Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và kiến thức, thực hành vê dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại 4 xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và kiến thức, thực hành vê dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại 4 xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và kiến thức, thực hành vê dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại 4 xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.Thai nghén và sinh đẻ là một quá trình sinh lý bình thường nhưng dễ mất ổn định, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ và có thể chuyển sang trạng thái bệnh lý, có khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đe doạ cuộc sống của cả mẹ và con.

Dinh dưỡng trong thời kỳ có thai là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ, sự phát triển hoàn hảo của con từ trong bụng mẹ đến khi ra đời và cho tới sau này. Nếu dinh dưỡng trong thời kỳ có thai kém dễ dẫn đến nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân (< 2500gam). Hàng năm ở các nước đang phát triển có khoảng 21 triệu trẻ em được sinh ra có cân nặng thấp, trong đó 75% trẻ này ở các nước châu Á [51]. Theo tài liệu thống kê của Bộ Y tế năm 1997, tỷ lệ trẻ sinh nhẹ cân của Việt Nam là 9,3%- Hậu quả của trẻ sơ sinh cân nặng thấp là tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong trong thời kỳ chu sinh, lớn lên bị thấp còi và dễ mắc các bệnh mạn tính khi trưởng thành.
Chế độ ăn, mức tăng cân và tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong thời kỳ mang thai có ảnh hưởnơ trực tiếp tới cân nặng của trẻ sơ sinh. Theo tổng điều tra toàn quốc năm 2000 của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ 15-49 là 28,5%.
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến ở các nước đang phát triển cũng như ở nước ta. Theo tổng điều tra thiếu máu toàn quốc năm 1995, tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ có thai là 52,7%. Trong thời kỳ có thai, người mẹ bị thiếu máu có mức tăng cân thấp, có nguy cơ đẻ non, sẩy thai hoặc đẻ con nhỏ yếu [47].
Để có một thế hệ sinh ra có sức khoẻ tốt, việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, phòns chống thiếu máu thiếu sắt cho người mẹ khi có thai là điều rất cần thiết. Ngoài ra một số yếu tố khác như chế độ lao động, nghỉ ngơi, tiếp cận thông tin… cũng ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai.
Lương Sơn là một huyện mién núi của tỉnh Hoà Bình với 17 xã và lthị trấn, trong đó có 3 xã vùng sâu, vùng xa. Qua số liệu báo cáo của Trung tâm Y tế huyện năm 2002, tại 4 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Cao Răm và Yên Quang tỷ lệ các phụ nữ có thai uống viên sắt ở 4 xã trên chỉ đạt khoảng 70%, so với tỷ lệ chung trong toàn huyện là trên 80%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh < 2500g của 4 xã là 9 đến 12,96% so với toàn huyện là 4,19%.
Vì vậy, thực trạng dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại 4 xã trên là câu hỏi mà chúng tôi đặt ra trong nghiên cứu này.
Cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này trên địa bàn huyện Lương Sơn. Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này là một trong những cơ sở đề xuất một số khuyến nghị nhằm cải thiện những vấn đề đang tồn tại của địa phương về lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc thai sản.
Với những lý do đó chúng tôi đặt vấn đề nghiên cún đề tài: “Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và kiến thức, thực hành vê dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại 4 xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình”. 
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.    Mục tiêu chung
Mô tả thực trạng thiếu máu thiếu sắt và kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở phụ nữ có thai tại 4 xã huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, năm 2003.
2.    Mục tièu cụ thể
2.1    Mô tả kiến thức, thực hành dinh dưỡng ở phụ nữ có thai tại 4 xã: Cao Răm, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Quang của huyện Lương Sơn.
2.2    Xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ có thai tại 4 xã trên.
2.3    Mô tả một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai tại 4 xã nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Viẽt
1    Bộ Y tế – Viện dinh dưỡng, Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2000.
2    Bộ Y tế – Viện dinh dưỡng, Bảng thành phần dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội – 2000
3    Bộ Y tế – Viện dinh dưỡng (2000), Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr.7 – 18.
4    Bộ Y tế – Vụ BVBMTE/KHHGĐ (1998), Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại các tuyến y tê Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 35 -64.
5    Bộ Y tế (1998), Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ có thai, Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em tại gia đình, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.72 -80.
6    Bộ Y tế (2001), Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2001 – 2010, Nhà xuất bản Quân Đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 20-21.
7    Bộ Y tế (2001), Chăm sóc trước đẻ, Chuẩn mực và hướng dẫn Quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại Việt Nam, tr. 43-65.
8    Bộ Y tế – SIDA – Đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu (1995), Báo cáo đề tài: Thông tin trong CSSKBĐ tại 2 tỉnh vùng Đồng bằng Trung du Bắc bộ (Vĩnh Phú và Nam Hà), Hà Nôi.
9    Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng, Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2000, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 45 -46.
10    Dự án VIE/93/P08 (1993), Tài liệu tuyên truyền dân số- KHHGĐ cấp cơ sở, tr.l 13 — 117.
11    Đầu tư cho Dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng – Hà nội, 12- 1998.
