High School Student in South Korea, Journal of Adolescence, 24(4), 571-574.
52. Bhuyan M.A and Ahmed F (2008). Effect of socio – demographic condition on growth of urban school children in Thailand.
53. Hoàng Bảo Thắng (2013). Thực trạng sử dụng rượu bia của thanh thiếu niên Việt Nam và một số yếu tố liên quan năm 2013, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng – Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chính Minh. 45 – 49.
54. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu thanh niên (2003). Khảo sát thực trạng sức khỏe của học sinh cấp 3 các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
55. Vũ Thị Cẩm Thanh (2010). Thực trạng chấn thương do bạc lực ở lứa tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên tại Việt Nam năm 2010 và một số yếu tố liên quan. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội, 47 – 50.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về sức khỏe vị thành niên 3
1.1.1. Khái niệm lứa tuổi vị thành niên 4
1.1.2. Những thay đổi về thể chất ở lứa tuổi vị thành niên 4
1.1.3. Phát triển tâm lý xã hội giai đoạn vị thành niên 6
1.1.4. Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên 8
1.2. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới và Việt Nam . 9
1.2.1. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên trên Thế giới 9
1.2.2. Tình hình sức khỏe của lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam 12
1.3. Những yếu tố liên quan đến sức khỏe vị thành niên 14
1.4. Một số nghiên cứu về tình trạng sức khỏe vị thành niên 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 23
2.2. Đối tượng nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 24
2.3.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 25
2.3.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 26
2.4. Sai số nghiên cứu và biện pháp khắc phục 28
2.5. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 29
2.6. Đạo đức nghiên cứu 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHTÊN CỨU. 31
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên 34
3.3. Hành vi sức khỏe vị thành niên 38
3.4. Một số yếu tố liên quan tới sức khỏe không tốt của trẻ VTN 43
Chương 4: BÀN LUẬN 51
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 51
4.2. Thực trạng sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên 52
4.3. Một số hành vi sức khỏe của trẻ vị thành niên tại thành phố Điện Biên
Phủ năm 2015 56
4.4. Yếu tố liên quan tới tình trạng sức khỏe tự đánh giá không tốt của trẻ
vị thành niên 61
KẾT LUẬN 65
KHUYẾN NGHỊ 67
TÀT LTỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 31
Bảng 3.2. Thông tin chung của gia đình trẻ vị thành niên 32
Bảng 3.3. Thông tin chung của mẹ trẻ vị thành niên 33
Bảng 3.4. Thông tin chung bố trẻ vị thành niên 33
Bảng 3.5. Tỷ lệ trẻ vị thành niên tự đánh giá sức khỏe không tốt theo đặc điểm
nhân khẩu học 35
Bảng 3.6. Tỷ lệ trẻ vị thành niên có sức khỏe không tốt theo các đặc điểm chung
của gia đình 36
Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ vị thành niên có sức khỏe không tốt theo đặc điểm cá nhân
của cha, mẹ 37
Bảng 3.8. Thời gian trẻ vị thành niên dành cho việc học và ngủ/ngày 38
Bảng 3.9. Tình trạng sử dụng Internet của trẻ vị thành niên 38
Bảng 3.10. Tình trạng choi thể dục thể thao của trẻ vị thành niên 39
Bảng 3.11. Trẻ vị thành niên tham gia lao động ngoài giờ học 40
Bảng 3.12. Tình trạng sử dụng và thời gian sử dụng rượu, bia, chất có cồn của trẻ
vị thành niên 40
Bảng 3.13. Tình trạng sử dụng và thời gian sử dụng thuốc lá, thuốc lào của trẻ vị
thành niên 41
Bảng 3.14. Tình trạng trẻ vị thành niên bị bắt nạt 41
Bảng 3.15. Tình trạng trẻ vị thành niên bị đánh 42
Bảng 3.16. Sử dụng một số thực phẩm, chế độ dinh dưỡng của trẻ vị thành niên43
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm nhân khẩu học
của vị thành niên 43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm nhân khẩu học gia đình 44
Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm chung của mẹ .45 Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt với đặc điểm chung của bố .45 Mối liên quan giữa tự đánh giá sức khỏe không tốt của trẻ vị thành
niên đối với các hành vi bị ảnh hưởng tới sức khỏe 46
Mối liên quan giữa sức khỏe của trẻ vị thành niên với các hành vi có
nguy cơ tới sức khỏe 47
Mối liên quan giữa tự đánh giá sức khỏe không tốt của vị thành niên
với phân bố thời gian hoạt động trong ngày 47
Mối liên quan giữa sức khỏe không tốt của trẻ vị thành niên với các 48
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1. Sức khỏe tự đánh giá của trẻ vị thành niên 34
Biểu đồ 3.2. Thực trạng BMI của trẻ vị thành niên 34