Thực trạng tai biến lặn và các yếu tố liên quan của ngư dân lặn bắt hải sản tại ngư trường Cô Tô và Bạch Long Vỹ năm 2013
Luận văn Thực trạng tai biến lặn và các yếu tố liên quan của ngư dân lặn bắt hải sản tại ngư trường Cô Tô và Bạch Long Vỹ năm 2013.Nghề lặn hiện nay trên thế giới khá phát triển, các trang thiết bị lặn ngày càng hiện đại, qui trình kỹ thuật lặn an toàn ngày càng bảo đảm, các thợ lặn được học qua các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ nghề lặn [ 34]. Hệ thống cấp cứu điều trị các tai biến lặn trên thế giới đã phát triển thành mạng lưới ở quốc gia và trên toàn thế giới như: IDAN, DAN Europe, DAN S.E.Asia- Pacific, DAN southern Africa. Vì vậy, các tai biến lặn trên thế giới đã giảm rất nhiều và hậu quả của tai biến lặn cũng nhẹ hơn, ít để lại di chứng tàn phế nặng nề, tỷ lệ tai biến giảm áp do lặn theo DAN 2002 là 0,2/10.000 ca lặn.
Tuy vậy, nghề lặn là một nghề mang tính đặc thù, người lặn luôn phải làm việc trong môi trường áp suất cao khác hẳn với môi trường trên đất liền [16], khí thở có áp suất cao hơn áp suất khí quyển trên đất liền, tâm lý làm việc luôn căng thẳng, ánh sáng làm việc rất kém, nhiệt độ thấp, khả năng giao tiếp bị hạn chế , sự hỗ trợ của đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là khi bị tai biến lặn,v.v… Các nguy cơ bị tai biến lặn luôn rình rập xảy ra gây các bệnh chấn thương do áp suất, các bệnh do thay đổi phân áp khí thở, các bệnh do tai nạn,v.v. Bên cạnh đó, các di chứng do tai biến lặn để lại rất nặng nề, nhiều trường hợp đã phải chịu tàn phế suốt đời, trường hợp nặng thì liệt hoàn toàn còn nhẹ thì liệt một phần cơ thể hoặc đau đớn mất cảm giác hoặc điếc. Các thợ lặn bị tai biến này bị mất hoặc giảm khả năng lao động và trở thành gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội [3].
Nghề lặn ở nước ta đã có từ lâu đời và hiện nay số lượng thợ lặn ở nước ta rất đông. Xuất phát ban đầu chủ yếu là nghề của các ngư dân nghèo, có trình độ học vấn thấp, nhiều người còn không biết mặt chữ, kỹ thuật lặn không được học qua trường lớp mà chủ yếu là qua kinh nghiệm, truyền thống gia đình, trang bị lặn thì thô sơ kém an toàn. Do vậy, tình hình tai biến lặn ở nước ta còn rất cao. Theo nghiên cứu của Phùng Thị Thanh Tú (2004 ), tỷ lệ tai nạn lao động – tai biến giảm áp là 33,4% trong đó tử vong là 6,4%. Nghiên cứu của Phạm Huy Năng (2004) cho thấy tỷ lệ tai biến lặn là 40,3% [8], theo Nguyễn Trường Sơn tỷ lệ tai biến lặn theo số ca lặn là 6,09% [17]. Còn theo nghiên cứu của tác giả Phạm Huy Năng, tỷ lệ ngư dân liệt chi và rối loạn cơ vòng là 10,9%; Phùng Thị Thanh Tú: liệt chiếm 33,4%; Phạm Đức Cửu: hạn chế vận động ở nhóm lặn có tuổi nghề 1-3 năm là 15%, nhóm lặn trên 3 năm là 44%. Các di chứng này đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động cũng như thu nhập kinh tế của cả gia đình [3].
Hải Phòng và Quảng Ninh là hai thành phố biển phía Bắc có bờ biển dài, kinh tế biển đặc biệt thuỷ, hải sản khá phát triển. Huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô là những huyện đảo nằm trong khu vực Vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao như bào ngư, điệp, tu hài, hải sâm, thông biển,v.v… Hoạt động lặn khai thác hải sản khá nhộn nhịp, vào thời kỳ cao điểm có hàng trăm thợ lặn hoạt động khai thác đánh bắt hải sản. Do vậy, việc đánh giá thực trạng điều kiện lao động, các tai biến do lặn để đề xuất các biện pháp cấp cứu ban đầu, dự phòng tai biến lặn cho ngư dân lặn bắt hải sản tại ngư trường Cô Tô và Bạch Long Vỹ là hết sức cần thiết góp phần cho việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho lao động lặn tại Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng tai biến lặn và các yếu tố liên quan của ngư dân lặn bắt hải sản tại ngư trường Cô Tô và Bạch Long Vỹ năm 2013” với hai mục tiêu:
1.Mô tả điều kiện làm việc của ngư dân lặn bắt hải sản tại ngư trường Cô Tô và Bạch Long Vỹ.
