Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí-hiệu quả của biện pháp can thiệp

Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí-hiệu quả của biện pháp can thiệp

Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí-hiệu quả của biện pháp can thiệp.Tăng huyết áp (THA) là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong toàn cầu. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàngnăm có 9,4 triệu người tử vong do THA [122]. Theo gánh nặng toàn cầu về THA, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 1,56 tỷ người bị THA vào năm2025 [98]. Ở Việt Nam, THA là một vấn đề y tế công cộng, tỷ lệ mắc là25,1%, là yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến bệnh lý về tim mạch 102]. Tỷ lệ người THA biết mình bị mắc bệnh còn thấp, tỷ lệ được điều trị và kiểm soát HA còn thấp [102], [11].

Trong suốt những thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã cho thấyđiều trị THA hiệu quả đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong, nhưng đến nay gánh nặng kinh tế của THA và các hậu quả về tim mạch doTHA vẫn ngày càng tăng trên toàn thế giới [92]. THA là bệnh mãn tính, quá trình điều trị lâu dài, thậm chí là cả đời, ước tính trên thế giới, THA sẽ tiêu tốn gần 1 nghìn tỷ đô la Mỹ và nếu THA không được điều trị, chi phí có thể lên tới3,6 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng năm [80]. Ở Trung Quốc (2013) thống kê cho thấy chỉ trong 1 năm, chi phí y tế trực tiếp cho THA đã hơn 20 tỷ Nhân dân tệ [64].

Ở Việt Nam, THA đã tạo ra một gánh nặng lớn về kinh tế và xã hội, một số nghiên cứu đánh giá kinh tế đã được thực hiện và đã chỉ ra chi phí – hiệu quả của các can thiệp nhằm quản lý và kiểm soát THA như: Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, về phân tích chi phí – Hiệu quả của các can thiệp phòng chống THA tại Việt Nam, cho thấy, can thiệp dùng thuốc đối với bệnh nhân THA độ I là 195.84  đồng/người/năm; can thiệp điều trị THA độ II và III là 570.609 đồng/người/năm, các can thiệp đều đạt chi phí – hiệu quả [57]. Nguyễn Thị Phương Lan và cộng sự nghiên cứu Phân tích chi phí – hiệu quả cho khám sàng lọc và quản lý THA trong dự phòng bệnh tim mạch ở Việt Nam cho thấy, khám sàng lọc và quản lý điều trị THA trong v ng 10 năm đạt chi phí2- hiệu quả với chi phí/1 QALY là nhỏ hơn 15.88  đô la Mỹ [24].

Tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, theo kết quả khám  an đầu chuẩnbị thực hiện chương trình mục tiêu (2012), THA chiếm tỷ lệ 22,86% ở đốitượng từ 40 tuổi trở lên [35]. THA đã là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm,song đến thời điểm này chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thực trạng và hiệu quảcủa can thiệp THA như thế nào, mối quan hệ giữa chi phí và hiệu quả của canthiệp quản lý, điều trị THA tại huyện Điện Biên ra sao. Nhằm cung cấp bằngchứng cho các nhà quản lý y tế ở địa phương về thực trạng, hiệu quả các canthiệp và chi phí – hiệu quả của can thiệp quản lý điều trị THA chúng tôi tiếnhành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tăng huyết áp ở người dân từ 45-64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí-hiệu quả của biện pháp can thiệp” với các mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ởnhóm tuổi 45 – 64 tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, 2014.

2. Phân tích chi phí – hiệu quả của biện pháp can thiệp quản lý điều trị bệnh tăng huyết áp ở nhóm tuổi 45 – 64 tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên,2015 – 2016

 MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3

1.1. Thực trạng bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến

tăng huyết áp trên Thế giới và ở Việt Nam 3

1.2. Các phương pháp đánh giá kinh tế và phân tích chi phí – hiệu quả

các biện pháp can thiệp trong phòng và kiểm soát tăng huyết áp 16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 40

2.2. Phương pháp nghiên cứu 41

2.3. Chỉ số và biến số nghiên cứu 47

2.4. Tính chi phí nhóm can thiệp và nhóm chứng 51

2.5. Hiệu quả và tính chỉ số hiệu quả can thiệp 53

2.6. Tính tỷ số chi phí/hiệu quả, chi phí gia tăng, hiệu quả gia tăng 55

2.7. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 56

2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 57

2.9. Các biện pháp khống chế sai số 59

2.10.  hía cạnh đạo đức nghiên cứu 59

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61

3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở

nhóm tuổi 45-64 tại huyện Điện Biên, năm 2014 61iv

3.2. Hiệu quả và chi phí – hiệu quả của một số biện pháp can thiệp

kiểm soát tăng huyết áp ở nhóm tuổi 45 – 64 tại huyện Điện Biên,

2015 – 2016

70

Chương 4. BÀN LUẬN 91

4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở

nhóm tuổi 45-64 tại huyện Điện Biên, năm 2014 91

4.2. Hiệu quả của một số  iện pháp can thiệp phòng và quản lý bệnh

tăng huyết áp 100

4. . Chi phí – hiệu quả của một số  iện pháp ph ng, chống tăng

huyết áp ở địa  àn nghiên cứu 110

4.4. Những đóng góp và hạn chế của luận án 121

KẾT LUẬN 122

KHUYẾN NGHỊ 124

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

Leave a Comment