Thực trạng thương tích của học sinh 3 trường trung học cơ sở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2014
Luận văn Thực trạng thương tích của học sinh 3 trường trung học cơ sở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2014. Kinh tế mở cửa và hội nhập mang đến nhiều cơ hội để phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng kèm theo đó là những thách thức về các vấn đề mang tính xã hội như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo,… trong đó có mối liên quan rõ rệt giữa những thay đổi về kinh tế-xã hội với thương tích.
Thương tích là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 16.000 người chết vì các loại thương tích, kèm theo mỗi trường hợp tử vong có hàng trăm người bị thương tích. Riêng năm 1998 thế giới có khoảng 5,8 triệu người chết do thương tích. Theo báo cáo của tổ chức Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật (WHO) dự báo đến năm 2020 có khoảng 8 triệu người chết vì thương tích trong một năm.[1]
Thương tích xảy ra ở tất cả các khu vực, mọi quốc gia ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp thuộc mọi thành phần xã hội nhưng rất dễ xảy ra ở lứa tuổi học đường vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị thương tích.[1]
Theo báo cáo Tổng hơp về phòng chống TNTT trẻ em ở Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam công bố cho thấy số lượng các vụ thương tích trẻ em ngày càng tăng và đang trở thành vấn đề y tế công cộng, nhất là từ năm 1986. Thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi. Chỉ riêng trong năm 2007 đã có 7.894 trẻ em và người chưa thành niên từ 0-19 tuổi bị tử vong do thương tích mà nguyên nhân hàng đầu là tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, bỏng, ngộ độc và động vật cắn.
Là một tỉnh ở khu vực Đông Nam Bộ, nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh có vị trí chiến lược quan trọng với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, và nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Núi Bà Đen, động Kim Quang, hồ Dầu Tiếng cùng với địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp sắc thái của vùng đồng bằng, giao thông chủ yếu là 2 tuyến sông chính là tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Đây là nơi có nhiều nguy cơ xảy ra thương tích mà chủ yếu là tai nạn giao thông, đuối nước, ngã… nhưng chưa được nhiều nghiên cứu quan tâm đến. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu “ Thực trạng thương tích của học sinh 3 trường trung học cơ sở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2014” nằm trong nghiên cứu“Tình hình sức khỏe và thương tích của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại Thái Bình, Lâm Đồng và Tây Ninh, năm 2014” nhằm mang đến cái nhìn tổng thể và khách quan về tình hình thương tích của học sinh ở khu vực Đông Nam Bộ, nơi có địa hình chủ yếu là sông suối. Nghiên cứu gồm những mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng thương tích ở học sinh 3 trường trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh, năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thương tích của học sinh 3 trường trung học cơ sở tại thành phố Tây Ninh tỉnh Tây Ninh năm 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng thương tích của học sinh 3 trường trung học cơ sở thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh năm 2014
1. Trần Như Nguyên, Bài giảng tai nạn thương tích trong cộng đồng.
2. Đặng Đức Nhu, Bài giảng dịch tễ học chấn thương ở Việt Nam và trên thế giới, chiến lược phòng ngừa và kiểm soát.
3. Nguyễn Quý Phong(2006),Tình hình tai nạn thương tích và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại một số xã của quận Hoàng Mai và huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội năm 2005.
4. Dịch tễ học cơ sở và các bệnh phổ biến.NXB Y học, Hà Nội, 2012(Tr.283-286).
5. Hoàng Thị Phượng, viện Chiến lược và chính sách y tế; Phạm Duy Tường, Lê Thị Hoàn, Đại học Y Hà Nội…tạp chí Y học thực hành 510 số 4/2005, Tr.3-4.
6. Nguyễn Phương Hoa, Tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích ở Việt Nam năm 2007.Tạp chí nghiên cứu Y học tập 74, số 3.Tr.138-143.
7. Nguyễn Tuấn Anh (2005), Tình hình tai nạn thương tích và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại hai xã thuộc huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2004.
8. Trần Tú Oanh (2010), Tình hình tai nạn thương tích của học sinh trường tiểu học/THCS tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh trong năm học 2008-2009.
9. Pham NP-1997, Road traffic mortality and morbility in Viet Nam. Emory University, Rollins school of public health, Dept of Internatonal Health Atlanta, USA.
10. Hoàng Lệ Thi (2002) Báo cáo đánh giá tình hình tai nạn giao thông giai đoạn 1992-2002 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Hội nghị triển khai chính sách phòng chống tai nạn thương tích lần thứ nhất 17-18/12/2002. Hà Nội 12/2002.Tr.110-114.
11 .Nguyen Thi Kim Chuc, Pham Huy Dung (2002), Filabavi, An epidemiological hold laboratory, A demographie surveillance site for the study of the sector perform in Viet Nam, Medical publishing house, Ha Noi 2002.
12. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh, Phạm Viết Cường (2003), Điều tra liên trường về chấn thương ở Việt Nam: Các kết quả sơ bộ. Hà Nội 2003.Tr19-76.