2.Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến tai biến lặn của ngư dân lặn bắt hải sản tại ngư trường Cô Tô và Bạch Long Vỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.Trần Quỳnh Chi, Lương Xuân Tuyến, Nguyễn Trường Sơn (2010), “Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ của thành phố Hải Phòng”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Yhọc biển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.99-112.
2.Thái Văn Cớn (1992), “Tình hình tai biến lặn ở một số đơn vị lặn”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học – Hội thảo quốc gia phát triển y tế biển đảo lần II, Nhà xuất bản Y học, tr,49-51.
3.Phạm Đức Cửu, Phạm Huy Năng (2004), “Nhận xét một số hình ảnh xương khớp trong môi trường áp suất cao”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.233-235.
4.Đỗ Tiến Dũng (2006), “Khảo sát điều kiện lao động của nghề khai thác thủy sản trên biển, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện, môi trường lao động”, Bộ Thủy sản, tr.56.
5.Vũ Văn Đài (2004), “Vai trò của y tế biển đảo đối với sự phát triển kinh tế ngành Thủy sản”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.28-36.
6.Bùi Thúy Hải, Bùi Thị Hà (2004), “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ xã Lập Thể, Thủy Nguyên – Hải Phòng”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.375-382.
7.Phạm Huy Năng, Nguyễn Thị Minh Phương (2007), “Nghiên cứu ứng dụng điều trị bệnh giảm áp và đề xuất quy trình điều trị bệnh giảm áp”, Hội thảo quốc gia vềy tế biển đảo lần thứ II, Hải Phòng, tr.77-87.
8.Phạm Huy Năng, Nguyễn Thị Minh Phương (2004), “Kết quả khảo sát tai biến do lặn ở một số cơ quan và địa phương trọng điểm”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.20-26.
9.Carvenel (2000), “Sinh thái bệnh học về lặn, trong khi ngoi lên và sau khi lên khỏi mặt nước”, Hội thảo Y học nghề lặn, Nha Trang tháng 12/2000, tr.13-17.
10.Carvenel (2000), “Sinh lý học về lặn, phòng ngừa các tai biến do lặn trong môi trường chuyên nghiệp”, Hội thảo Y học nghề lặn, Nha Trang, tr.206.
11.Phạm Văn Non, Lương Xuân Tuyến, Nguyễn Trường Sơn (2007), “Thực trạng tai nạn và công tác cấp cứu ban đầu trên biển của ngư dân đánh bắt cá xa bờ Hải Phòng”, Hội thảo quốc gia vềy tế biển đảo lần thứ II, Hải Phòng, tr. 104-109.
12.Nguyễn Văn Non, Nguyễn Bảo Nam, Lương Xuân Tuyến, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Trường Sơn (2010), “Nghiên cứu tỷ lệ tai biến lặn và các yếu tố liên quan của ngư dân lặn đánh bắt cá tại ngư trường Vịnh bắc bộ năm 2009-2010” Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Y học biển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.251-261.
13.Ph.Barre (2000), “Nguyên nhân và hậu quả của ngạt thở”, Hội thảo Y học nghề lặn, Nha Trang, tr.9-10.
14.Nguyễn Thị Minh Phương (2002), Nghiên cứu đặc điểm sức khoẻ bộ đội trong môi trường nồng độ oxy cao. ảnh hưởng của oxy cao áp đến một số chỉ số sinh lý của thợ lặn.
15.Nguyễn Trường Sơn (2007), “Phát triển chuyên ngành Y học biển và mạng lưới y tế biển – vấn đề đào tạo nguồn nhân lực y học và y tế biển”, Hội thảo quốc gia vềy tế biển đảo lần thứ II, Hải Phòng, tr.33-41.
16.Nguyễn Trường Sơn (2011), Bài giảng Y học dưới nước và cao áp, Nhà xuất bản Y học.
17.Nguyễn Trường Sơn, Phạm Văn Thức (1997), “Tình hình tai biến do lặn khai thác hải sản tại ngư trường vịnh Bắc Bộ”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học-Hội thảo quốc gia phát triển y tế biển đảo, Nhà xuất bảnY học.
