Thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014- 2016 và kết quả can thiệp tại một số trường tiểu học.

Thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-
2016 và kết quả can thiệp tại một số trường tiểu học.

Thực trạng tai nạn thương tích tại cộng đồng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-
2016 và kết quả can thiệp tại một số trường tiểu học.

Võ Văn Thanh

/ Khoa học sức khoẻ / Y tế cộng đồng

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn, cấp thiết và có tính nhân
văn khi đối tượng được quan tâm là học sinh tiểu học. Luận án cung cấp những kết quả
nghiên cứu mới về thực trạng tai nạn thương tích (TNTT) tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-
2016; thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống TNTT của học sinh tiểu học
ở 4 xã thuộc huyện Tu Mơ Rông và huyện Đắk Hà năm 2016; và đánh giá được kết quả của
một số giải pháp can thiệp phòng chống TNTT tại các trường tiểu học được chọn can thiệp
của 04 xã nói trên. Kết quả của luận án góp phần đề xuất những giải pháp can thiệp hiệu quả
trong công tác phòng chống TNTT cho học sinh tiểu học. Một số kết quả của luận án:
– Tỷ suất mắc và tử vong do TNTT tại cộng đồng trong toàn tỉnh Kon Tum giai đoạn
2014-2016 tăng dần, trung bình trong 3 năm: tỷ suất mắc là 2.604/100.000 dân/năm, tỷ suất
tử vong là 22,8/100.000 dân/năm. Nam chiếm tỷ lệ mắc cao hơn ở nữ (74,9% so với
25,1%). Tỷ lệ mắc của nhóm từ 5 – 19 tuổi (16,1%). Tỷ lệ học sinh, sinh viên mắc và tử
vong do TNTT là 22,62% và 15,43%, đứng thứ 2 sau nhóm nông dân (46,04% và 52,54%).
Theo phân loại theo ICD10, nguyên nhân TNTT chiếm tỷ lệ cao nhất là tai nạn lao động
(23,53%), tiếp theo là ngã (19,73%) và tai nạn giao thông (17,96%).
– Tại 04 xã nghiên cứu, tỷ lệ học sinh tiểu học biết về các loại TNTT chưa cao: 75,2%
biết về đuối nước, 66,1% biết về tai nạn giao thông, 60,5% biết về ngã và dưới 50% biết về
các loại khác. Thái độ, thực hành của học sinh với ngã, bỏng, đuối nước còn hạn chế:
khoảng 10% “không dám nói” khi bị ngã; 10,1% đi lên, xuống cầu thang chưa đúng; 23,7%
chọn cách “bôi nước mắm lên vết bỏng” khi bản thân bị bỏng; 8,5% chọn cách “cố gắng
vùng vẫy” nếu bị đuối nước; 4,4% chọn cách “không làm gì” khi gặp người bị đuối nước.
– Sau can thiệp, 100% các trường can thiệp có kết quả tự đánh giá là “Đạt tiêu chuẩn
Trường học an toàn” (trước can thiệp là “Không đạt”). Tỷ lệ học sinh biết 5 loại TNTT trở
lên ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm đối chứng (hiệu quả can thiệp (HQCT) đạt 0,5% và
23,0%); kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống 03 loại TNTT thường gặp thay đổi
tích cực hơn (HQCT đạt với ngã: 2,3%-27,7%; với bỏng: 3,3%-39,8%; với đuối nước:

2,8%-85,6%).

Leave a Comment