12    Từ Giấy, Hà Huy Khôi, Bùi Thị Nhân, Nguyễn Xuân Ninh, Đào Tố Quyên, Võ Thị Hiền, Mai Thị Hạnh (1990J, Một vài đặc điểm dịch tễ của thiếu máu dinh dưỡng trên phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ ở một số vùng nông thôn và thành phố Hà Nội trong những năm 1987 – 1990, Tạp chí Yhọc thực hành, 3(286), tr 17 – 21.
13    Đặng Thị Hà, Tầm soát thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Y khoa,Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
14    Đỗ Trọng Hiếu, Lê Quỳnh Hoa (1989), Thiếu máu và thai nghén, Báo cáo tại Hội nghị khoa học về thiếu máu dinh dưỡng Hà Nội 11/1989.
15    Phạm Thị Thuý Hoà, Lê Thị Hợp, Cao Thị Hậu và cs (1994), Khẩu phần thực tế của phụ nữ có thai và cho con bú ở một số vãng nông thôn miền Bắc và nội thành Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, tr 42 -46.
16    Phạm Thị Thuý Hoà, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy khôi và cs, Hiệu quả bổ sung viên sắt axit folic trên phụ nữ có thai, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, tập VII, số 2 (32), 1997, tr.24 – 29.
17    Phạm Thuý Hoà, Nguyễn Lân, Trần Thuý Nga, So sánh hiệu quả bổ sung viên sắt với axit folic hàng tuần và hàng ngày lên tình trạng thiếu máu của phụ nữ nông thôn trong thời kỳ có thai, Tạp chí Y học dự phòng, tập X, số 4 (46), 2000, tr 24 – 29.
18    Phạm Thị Thuý Hoà, Hiệu quả của bổ sung sắt/ acid folic đối với tình trạng thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ có thai ở một số phụ nữ vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ Y hoc, 2002.
19    Phạm Thị Thuý Hoà, Trương Hồng Sơn, Hà Việt Hoà, Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi, Sự liên quan giữa mức tăng cân của thai phụ, cân nặng sơ sinh và chỉ số thông minh của trẻ sau sinh 5 năm, Tạp chí Y học Dự phòng , 2002, tập XII, số 1 (52), tr.14 -17.
20    Nguyễn Bảo Khanh và cs (1994 -1995), Đề tài cấp Bộ, Bước đầu tìm hiểu đặc điểm thiếu năng lượng trường diễn ỏ phụ nữ nông dân trong độ tuổi sinh đẻ tại một huyện vùng đồng bằng Bắc Bộ, Viện dinh dưỡng 1995.
21    Nguyễn Công Khanh, Lê Xuân Ngọc (1994), Một số thay đổi về máu ngoại biên và chuyển hóa sắt ở PNCT, Tóm tắt kỷ yếu công trình Nhi Khoa – Hội Nhi Khoa lần thứ XVI, trang 184.
22    Nguyễn Công Khanh, Trương Thuý Vinh (1994), Ảnh hưởng của thiếu máu ở phụ nữ có thai tới hình ảnh máu của trẻ mới sinh, Tóm tắt kỷ yếu công trình nhi khoa, Hội nghị Nhi khoa lần thứ XVI, trang 185.
23    Nguyễn Công Khẩn, Hà Huy Khôi, Nguyễn Chí Tâm, Lê Quang Hào, Trần Thuý Nga (2000), Bổ sung sắt hàng tuần cho phụ nữ 15 -35 tuổi, Một giải pháp bổ sung dự phòng có hiệu quả và có thể áp dụnậ mở rộng, Tạp chí Yhọc thực hành, số 5 (380 -381), tr. 8 -12. -•
24    Hà Huy Khôi (1990), Thiếu máu dinh dưỡng và sức khoe’ cộng đồng, Tạp chí Y học thực hành, số 3, tr 6 -8.
25    Hà Huy Khôi (1997), Nghiên CÍŨI phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam, Y học Việt Nam, tập 182, số 7, tr. 1-3.
26    Hà Huy Khôi, Nguyễn Kim Cảnh, Lê Bạch Mai, Lê Nguyễn Bảo Khanh, Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Lạng (1989), Một vài nhận xét về sắt trong khẩu phần”, Báo cáo tại Hội nghị khoa học về thiếu máu dinh dưỡng, Hà Nội 11/1989.
27    Hà Huy Khôi, Từ Giấy, Các bệnh thiếu dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học 1994, tr72. ••
28    Hà Huy Khôi, Từ Giấy (1994), Dinh dưỡng hợp lý và sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 19-38, 176 – 184.
29    Hà Huy Khôi, Võ Thị Hiền, Nguyễn Công Khẩn, (1994), Đánh giá tình trạng sắt trên PNCT dựa trên định lượng /eritin huyết thanh, Tạp chí y học Việt Nam 7, tri6 -18
30    Hà Huy Khôi, Võ Thị Hiền, Nguyễn Công Khẩn (1997), Tìm hiểu mối liên quan giữa thiếu Vitamin A và thỉêĩi máu ở phụ nữ có thai, Y học Việt Nam, tập 182, số 7, tr. 16-18.
31    Lê Bạch Mai, Cao Thu Hương, Nguyễn Công Khẩn, Đào Tố quyên, Nguyễn Lan Anh & cs, Đánh giá hiệu quả của SIDEROL đối với tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
32    Hoàng Văn Sơn, Nguyễn Công Khanh, Đào Ngọc Diễn, Đỗ Ngọc Yến, Dương Thị Vân, Lã thái Hoạt (1989), ấ’ Nghiên cứu buớc đầu về Feritin, sắt, khả năng gắn sắt ở trẻ em và PNCTquỷ cuối trong thời kỳ có thai”. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học về thiếu máu dinh dưỡng, Hà nội 11/1989.
33    Nguyễn Thị Bích Thuỷ (2001), Nghiên cứu tình hình cung cấp và sử dụng dịch vụ châm sóc sức khoẻ phụ nữ (15 -49 tuổi) tại 4 xã huyện Hoa Lư – Ninh Bình. Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội.
34    Tống Viết Trung (2002). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ CSTS tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng.
35    Trường Đại học Y tế Công cộng, Bộ môn Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em – Dân số kế hoạch hoá gia đình ( 2000), Giáo trình bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em
36    Trung tâm nghiên cứu dân số và sức khoẻ nông thôn (RCRPH) trường Đại học Y Thái Bình, 1997. Tử vong mẹ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 53 – 54, 121- 124.
37    Trung tâm nghiên cứu dân số và sức khoẻ nông thôn, trường Đại học Y Thái bình 1997, Chết chu sinh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr 53- 54,121 – 124.
38    Viện Dinh dưỡng, Viện Mắt Trung ương, Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em, Helen Keller International, UNICEF, Điều tra toàn quốc về thiếu Vitamin A và suỵ dinh dưỡng Protein – năng lượng Việt Nam -1994.
39    Văn phòng UNFPA Hà Nội – Dự án VIE 97/P03, 1999, Kết quả điều tra định lượng đề tài Thực trạng và vai trò của Đội BVBMTE/KHHGĐ, Y tế thôn bản, Cộng tác viên dân số trong công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại tỉnh Yên Bái, tr 2 -6, 28.
40    Nguyễn Đức Vy, Báo cáo sơ bộ kết quả khảo sát trọng lượng sơ sinh và các yếu tố ảnh hưởng năm 2002- 2003.
41    Walter, T (1999), Thiếu máu thiếu sắt, nguyên nhân, hậu quả & dự phòng. Hội thảo khoa học phòng chống thiếu mấu dinh dưỡng thông qua tăng cường sắt vào thực phẩm. Nhà xuất bản Y học, tr 29 -40.

MỤC LỤC
Trang
Mục lục        i
Danh mục các bảng        iii
Danh mục các biểu đồ        V
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt        vi
Đặt vấn đề        1
Mục tiêu nghiên cứu        3
Chương 1 : Tổng quan        4
1.1.    Thiếu máu thiếu sắt        4
1.1.1.    Vai trò sinh học của sắt        4
1.1.2.    Một số khái niệm và định nghĩa        5
1.1.3.    Nguyên nhân của bệnh thiếu máu do thiếu sắt        6
1.1.4.    Hậu quả của bệnh thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt        7
1.1.5.    Chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu sắt        9
1.1.6.    Tình hình thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ có thai trên thế giới và ở Việt
Nam        11
1.1.7.    Các biện pháp phòng, chống bệnh thiếu máu dinh dưỡng clo thiếu sắt ở
Việt Nam        13
1.2. Dinh dưỡng của phụ nữ có thai        14
1.2.1.    Nhu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ có thai        14
1.2.2.    Thực trạng dinh dưỡng ở phụ nữ có thai ở Việt Nam        17
1.3.    Một số nét về địa phương nghiên cứu        19
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu        21
2.1.    Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu        21
2.2.    Thiết kế nghiên cứu        21
2.3.    Chọn mẫu nghiên cứu        21
2.4.    Phương pháp và kế hoạch thu thập số liệu        21
2.5.    Phân tích số liệu        22
2.6.    Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu        22
2.7.    Hạn chế của nghiên cứu        25
2.8.    Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu        25
2.9.    Những đóng góp của đề tài        25
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Các thông tin chung        26
3.1.    Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của phụ nữ có thai        29
3.2.    Thực    trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai        36
3.3.    Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ có
thai        39
Chương 4: Bàn luận
4.1.    Kiến thức, thực hành về dinh dưỡng của phụ nữ có thai        45
4.2.    Thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai        50
4.3.    Một số yếu tố liên quan đến tinh trạng thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ có
thai        53
Kết luận        58
Khuyến nghị        60
Tài liệu tham khảo        61
Phụ lục 

 

Leave a Comment