18.Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Hải Yến (2010), “Mô hình chăm sóc sức khỏe cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ của thành phố Hải Phòng”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Y học biển, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội, tr. 114-121.
19.Nguyễn T rường S ơn, Phạm T iến Thành, T rần Quỳnh Chi (2010), “Nghiên cứu xây dụng mô hình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân huyện đảo Bạch Long Vỹ và các giải pháp thực hiện”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Y học biển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.89-97.
20.Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Non, Nguyễn Bảo Nam, Nguyễn Trường Sơn (2010), “Thực trạng tai biến lặn của ngư dân đánh bắt cá xa bờ Lý Sơn, Quảng Ngãi năm 2007-2009”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Yhọc biển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.277-280.
21.Phùng Chí Thiện, Đinh Khắc Sót (2004), “Thực trạng sức khỏe và cơ cấu bệnh tật của ngư dân xã Lập thể huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng” Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.298-302.
22.Bùi Minh Thuận, Thiều Long, Trần Đình Trí, Đoàn Quốc Hùng (2010), “Đánh giá hiệu quả điều trị liệt chi do tai nạn lặn bằng liệu pháp ôxy cao
áp” Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Y học biển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 159-165.
23.Phùng Thị Thanh Tú, Viên Chinh Chiến (2010), “Điều tra điều kiện lao động, tai nạn lao động của ngành thủy sản Khánh Hòa và đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động”, Tạp chí Y tế dự phòng số III, Hà Nội, tr.86-89.
24.Phùng Thị Thanh Tú, Viên Chinh Chiến (2004), “Thực trạng và các giải pháp ngăn chặn tai nạn lao động cho ngư dân lặn bắt thủy sản ở một số tỉnh miền Trung từ 1997-2000”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.242-247.
25.Phùng Thị Thanh Tú, Viên Chinh Chiến, Trịnh Bích Thủy, Nguyễn Văn Tuyên (2010), “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý sức khỏe cho ngư dân khu vực miền Trung”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Y học biển, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.42-49.
26.Phạm Đức Thuỷ (1995), Nghiên cứu phát hiện bệnh giảm áp mãn tính của thợ lặn Việt Nam thở bằng không khí nén.
27.Khúc Xuyền, Lê Hồng Minh (2007), “Khảo sát điều kiện môi trường lao động, sức khỏe và cơ cấu bệnh tât của ngư dân đánh bắt thủy sản một số tỉnh phía nam Việt Nam”, Kỷ yếu Công trình nghiên cứu khoa học Y học biển, Nhà xuất bản Y hoc, Hà Nội, tr.212-217.
Tiếng Anh
28.Andric D., Petri N.M, Stipancevic H., et al (2003), “Chang of occurance of type I and type II decompression sickness of divers treated at the Croatian Naval Medical Institute in the period from 1967 to 2000”, International Maritime Health, 54(1-4), pp. 127-134.
29.Arness M.K (1997), “Scuba decompression illness and diving fatalities in an overseas military community”, Aviat. Space Environment Medicine, 68(4), pp.325-333.
30.Baratt D.M., Van Meter K. (2004), “Decompression sickness in Miskito Indian lobster divers: review of 229 cases”, Avitat. Space Environment Med., 75(4), pp.350-353.
31.Dear GdeL., Caruso JL., Denoble PJ. (2005), “Case control analysis of diving fatalities”, Undersea andHyperb Med., 32(4): 304.
32.Denoble PJ., Vann RD., Freiberger JJ. (2004), “Pattern analysis of depth¬time profiles recorded by dive computers ”, Undersea and Hyperb Med., 31(3): 327.
33.Dominique JEGADEN (2004), “Organisation de la Medecine Maritime en France”, pp.61.
34.Dovenbarger J, Denoble PJ, Ellis JE (2002), DAN data on scuba related drowning 1995 to 2000, Divers Alert Network, Durham.
35.Harald S^thre, Marianne Torner, Roger Karlsson and Roland Kadefors (1995), “Annalysis of serious occupational accidents in Swedish fishery”, Safety Science, 21(2), pp.93-111.
36.FRADA. G, CIS (1977), “Professional diving in civil Engierring work”, Edition OPPBTP 180A77, French, pp.54.
37.Freiberger JJ., Smerz RW., Denoble PJ. (2004), “Hawaii deep treatment diving injury data collected with the new DAN injury report form, the Scuba Di”, Undersea Hyperb Med, 31(3), 305-306.
38.Freiberger JJ., Smerz RW., Denoble PJ. (2005), “Hawaii deep treatment diving injury data collected with the new DAN injury report form, the Scuba Di”, Undersea and Hyperb Med, 32(4): 304.
