Thực trạng thương tích của học sinh bốn trường tiểu học huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2014
Luận văn Thực trạng thương tích của học sinh bốn trường tiểu học huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2014.Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, tình hình thương tích ngày một gia tăng trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, gây nhiều tổn thất nặng nề về tính mạng và tài sản của người dân, và ngày càng trở thành một vấn đề y tế quan trọng. Theo thống kê của WHO, hằng năm có khoảng 5,8 triệu người chết và hơn 100 triệu người bị tàn tật do thương tích, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ USD. Dự báo đến năm 2020 mỗi năm có khoảng 8 triệu người tử vong do thương tích và thương tích là nguyên nhân thứ tư trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [1].
Thương tích gây hậu quả rất nặng nề cho trẻ em và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và trẻ vị thành niên ở hầu hết các nước trên thế giới. Mỗi ngày trên khắp thế giới, trên 2000 gia đình phải rơi lệ vì sự ra đi của một đứa trẻ do thương tích. Ngoài ra, hàng trăm ngàn trẻ khác phải chịu những di chứng rất nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, gây thiệt hại rất lớn về người và của đe dọa tới sự phát triển bền vững của các quốc gia [2].
Mô hình bệnh tật và tử vong ở trẻ em Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm giảm rõ rệt, nhưng tỷ lệ tử vong do thương tích đang tăng lên nhanh chóng và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em 5-19 tuổi. Theo ước tính của UNICEF ở nước ta có khoảng 50.000 trẻ em dưới 16 tuổi bị chết hàng năm do thương tích và khoảng 250.000 trẻ khác phải chịu những thương tích nghiêm trọng [3] [4].
Huyện Vũ Thư là một huyện vùng nông thôn của Thái Bình, đang trên đà phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội, nhưng cũng rất dễ tiềm ẩn những nguy cơ gây thương tích cho trẻ em. Do vậy, việc xác định thực trạng thương tích của học sinh sẽ là cơ sở khoa học trong việc xây dựng chương trình giáo dục cũng như chương trình phòng ngừa thương tích của TE lứa tuổi học đường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe TE của huyện trong thời gian tới.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng thương tích của học sinh bốn trường tiểu học huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2014” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả vấn đề thương tích của học sinh 4 trường tiểu học huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình năm 2014.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thương tích tại 4 trường tiểu học nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization (2010), The Global burden of disease 2004 update, Geneva, Switzerland.
2. Peden M., Oyegbite K., Ozanne- Smith J. và cộng sự. (2008), World report on child injury prevention, Geneva, Switzerland.
3. UNICEF và Bộ lao động- thương binh và xã hội (2010), Báo cáo tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em ở Việt Nam, Hà Nội.
4. Boufous S., Ali M., Nguyen H. T. và cộng sự. (2012). Child injury prevention in Vietnam: achievements and challenges. International Journal of Injury Control and Safety Promotion, 19(2), 123-129.
5. Chu Văn Thăng (2012), Sức khỏe môi trường (Giáo trình dùng cho đào tạo bác sỹ y học dự phòng), Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Thông tư số 28/2014/TT-BYT quy định nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế, Bộ Y tế ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2014.
7. Bộ Y tế (2004), Chỉ số đánh giá chấn thương trong các lĩnh vực, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. King Jr. W và Hardin W.D (1995), Injury prevention and control in the United States, Management of Pediatric trauma, USA, 28-37.
9. Maciaux M. và Romer C.J (1999), Accidents in childhood and adolescence: Apriority problem worldwide, Accidents in childhood and adolescence the role of research, Geneva.
10. Lê Vũ Anh, Lê Cự Linh và Phạm Việt Cường (2004). Chấn thương: Một số kết quả sơ bộ từ cuộc điều tra chấn thương quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Tạp chí Y tế công cộng, 1, 18-25.
11. Bùi Ngọc Linh, Nguyễn Thị Trang Nhung, Trần Khánh Long và cộng sự. (2011). Một số kết quả ban đầu về đo lường gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, 2006. Tạp chí Y tế công cộng, 20, 4-10.
12. Trường Đại học Y tế công cộng (2000), Mô tả thực trạng chấn thương và một số yếu tố ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư huyện Chí Linh- Hải Dương từ tháng 10/1998 đến tháng 10/1999.
13. Phạm Việt Cường (2009). Đuối nước và phòng chống đuối nước cho trẻ em. Tạp chí Y tế công cộng, 13, 4-8.
14. Lê Vũ Anh và Nguyễn Thúy Quỳnh (2006). Tình hình chấn thưong và các yếu tố ảnh hưởng ở trẻ dưới 18 tuổi tại 6 tỉnh Hải Dưong, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Tho, Đồng Tháp. Tạp chí Y tế công cộng, 5, 27-34.
15. Bộ Y tế (1998), Niên giám thống kê y tế.
16. Trịnh Xuân Đàn và Nguyễn Minh Tuấn (2007). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thưong tích không tử vong ở học sinh Phổ thông từ 6-14 tuổi tại thái nguyên. Tạp chí Y dược học quân sự, 1, 11-20.
17. Hoàng Văn Phong (2001), Nghiên cứu xây dựng mô hình thí điểm phòng chống chấn thương dựa vào cộng đồng học sinh trung học cơ sở Lim- Tiên Du- Bắc Ninh từ tháng 9/2000 đến tháng 8/2001, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
18. Trưong Xuân Trường (2005). Nhận diện tai nạn thưong tích trẻ em ở các vùng nông thôn hiện nay. Xã hội học, 4(92), 57-70.
19. Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thưong tích (2002), Các báo cáo khoa học tai nạn thương tích. Thực trạng và giải pháp can thiệp.
20. Cục quản lý môi trường y tế (2011), Kết quả phòng chống tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam của ngành y tế và kế hoạch triển khai giai đoạn 2011-2015, Hội nghị quốc tế báo cáo Chiến lược đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
21. Ozanne-Smith J. và Nguyễn Thị Hồng Tú (2010), Báo cáo: Đánh giá thực hiện chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn 2006-2009, Bộ Y tế, UNICEF, Hà Nội.
22. Bộ Y tế (2003), Chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống tai nạn thương tích, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Thúy Quỳnh (2004). Mô hình chấn thương dựa vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đồng Nai, Tiền Giang. Tạp chí Y tế công cộng, 2, 45-49.
24. Nguyễn Thúy Lan (2013), Nghiên cứu thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống tai nạn thương tích ở học sinh trung học phổ thông huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2012, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
25. Bùi Văn Tiến (2005), Tình hình tai nạn thương tích ở học sinh của hai trường THCS tại tình Quảng Ngãi năm 2005.
26. Trần Tú Oanh (2009), Tình hình tai nạn thương tích của học sinh THCS tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh nă học 2008-2009.
27. Vũ Thị Lâm Bình (2003), Tình hình chấn thương của học sinh hai trường tiểu học huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình năm 2002, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
28. Hàn Viết Trung (2006), Tình hình chấn thương của học sinh của hai trường tiểu học Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
29. Lã Ngọc Quang và Nguyễn Thị Chinh (2003), Thực trạng tai nạn thương tích của các trường hợp nhập viện và điều trị tại bệnh viện Đức Giang, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤCLỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Định nghĩa và phân loại thương tích 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Phân loại thương tích 3
1.2. Tình hình thương tích trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.2.1. Tình hình thương tích trên thế giới 4
1.2.2. Tình hình thương tích ở Việt Nam 5
1.3. Các yếu tố nguy cơ gây thương tích 7
1.3.1. Các yếu tố từ môi trường 8
1.3.2. Các yếu tố từ con người 8
1.3.3. Các yếu tố nguy cơ thương tích trẻ em 8
1.4. Hậu quả của thương tích 9
1.4.1. Ảnh hưởng trên cá nhân 9
1.4.2. Ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế và sự phát triển của quốc gia 10
1.5. Phòng chống thương tích 11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12
2.2. Đối tượng nghiên cứu 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu 13
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 13
2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 13
2.3.3. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 14
2.3.4. Sai số và khống chế sai số 14
2.3.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 15
2.3.6. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá 16
2.3.7. Xử lí và phân tích số liệu 17
2.3.8. Đạo đức trong nghiên cứu 17
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 18
3.2. Thực trạng thương tích của học sinh 20
3.2.1. Tỷ lệ thương tích của học sinh 20
3.2.2. Các đặc điểm của thương tích 22
3.2.3. Hậu quả của thương tích 28
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thương tích của học sinh 28
3.3.1. Mối liên quan giữa thương tích với đặc điểm cá nhân 28
3.3.2. Mối liên quan giữa thương tích với kiến thức của học sinh 29
3.3.3. Mối liên quan giữa thương tích với mức độ an toàn của môi trường ..30
Chương 4: BÀN LUẬN 32
4.1. Thông tin chung 32
4.2. Tình hình thương tích của học sinh 33
4.2.1. Tỷ lệ thương tích của học sinh 33
4.2.2. Các đặc điểm của thương tích 34
4.3. Một số yếu tố liên quan đến thương tích ở trẻ em 37
KẾT LUẬN 39
KHUYẾN NGHỊ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PCTT Phòng chống thương tích
TE Trẻ em
TNGT Tai nạn giao thông
TTYT Trung tâm Y tế
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 18
Bảng 3.2. Nghề nghiệp và trình độ học vấn của bố, mẹ học sinh 19
Bảng 3.3. Tỷ lệ thương tích của học sinh 20
Bảng 3.4. Tỷ lệ thương tích của học sinh theo giới tính 20
Bảng 3.5. Tỷ lệ thương tích của học sinh theo lớp học 21
Bảng 3.6. Phân loại thương tích theo chủ định 22
Bảng 3.7. Địa điểm xảy ra thương tích của học sinh theo giới tính 22
Bảng 3.8. Nguyên nhân thương tích theo giới 23
Bảng 3.9. Lý do gây thương tích của học sinh theo giới tính 24
Bảng 3.10. Hoàn cảnh xảy ra thương tích 25
Bảng 3.11. Phân loại tổn thương do thương tích của học sinh theo giới tính 26
Bảng 3.12. Vị trí tổn thương 27
Bảng 3.13. Hậu quả của thương tích 28
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thương tích và giới 28
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thương tích và nhóm tuổi 29
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thương tích và kiến thức về biện pháp phòng
tránh thương tích 29
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thương tích với kiến thức về tác nhân gây
thương tích 30
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thương tích trong trường học và mức độ an
toàn của môi trường trường học 30
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thương tích ở nhà với mức độ an toàn của môi
trường ở nhà 31
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thương tích với mức độ an toàn của môi trường xung quanh 31
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa thương tích với mức độ an toàn của môi trường31