THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021
THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021
Hoàng Văn Hùng1, Nguyễn Văn Kiên2, Đàm Khải Hoàn2
1 CDC tỉnh Tuyên Quang
2 Đại học Y Dược Thái Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ở Việt Nam, THA là một vấn đề y tế công cộng, là yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã và đang thực hiện chương trình phòng chống bệnh THA của Bộ Y tế từ năm 2011. Nghiên cứu được tiến hành trên 1500 người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang, năm 2021. Phân tích một số yếu tố liên quan và ảnh hưởng đến tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ tăng huyết áp ở người từ 40 tuổi trở lên tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang là 33,3% (trong đó tỷ lệ tăng huyết áp độ I 62,7%; tăng huyết áp độ II 30,1%; tăng huyết áp độ III 7,2%). Nhóm tuổi, giới tính, BMI, hành vi ăn mặn, uống rượu bia, stress, kiến thức dự phòng và thái độ dự phòng tăng huyết áp là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng mắc bệnh. Sau khi phân tích hồi quy logistic đa biến giữa các yếu tố liên quan và tăng huyết áp cho kết quả: giới tính, nhóm tuổi, ăn mặn, thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25), kiến thức chưa tốt và thái độ chưa tốt có mối liên quan độc lập có ý nghĩa thống kê với khả năng mắc tăng huyết áp sau khi đã loại bỏ các yếu tố còn lại.
Tăng huyết áp (THA) là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tậtvà tử vong toàn cầu. Theo gánh nặng toàn cầu vềTHA, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 1,56 tỷ người bị THA vào năm2025 [8].Tăng huyết áp cũng được nói đến như là “kẻ giết người thầm lặng” vì phần lớn những người bị tăng huyết áp không biết mình đã bị tăng huyết áp [3]. Ở Việt Nam, THA là một vấn đề y tế công cộng, là yếu tố nguy cơ quan trọng hàng đầu dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo nghiên cứu của Viện Tim Mạch Quốc gia, từ năm 1990 đến 2017, số bệnh nhân bị THA đã gia tăng với tốc độ trung bình xấp xỉ 1% mỗi năm. Cụ thể theo báo cáo năm 1992 thì tỷ lệ tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành là 11,2%, đến năm 2008 tỷ lệ này đã là 25,1% và đến năm 2015 thì tỷ lệ này là >40% [1]. Tỉnh Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía bắc, kinh tế văn hóa xã hội ở mức trung bình thấp trong toàn quốc. Trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND)Tỉnh Tuyên Quang đãvà đang thực hiện chương trình phòng chống bệnh THA của Bộ Y tế từ năm 2011. Câu hỏi đặt ra là thực trạng tỷ lệ THA hiện nay ở Tuyên Quang ra sao? Phân bố như thế nào? Các yếu tố nào liên quan đến những người THA? Do vậy, để xác định được thực trạng bệnh tăng huyết áp và các yếu tốliên quan chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu sau:1. Đánh giá thực trạng tăng huyết áp ởngười từ40 tuổi tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang, năm 2021.2. Phân tích một sốyếu tốliên quan và ảnh hưởng đến tăng huyết áp tại cộng đồng tỉnh Tuyên Quang năm 2021
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng huyết áp, cộng đồng, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5333/QĐ-BYT Về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Dự phòng tiên phát bệnh Tim mạch”, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hoàn (2015), Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi dân tộc Tày ở xã Năng Khả huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang và các yếu tố liên quan, Chuyên đề tốt nghiệp Chuyên khoa I Y tế công cộng, Đại học Thái Nguyên, Trường đại học Y dược Thái Nguyên.
3. Hội Tim mạch học Việt Nam (20101), Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp.
4. Nguyễn Kim Kế (2013), Nghiên cứu mô hình kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi thị xã Hưng Yên, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Thái Nguyên, Đại học Y dược Thái Nguyên.
5. Chu Hồng Thắng (2017), Đặc điểm dịch tễ bệnh tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Thái Nguyên, Đại học Y dược Thái Nguyên.
6. Nguyễn Thị Thi Thơ và cộng sự (2017), “Thực trạng tăng huyết áp ở người trưởng thành 18-69 tuổi tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí Y học dự phòng, 6(27), tr. 84-91.
7. Phạm Thế Xuyên (2019), Thực trạng Tăng huyết áp ở người dân từ 45 – 64 tuổi tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và chi phí can thiệp của biện pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ Y tế công cộng, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
8. Patricia M Kearney and et al (2015), “Global burden of hypertension: analysis of worldwide data”, Lancet, 365, tr. 217-223.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com