39.Jensen O, Sorensen JFL., Canals ML., et al (2004), “Work conditions and health in seafaring – a chanlenge for equity”, pp. 367-368.
40.Lee Chin Thang (2008), “Accredition of Diving Medicine Competency – The way forward ”, Asian Hyperbaric and Diving Medicine Association Annual Conference, Catba, Haiphong, pp.85.
41.Marianne Tisner, Roger Karlsson, Harald Sethre, et al (2003), “Analysis of serious occupational accidents in the Northeast Atlantic and Barents Sea”, Data from the Royal Norwegian Coast Guard, pp.34.
42.Maurice Cross (1977), The Diving Fisherman programme, a new DDRC – led initiative in Pacific ASIA – OSH Electronic repository, Bangkok, pp.46
43.Michell Simon (2008), Accidents of diving, Course in Diving and Hyperbaric Medicine, Dept. of Anaesthesia – Auckland City Hospital – New Zealand.
44.Ng Su Lin (2008), “The role of Hyperbaric oxygen Therapy in problem wounds, Hyperbaric oxygen Therapy Centre, Penay, Malaysia”, Asian Hyperbaric and Diving Medicine Association Annual Conference, Catba, Haiphong, (2008), pp.87.
45.Philippe Cavenel, Jean Ruffez (2004), “Association Francophone des entreprises et des professions de sante (AFEPS) proposition de travail pour aider les pêcheurs -plongeurs du Vietnam”, pp.258.
46.Robert M. Wong (2008), “Decompression Illness Breath -hold Diving”, Asian Hyperbaric and Diving Medicine Association Annual Conference, Catba, Haiphong, pp.57.
47.Robert M. Wong (2008), “Modifications of Pearl Diving Profiles of Broome, Western Australia”, Asian Hyperbaric and Diving Medicine Association Annual Conference, Catba, Haiphong, pp.80.
48.Stanislaw Tomaszunas (1989), “Activities in Maritime Medicine in countries of central and eastern Europe”, Symposium on Maritime Medicine, pp.68.
49.T.Ozyigit, S.M.Egi, P.Denoble, C.Balestra, S.Aydin, R.Vann, A.Marroni (2008), “A new approach to classification of decompression sickness”, Asian Hyperbaric and Diving Medicine Association, 4th Annual Meeting, 19, Catba Island, Vietnam, 2008.
50.Tom Kertes (2008), Ear – Nose- Throat aspects of Hyperbaric therapy, Course in Diving and Hyperbaric Medicine, Dept. of Diving and Hyperbaric Medicine – Prince of Wales Hospital – Sydney.
51.Vann RD, Denoble PJ, Uguccioni DM (2005), “Decompression sickness (DCS) risk is influenced by dive conditions as well as by depth-time profile”, Undersea Hyperb Med, 32(4): 303-304.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIÊU3
1.1. Các ho ạt động của ngành thủy s ản Việt Nam3
1.2.Đặc điểm môi trường nước và sinh lý khi làm việc trong môi trường nước và
áp suất cao4
1.2.1.Đặc điểm môi trường nước đối với cơ the4
1.2.2.Các ho ạt động dưới nước4
1.2.3.Đặc điểm sinh lý khi l ặn vo5
1.3.Thực trạng điều kiện làm việc và công tác bảo vệ sức khỏe cho thuyền viên,
những người đi biển và ngư dân đánh cá ở Vi ệt Nam6
1.4.Các tai biến thường gặp khi hoạt động dưới nước và biện pháp điều trị8
1.4.1.Cơ chế bệnh sinh và tai biến trong lao động lặn8
1.4.2.Liệu pháp điều trị oxy cao áp9
1.4.3.Các nghiên cứu về tai biế n lặn trên thế giới10
1.4.4.Các nghiên c ứu về tai biế n lặn ở Vi ệt Nam14
1.5. Vài nét về nghề l ặn đánh bắt hải sản t ại địa bàn nghiên cứu17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU19
2.1. Đối tượ ng nghiên cứ u19
2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu19
2.3.Phương pháp nghiên cứu20
2.3.1.Thiết kế nghiên cứu20
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọ n m ẫu20