13. Nguyễn Hữu Mai (2002) Hội nông dân Việt Nam với chương trình phòng chống tai nạn thương tích, Hội nghị triển khai chính sách phòng chống tai nạn thương tích lần thứ nhất 17-18/12/2002.Hà Nội 2002.Tr36-39.
14. Trần Công Dũng (1997), Nghiên cứu tình hình tai nạn xảy ra ở nhân dân xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội từ 1994 đến 1996.
15. Hoàng Nam Phong (2001), Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm phòng chống chấn thương dựa vào cộng đồng học sinh THCS Lim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
16. Vũ Thị Lâm Bình (2002), Tình hình chấn thương của học sinh trường
THCS huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
17. Hàn Viết Trung (2006), Tình hình tai nạn thương tích ở học sinh của hai trường THCS tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
18. Mạc Đăng Tuấn (2013), Thực trạng kiến thức và hành vi về tai nạn thương tích của người dân xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012.
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Quan niệm về thương tích 3
1.2. Định nghĩa và phân loại thương tích 3
1.2.1. Định nghĩa thương tích 3
1.2.2. Phân loại thương tích 3
1.3. Mô hình dịch tễ học về thương tích 4
1.4. Ma trận Haddon về thương tích 4
1.5. Tình hình thương tích trên thế giới và Việt Nam 6
1.5.1. Tình hình thương tích trên thế giới 6
1.5.2. Tình hình thương tích ở Việt Nam 8
1.6. Các yếu tố nguy cơ gây thương tích 10
1.6.1. Các yếu tố từ môi trường 10
1.6.2. Các yếu tố từ con người 10
1.6.3. Các yếu tố nguy cơ thương tích trẻ em 11
1.7. Nguyên nhân gây thương tích 11
1.7.1. Tai nạn giao thông (TNGT): 11
1.7.2. Đuối nước 12
1.7.3 .Thương tích do ngã 13
1.7.4. Nguyên nhân do ngộ độc 13
1.7.5. Một số nguyên nhân khác 14
1.8. Tình hình thương tích của học sinh 14
1.9. Phòng chống thương tích 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.2. Địa điểm nghiên cứu 17
2.3. Thời gian nghiên cứu 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.4.2. Cỡ mẫu 17
2.4.3. Cách chọn mẫu 18
2.4.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu 18
2.4.5. Tiêu chuẩn loại trừ 18
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu 19
2.6. Cách thu thập số liệu 20
2.7. Sai số và cách khắc phục sai số trong nghiên cứu 20
2.7.1. Các sai số có thể gặp 20
2.7.2. Cách khắc phục sai số 21
2.8. Quản lý và phân tích số liệu 21
2.9. Đạo đức nghiên cứu 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Thực trạng thương tích của học sinh 24
3.2.1. Tỷ lệ thương tích của học sinh 24
3.2.2. Địa điểm xảy ra thương tích 25
3.2.3. Phân loại thương tích 26
3.2.4. Nguyên nhân gây thương tích 26
3.2.5. Hoàn cảnh xảy ra thương tích 27
3.2.6. Vị trí tổn thương 28
3.2.7. Nguyên nhân cụ thể gây ra thương tích 29
3.2.8. Ảnh hưởng của thương tích đến học sinh 30
3.3. Thương tích của học sinh cùng với các yếu tố liên quan 31
3.3.1. Thương tích và giới 31
3.3.2. Thương tích và kiến thức của học sinh 31
3.3.3. Thương tích và mối liên quan với môi trường 32
Chương 4: BÀN LUẬN 35
4.1. Thực trạng thương tích của học sinh của 3 trường được nghiên cứu
trong năm vừa qua 35
4.2. Thương tích của học sinh và một số yếu tố liên quan 38
4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 38
KẾT LUẬN 40
KHUYẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 23
Bảng 3.2. Tỷ lệ thương tích của học sinh trong một năm qua 24
Bảng 3.3. Tỷ lệ thương tích của học sinh theo giới, tuổi, loại thương tích … 24
Bảng 3.4. Địa điểm xảy ra thương tích 25
Bảng 3.5. Nguyên nhân gây ra thương tích cho học sinh 26
Bảng 3.6. Hoàn cảnh xảy ra thương tích 27
Bảng 3.7. Vị trí tổn thương 28
Bảng 3.8. Nguyên nhân cụ thể gây thương tích 29
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thương tích đến học sinh 30
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa giới và thương tích 31
Bảng 3.9.Mối liên quan giữa thương tích với sự hiểu biết về tác nhân gây
thương tích của học sinh 31
Bảng3.10. Mối liên quan giữa thương tích với kiến thức phòng tránh thương
tích của học sinh 32
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa môi trường trường học và thương tích tại
trường học 32
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa môi trường ở nhà và thương tích tại nhà 33
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa môi trường xung quanh và thương tích ở môi
trường xung quanh 33
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa môi trường chung và thương tích học sinh … 34
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ3.1. Biểu đồ phân bố tỷ lệ thương tích theo địa điểm 25
Biểu đồ 3.2.Biểu đồ phân loại thương tích 26
Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân gây ra thương tích 27
Biểu đồ 3.4. Phân bố tỷ lệ mắc TNTT theo hoàn cảnh xảy ra 28
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % theo vị trí tổn thương 29