Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường (6 – 18 tuổi) khám tại phòng khám bệnh viện Mắt Hà Nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan
Đề tài tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường (6 – 18 tuổi) khám tại phòng khám bệnh viện Mắt Hà Nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan.Trong những năm gần đây, tật khúc xạ học đường đang là một vấn đề thời sự được xã hội quan tâm do số học sinh có nhu cầu được khám khúc xạ và điều chỉnh kỉnh ngày một nhiều [2], [11], [13]. Theo điều tra của bệnh viện Mắt trung ương, tật khúc xạ ngày càng phổ biến ở lứa tuổi học sinh, với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% ở học sinh nông thôn, 25-35% ở thành phố [3], [6]. Tỉ lệ tật khúc xạ ở học sinh cũng tăng theo thời gian. Năm 1999, bệnh viện mắt Hà Nội khám cho 3.038 học sinh ở 7 trường nội, ngoại thành thấy tỉ lệ tật khúc xạ là 26%, trong đó cận thị chiếm 21,85%, gấp 4 lần so với 5 năm trước, đặc biệt tăng nhiều ở cấp 1 (tiểu học) [4], [13]. Theo khảo sát của bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở lứa tuổi học sinh hiện nay rất đáng báo động [6]. [14].
Vấn đề cần thiết là phát hiện sớm tật khúc xạ ở lứa tuổi này và có những phương pháp khám khúc xạ chính xác để tránh những trường hợp không được chính khúc xạ đúng mức, nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới đời sống sinh hoạt và học tập của các em học sinh.
Trong số học sinh đeo kính, còn nhiều trường hợp có số kính không phù hợp với tật khúc xạ, điều này làm cho tật khúc xạ tăng độ nhanh, đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động học tập và sinh hoạt. Một số học sinh có triệu chứng nhìn xa không rõ, và có độ khúc xạ cận thị do sự điều tiết quá mức của thể mi (hiện tượng cận thị giả) đã phải đeo kính cận không cần thiết hoặc số kính không phù hợp [7], [9], [15].
Ở trẻ em, lực điều tiết của mắt rất lớn [7], [8], [15]. Việc khám cho trẻ em không đơn giản và dễ dàng như ở người lớn vì đối tượng này có những đặc thù riêng, tâm sinh lý có thể chưa ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan. Mục đích chính của khảm khúc xạ là đưa ra được một công thức kính cho thị lực tốt và người đeo thấy thoải mái, dễ chịu.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường (6 – 18 tuổi) khám tại phòng khám bệnh viện Mắt Hà Nội năm 2015 và một số yếu tố liên quan“.
Mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tật khúc xạ của học sinh trong lứa tuổi học đường (6 – 18 tuổi) khám tại phòng khám bệnh viện Mắt Hà Nội, năm 2015
2. Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng mắc tật khúc xạ của học sinh lứa tuổi (6-18 tuổi) đến khám tại phòng khám Bệnh viện Mắt Hà Nội, năm 2015
Nguồn: https://luanvanyhoc.com