2.3.3.Nội dung và các chỉ số nghiên cứu22
2.3.4.Một số quy định chung và các tiêu chí đánh giá23
2.3.5.Phương pháp thu thập thông tin26
2.3.6.Phương pháp xử lý số liệu27
2.3.7.Biện pháp hạn chế sai số27
2.4.Đạo đức trong nghiên cứu27
2.5.H ạn chế của nghiên cứu28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU29
3.1.Điều kiện làm việc c ủa ngư dân lặn bắt hải sản t ại địa bàn điều tra29
3.2.Tỷ lệ và một số yế u tố liên quan đến tai biến l ặn của ngư dân33
3.2.1. Một số đặc điểm của đối tượ ng nghiên cứ u33
3.2.2. Tỷ lệ tai biến lặn c ủa ngư dân l ặn bắt hải sản35
3.2.3.Một số vấn đề sức khoẻ ngư dân lặn bắt hải sản39
3.2.4.Một số yếu tố liên quan đến tai biến l ặn của ngư dân41
Chương 4. BÀN LUẬN46
4.1.Điều kiện làm việc c ủa ngư dân lặn bắt hải sản46
4.2.Tỷ lệ và một số yế u tố liên quan đến tai biến l ặn của ngư dân50
4.2.1. Một số đặc điểm của đối tượ ng nghiên cứ u50
4.2.2.Tỷ lệ tai biến lặn c ủa ngư dân lặn bắt hải sản52
4.2.3.Một số vấn đề sức khoẻ ngư dân lặn bắt hải sản57
4.2.4.Một số yếu tố liên quan đến tai biến l ặn của ngư dân57
KẾT LUẬN62
KIẾN NGHỊ64
TÀI LIÊU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mẫu bệnh án khám sức khỏe cho ngư dân Phụ lục 2. Phiếu điều tra thực trạng tai biến lặn của ngư dân Phụ lục 3. Danh sách ngư dân tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1. Khí thở để lặn của ngư dân29
Bảng 3.2. Số lần l ặn/ngày của ngư dân30
Bảng 3.3. Th ời gian nghỉ giữ a 2 l ần lặn c ủa ngư dân31
Bảng 3.4. Th ời gian nghỉ sau ngày lặn c ủa ngư dân32
Bảng 3.5. Điều kiện về trang thiết bị l ặn của ngư dân32
Bảng 3.6. Công tác khám sức khoẻ cho ngư dân33
Bảng 3.7. Đặc điểm về tuổi đời của đối tượ ng nghiên cứu33
Bảng 3.8. Trình độ học vấn của đối tượ ng nghiên cứu34
Bảng 3.9. Công tác đào t ạo nghề lặn35
Bảng 3.10. Số lần bị tai biến trung bình/năm của ngư dân36
Bảng 3.11. Tỷ lệngưdân bị các tai biến do thay đổi phân áp khí thở37
Bảng 3.12. Tỷ lệngưdân bị các tai biế n do thay đổi áp suất môi trường37
Bảng 3.13. Tỷ lệngưdân bị tai biến do s ai sót hoặc tai biến đột ngột38
Bảng 3.14. Chỉ số BMI (kg/m2) của đối tượng nghiên cứu39
Bảng 3.15. Một số chỉ số về huyết học, ho á sinh vànước tiểu của ngư dân39
Bảng 3.16. Một số bệnh liên quan đến an toàn lặn40
Bảng 3.17. Tỷ lệtai biến l ặn theo tuổi đời41
Bảng 3.18. Tỷ lệtai biến l ặn theo tuổi nghề41
Bảng 3.19. Liên quan giữ a t ỷ lệ tai biến lặn với tuổi đời và tuổi nghề c ủa ngư dân 42
Bảng 3.20. Tỷ lệtai biến l ặn theo tổng thời gian l ặn/ngày42
Bảng 3.21. Tỷ lệtai biến l ặn theo số lần l ặn/ngày43
Bảng 3.22. Liên quan giữ a tỷ lệ tai biến lặn với thời gian và số lần l ặn/ngày43
Bảng 3.23. Tỷ lệ bệnh gi ảm áp theo độ sâu l ặn44
Bảng 3.24. Liên quan giữ a t ỷ lệ bị bệ nh gi ảm áp với độsâu l ặn44
Bảng 3.25. Liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh giảm áp với việc thực hiện quy trình bậc
giảm áp 45
Bảng 3.26. Tỷ lệ tai biến theo diễn biế n cuộc lặn45
Biểu đồ 3.1. Thời gian lặn c ủa ngư dân29
Biểu đồ 3.2. Phân bổ độ sâu lặn c ủa ngư dân30
Biểu đồ 3.3. Thời gian lặn/ ngày của ngư dân31
Biểu đồ 3.4. Đặc điểm về tuổi nghề c ủa đối tượng nghiên cứu34
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ngư dân bị tai biến lặn trong một năm qua35
Biểu đồ 3.6. Đặc điểm t ần suất tai biến l ặn của ngư dân36
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ngư dân bị các di chứng do tai biến l ặn38
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất