THỰC TRẠNG THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI CÁC KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

THỰC TRẠNG THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI CÁC KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

THỰC TRẠNG THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI CÁC KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020
Vũ Ngọc Anh1
1 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 52 điều dưỡng viên tại 4 khoa ngoại của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, quan sát thực hành dựa trên bảng kiểm. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ điều dưỡng viên có thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết là 65,87%. Trong đó thực hành đạt về vệ sinh tay thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn là 74,9% và thực hành thay băng vết mổ vô khuẩn đạt là 65,87%. Kết luận: Mặc dù là một kỹ thuật thường quy, nhưng tỷ lệ điều dưỡng viên có thực hành không đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là khá cao, chiếm đến 34,13%. Bệnh viện nên có kế hoạch tập huấn định kỳ cho điều dưỡng, đồng thời cung cấp hướng dẫn phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ dễ hiểu để đảm bảo điều dưỡng có đủ kiến thức và có thể chuyển thành hành động thực hành mong muốn.

Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả. Nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.  Khoảng  trên  90%  nhiễm  khuẩn  vết  mổ thuộc loại nông và sâu. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ có sự khác biệt trên toàn cầu, tại các nước phát  triển,  tỷ  lệ  người  bệnh  được  phẫu  thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ dao động từ 0,9% –2,1%, ở các nước có thu nhập trung bình thấp là 6,1%, còn ở Đông Nam Á và Singapore là 7,8%. Tại Việt Nam, nhiễm khuẩn vết mổ xảy ra ở 5% –10% trong số khoảng 2 triệu người bệnh được phẫu thuật hàng năm. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là trách nhiệm của tất cả nhân viên y tế, trong đó có vai trò  hết  sức  quan  trọng  của  điều  dưỡng  viên. Điều  dưỡng  viên  là  người  trực  tiếp  chăm  sóc người bệnh trước và sau phẫu thuật. hành không đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn sẽ làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Theo nghiên cứu  của Nguyễn Hằng Nguyệt Vân tại bệnh viện 19.8,  tỷlệđiều dưỡng  viên  có  thực hành đạt  là 74,2%. Còn  theo  nghiên  cứu  của  Phạm  Văn Dương tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình là 64,8% điều dưỡng viên có thực hành đạt[1]. Trong năm 2018, bệnh  viện đa khoa tỉnh  Nam Định có 9.959 người  bệnh  chữa  bệnh  có  phẫu thuật.  Vì  vậy  cần  tuân  thủnghiêm  ngặt  các  quy định  và  quy  trình  phòng  ngừa  nhiễm khuẩn  vết mổnhằm  giảm  tỷlệmắc  nhiễm  khuẩn  vết  mổ. Câu hỏi đặt ra là thực trạng thực hành của điều dưỡng viên vềphòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổởcác  khoa  ngoại  của  bệnh  viện  đa  khoa  tỉnh Nam Định  hiện nay như thếnào? Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài: “Thực trạng thực hành vềphòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổcủa điều dưỡng viên tại các khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định”Từđó, có thểxây dựng các chương trình tập huấn nhằm nâng cao thực  hành  cho  các  điều  dưỡng  viên  vềphòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thực hành, nhiễm khuẩn vết mổ, điều dưỡng

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Văn Dương (2017), Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, Trường đại học điều dưỡng Nam Định. 
2. Cù Thu Hường (2019). Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại một số khoa, bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Trường Đại học Y Hà Nội. 
3. Ngô Thị Mỹ Liên (2019). Thực trạng rửa tay thường của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang. Tạp chí Y tế Công cộng, 48, 23 -29. 
4. Nguyễn Thanh Loan, Lora Claywell và Trần Thiện Trung (2014), “Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 5(18), tr. 129 – 135. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment