Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010
Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.Thiếu máu trong thai kỳ là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới. Thiếu máu thiếu sắt là một nguyên nhân thường gặp nhất của thiếu máu do thiếu dinh dưỡng ở những nước đang phát triển và thậm chí ở những nước công nghiệp phát triển [53]. Theo Tổ chức y tế thế giới, tần suất TMTS ở phụ nữ mang thai trên toàn thế giới trung bình là 55,4% [63]. TMTS là yếu tố nguy cơ quan trọng ảnh hưởng đến tử suất mẹ và gây giảm năng suất lao động.
Ở Việt Nam dân số khoảng 85 triệu người trong đó khoảng 20 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ thiếu máu ước tính khoảng 30 — 45% mà nguyên nhân đầu tiên là do thiếu sắt. Năm 1995, nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan tại 6 quận nội thành và 3 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thiếu máu thiếu sắt chiếm tỷ lệ 75,5% trên tổng số phụ nữ mang thai bị thiếu máu [14]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đặng Thị Hà nghiên cứu tần suất thiếu máu trong thai kỳ ở 5 huyện ngoại thành và 17 quận nội thành chiếm 38,1%, trong đó thiếu máu thiếu sắt chiếm 82,6% [10]. Tại Huế, năm 2002, Nguyễn Thị Ngân tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện Trung ương Huế do thiếu máu thiếu sắt chiếm 83,3% trên tổng số thai phụ bị thiếu máu [16].
Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, thiếu máu đã làm tăng số tử vong bà mẹ ở các nước đang phát triển. Thiếu máu thiếu sắt gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bà mẹ, đến thai nhi và sơ sinh. Ở mẹ, thiểu máu nặng sẽ dẫn đến suy tim trong thai kỳ. Thiểu máu nhẹ hơn thường kết hợp với thể trạng kém ở người mẹ dễ dẫn đến tử vong mẹ do xuất huyết hay nhiễm trùng. Ở con, thiếu máu thiếu sắt làm tăng tỷ lệ tử vong chu sinh làm tăng tình trạng chậm phát triển bào thai, sanh non và cân nặng lúc sanh của trẻ thấp. Do đó, thiếu máu có thể gây ảnh hưởng lớn và lâu dài lên từng cá nhân, gia đình và xã hội.
Việc tầm soát phát hiện và điều trị thiếu máu thiếu sắt trên phụ nữ có thai tương đối đơn giản và ít tốn kém, có thể triển khai rộng rãi ngay ở những nước có trình độ phát triển thấp. Do đó, mặc dù thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài lên mẹ và thai nhi nhưng lại là một vấn đề có thể đánh giá và giải quyết một cách hiệu quả và ít tốn kém.
Củ Chi là huyện vùng ven của TPHCM, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Huyện có 1 thị trấn và 20 xã, gần 324 ngàn dân. Trước đây một số chương trình can thiệp nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ cũng đã được triển khai đển mạng lưới y tế cơ sở. Các hoạt động thực hiện chủ yếu ở mức tuyên truyền vận động các phụ nữ có thai uống viên sắt. Tuy nhiên, các chương trình này chưa được quan tâm đúng mức, chưa đạt hiệu quả mong đợi, chưa mang tính toàn diện và triệt để vì chưa đánh giá được đúng mức và đầy đủ vấn đề thiếu máu thiểu sắt cũng như các yếu tố kinh tế, xã hội…liên quan.
Do vậy, việc đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng thiếu máu thiếu sắt, kiến thức thực hành phòng chống thiếu máu thiếu sắt và thông tin về các yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại Củ Chi là rất cần thiết để thiết lập các chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ và sơ sinh. Mặt khác, kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu thiếu sắt là yếu tố đảm bảo thành công các chương trình can thiệp và dự phòng thiếu máu. Qua các chương trình này, chúng ta có thể giúp các nhà hoạch định chính sách từ tuyến xã đến tuyến huyện hiểu biết, quan tâm đúng mức đến thực trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em, đưa ra các chương trình hành động nhằm tăng tỷ lệ khám thai ở phụ nữ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ, dự phòng các tai biến khi sinh, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh.
Xuất phát từ mục đích này chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010”.
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mục tiêu tổng quát
Mô tả thực trạng thiếu máu thiếu sắt và một số yếu tố liên quan của phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.
2. Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.
2. Mô tả kiến thức và thực hành phòng chống thiếu máu thiếu sắt của phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.
3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thiểu máu thiếu sắt của phụ nữ mang thai tại 4 xã huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Văn Bé (1998), Lâm sàng huyết học, Nhà xuất bản y học, Thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm trường Đại học Y Hà Nội (1996),
Các chất dinh dưỡng, các bệnh thiếu dinh dưỡng có ỷ nghĩa sức khỏe cộng đồng, Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Bộ môn Nội trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (1992), Bài giảng
bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (1998), Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các tuyến y tế, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr. 39 – 42.
5. Dương Thị Cương (2006), Sản khoa hình minh họa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Lê Minh Chính (2006), ‘Một vài nhận xét về tình hình thiếu máu và uống viên sắt
của phụ nữ có thai người dân tộc thiểu số ở BVĐKTƯ Thái Nguyên”, Tạp chíy học thực hành, 5 (544), tr. 79 – 81.
7. Lê Minh Chính & Đàm Khải Hoàn (2008), ‘Tình hình thiếu máu và kiến thức vệ
sinh dinh dưỡng phòng chống thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên “, Tạp chíy học thực hành, 4, tr. 79 – 81.
8. Lê Mình Chính & Trần Văn Lập (2009), ‘Tình hình dinh dưỡng và thiếu máu ở
phụ nữ có thai người dân tộc Sán Dìu, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chíy học thực hành, 5, tr. 24 – 27.
9. Lê Thị Kiều Dung (2007), Thay đổi giải phẫu sinh lý người mẹ khi có thai, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 81 – 98.
10. Đặng Thị Hà (2000), Tầm soát thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ tại Thành pho Hồ
Chí Minh, Luận án Tiến sĩ y học chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Nguỵễn Thị Hiếu, Nguyễn Công Khẩn & Cao Thị Hậu (2004), “Hiệu quả của
bổ sung viên sắt hàng tuần phòng chống thiếu máu cho phụ nữ tuổi sinh đẻ”, Tạp chíy học thực hành, 4 (478), tr. 67 – 68.
12. Dương Thị Hồng (2003), Thực trạng thiếu máu thiếu sắt và kiến thức thực hành về
dinh dưỡng của phụ nữ có thai ở 4 xã huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
13. Hà Huy khôi, Hoàng Thị Vân, Lê Bạch Mai & Nguyễn Công Khẩn (1997),
Tinh hình và yếu to nguy cơ của thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
14. Vương Thị Ngọc Lan (1996), Thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại Thành pho Hồ
Chỉ Minh, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa chuyên ngành Sản phụ khoa,
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Xuân Ninh (2005), Vitamin và chất khoáng, Từ vai trò sinh học đến
phòng và điều trị bệnh, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Ngân (2002), Tìm hiểu nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại
bệnh viện Trung ương Hue, Luận văn Thạc sĩ y học chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học y khoa Huế, Huế.
17. Nguyễn Đăng Ngoạn, Lê Thị Thuận & cs (1999), “Hiệu quả việc bổ sung viên
sắt – acid folic cho thai phụ tại 6 xã thuộc tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí y học dự phòng, 2 (40), tr. 50 -52.
18. Võ Thị Thu Nguyệt (2007), Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt trong ba tháng giữa thai kỳ
và các yếu tổ liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phổ Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học
Y Dược Thành pho Hồ Chí Minh, TPHCM.
19. Dương Thị Nhan (1996), Tinh hình thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện
Châu Đốc tỉnh An Giang, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM.
20. Thái Quý (2006), Máu, Truyền máu, Các bệnh máu thường gặp, Nhà xuất bản y
học, Hà Nội.
21. Nguyễn Thị Kim Sa (2006), Tỉm hiểu kiến thức – thải độ – thực hành về việc sử
dụng viên sắt ở phụ nữ mang thai tại phòng khám Trung tâm BVSKBMTE – KHHGĐ Long An, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành
Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Huế, Huế.
22. Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh & cs (2002),
‘Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam qua điều tra đại diện cho các vùng sinh thái trong toàn quốc năm 2000″, Tạp chíy học thực hành, 7 (427), tr. 2-5.
23. Tierney L.M., Papadakis A.M. & Mcphee S.J. (2001), Chẩn đoản và điều trịy
học hiện đại, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
24. Thủ Tướng Chính Phủ (2005), “Quyết định về việc ban hành chuẩn nghèo áp
dụng cho giai đoạn 2006 – 2010, số 170/2005/QĐ – TTg, ngày 8 tháng 7 năm 2005″.
25. Nguyễn Viết Trung (2003), Nghiên cứu một sổ yếu tổ liên quan đến nguyên nhân
và cơ chế gây thiếu máu ở phụ nữ có thai, Luận án Tiến sĩ y học chuyên ngành Sinh lý bệnh học, Học viện Quân y, Hà Nội.
26. Trường Cao đẳng kỹ thuật y tế (2006), Giảo trình huyết học, Nhà xuất bản y học,
Hà Nội.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iỉ
DÁNH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC BIẺU ĐÒ V
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
TÓM TẮT NGHIÊN cứu vii
ĐẬT VÁN ĐÈ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. về tạo máu 4
1.2. Thay đổi sinh lý huyết động trong thai kỳ 5
1.3. Chuyển hóa sắt trong cơ thể và thai kỳ 6
1.4. về thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt 9
1.4.1. Định nghĩa thiếu máu 9
1.4.2. Nguyên nhân thiếu máu chung 10
1.4.3. Định nghĩa thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 10
1.4.4. Nguyên nhân gây thiểu máu thiếu sắt 11
1.4.5. Ảnh hưởng của thiểu máu thiếu sắt lên thai kỳ 13
1.4.6. Chẩn đoán 14
1.4.7. Điều trị và dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ có thai 14
1.4.8. Lợi ích của việc bổ sung sắt trong thai kỳ 17
1.5. Tình hình thiểu máu, thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 19
1.5.1. Trên thế giới 19
1.5.2. Tại Việt Nam 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu 22
2.5. Tiêu chí chọn mẫu 23
2.6. Phương pháp tiến hành và công cụ thu thập số liệu 23
2.7. Phương pháp kiểm soát sai lệch thông tin 26
2.8. Xử lý và phân tích số liệu 27
2.9. Các biến số nghiên cứu 28
2.10. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu 38
2.11. Hạn chế nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3: KỂT QUẢ NGHIÊN cứu 40
3.1. Thông tin chung 40
3.2. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt của thai phụ 44
3.3. Kiến thức của thai phụ về phòng chống TMTS 45
3.4. Thực hành của thai phụ về phòng chống TMTS 51
3.5. Tình trạng nhiễm giun của thai phụ qua xét nghiệm 54
3.6. Nguồn thông tin và nhu cầu nhận thông tin về phòng chống TMTS 54
3.7. Yếu tố liên quan đến TMTS 56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…. 61
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 61
4.2. Thực trạng TMTS của thai phụ 62
4.3. Kiến thức và thực hành của thai phụ về phòng chống TMTS 64
4.4. Tình trạng nhiễm giun của thai phụ 66
4.5. Tiếp cận thông tin về phòng chống TMTS 66
4.6. Xác định một số yếu tố liên quan đến TMTS 67
4.7. Mô hình hồi quy đa biến 70
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN 72
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC „……………………….82
Phụ lục 1: Cây vấn đề 82
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn 83
Phụ lục 3: Phần xét nghiệm 92
Phụ lục 4: Phương pháp phân tích Hemoglobin trong máu 93
Phụ lục 5: Phương pháp định lượng Ferritin huyết thanh 95
Phụ lục 6: Phương pháp soi tươi trực tiếp đếm trứng giun 97
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ thiếu máu trong thai kỳ 10
Bảng 1.2: Hướng dẫn bổ sung sắt trong thai kỳ của IOM 16
Bảng 1.3: Dân số, tỷ lệ thiếu máu ở trong những nhóm có nguy cơ 19
Bảng 3.1: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 40
Bảng 3.2: Đặc điểm về tiền sử sản khoa của thai phụ 41
Bảng 3.3: Tình trạng thiếu máu thiếu sắt 44
Bảng 3.4: Tình trạng thiếu máu thiếu sắt theo tuổi thai 44
Bảng 3.5: Kiến thức của thai phụ về phòng chóng TMTS 45
Bảng 3.6: Thực hành của thai phụ về phòng chống TMTS 51
Bảng 3.7: Tình trạng nhiễm giun của thai phụ qua xét nghiệm 54
Bảng 3.8: Tiếp cận thông tin về phòng chống TMTS 54
Bảng 3.9: Nhu cầu nhận thêm thông tin về phòng chống TMTS 55
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa một số yếu tố 56
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành 58
Bảng 3.12: Mô hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tó 59
DANH MỤC BIẺU ĐÒ
Biểu đồ 3.1: Hiểu biết của thai phụ về hậu quả của TMTS 48
Biểu đồ 3.2: Hiểu biết của thai phụ về các cách phòng TMTS 49
Biểu đồ 3.3: Tổng hợp kiến thức đúng của thai phụ về phòng chống TMTS 50
Biểu đồ 3.4: Tổng hợp thực hành đạt của thai phụ về phòng chống TMTS 53