THỰC TRẠNG THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ NHƯỢC SẮC Ở SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

THỰC TRẠNG THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ NHƯỢC SẮC Ở SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021

THỰC TRẠNG THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ NHƯỢC SẮC Ở SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021
Đặng Quang Phú1, Hồ Ngọc Đăng1, Nguyễn Chí Hào1, Lương Minh Hoàng1, Đỗ Thành Phát1, Huỳnh Công Hiệp1, Nguyễn Chí Minh Trung1, Đỗ Thị Cẩm Hồng1, Phạm Thị Ngọc Nga1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (TMHCNNS) đặc trưng bởi hồng cầu có kích thước nhỏ và nhạt màu hơn bình thường, phát hiện sớm bệnh sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị cũng như phòng trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thiếu máu TMHCNNS ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT) năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1701 sinh viên năm nhất đang học tại trường ĐHYDCT. Mẫu máu của sinh viên được tiến hành kỹ thuật tổng phân tích tế bào máu ngoại vi tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Trường ĐHYDCT. Kết quả: Trong 1701 mẫu, tỷ lệ TMHCNNS chiếm 13%. Tỷ lệ bệnh ở nhóm <20 tuổi cao (65,3%) (p=0,113); giới tính: nữ (65,8%) có tỷ lệ mắc gần gấp đôi nam (34,2%) (p=0,018), khóa 47 chiếm tỷ lệ rất cao (83,1%) so với khóa 35 (16,9%) (p=0,182). Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (85,8%) (p=0,184), đa số là sinh viên đến từ các tỉnh khác Cần Thơ (88,1%) (p=0,212). Đa số các chỉ số có sự thay đổi so với bình thường, có 60,3% bất thường chỉ số MCV, 100% bất thường chỉ số MCH. Kết luận: Tỷ lệ TMHCNNS ở mức thấp nhưng cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác, từ đó có biện pháp can thiệp, phòng ngừa và điều trị sớm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) và số lượng hồng cầu (HC) trong máu ngoại vi dẫn tới việc thiếu cung cấp oxy cho các mô trong cơ thể [2], [6], [7], [8]. Thiếu máu có thể xảy ra với nhiều nguyên nhân và được phân loại thành các dạng điển  hình, trong đó thiếu máu  hồng  cầu nhỏ  nhược  sắc  (TMHCNNS)  là  dạng  phổ  biến nhất, đặc trưng bởi HC có kích thước nhỏ cũng như nhạt màu hơn so với bình thường. Ở sinh viên  độ  tuổi  từ  18  trở  lên,  thiếu  máu  sẽ  ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, việc học tập và sinh hoạt  hằng  ngày.  Trường  Đại  học  Y  Dược  Cần Thơ là một trong các địa chỉ đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe hàng đầu Việt Nam với quy mô tuyển sinh rộng khắp cả nước. Vào mỗi đợt khám sức khoẻ đầu năm, tỷ lệ sinhviên được chẩn  đoán  TMHCNNS  là  không  nhỏ,  nhóm  đối tượng  này  có  nguy  cơ  mắc  các  bệnh  nghiêm trọng về máu, nếu tình trạng này được phát hiện sớm có thể giúp ích cho quá trình điều trị cũng như có các biện pháp can thiệp và phòng ngừa thích  hợp  [1],  [9].  Xuất  phát  từ  thực  tế  trên, nhóm nghiên cứu của chúng tôi tiến hành thực hiện  nghiên  cứu  với  mục  tiêu: Xác  định  tỷ  lệ thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021 bằng kỹ thuật tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, sinh viên năm nhất, Trường ĐHYDCT

Tài liệu tham khảo
1. Lê Hoàng Ái (2016), Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc ở bệnh nhi dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2015- 2016, Luận văn bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 
2. Abdullah W.M, et al (2021), Diagnosis and Differentiation of Hypochromic Microcytic Anemia among Elementary School Children in Ranya District, Journal of Advanced Laboratory Research in Biology, 12(1), pp. 1-9. 
3. Trần Quỳnh Duyên (2018), Nghiên cứu nguyên nhân và đặc điểm cận lâm sàng hồng cầu nhỏ nhược sắc tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2018, Luận văn bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment