Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016
Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016.Hướng đến mục tiêu bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Tại Hà Nội, sau giai đoạn triển khai thí điểm, đến năm 1985 chương trình đã bao phủ 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, với tỷ lệ đối tượng được tiêm chủng đầy đủ năm sau cao hơn năm trước. Từ nhiều năm nay tỷ lệ bao phủ trong nhóm trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95%.
Nhờ tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm giảm hàng chục đến hàng trăm lần góp phần vào thành công chung của Việt Nam: thanh toán được bệnh bại liệt (năm 2000), loại trừ uốn ván sơ sinh (2005), tiến tới thanh toán, loại trừ từng bệnh có vắc xin sử dụng trong CTTCMR ở những năm tiếp theo [1].
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp. Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ bệnh bạch hầu bùng phát sau nhiều năm khống chế tốt, số mắc bệnh hàng năm chỉ ghi nhận dưới 10 trường hợp, tuy nhiên năm 2015 đã ghi nhận 16 trường hợp mắc, tương đương với số ca mắc năm 2014 và tăng so với năm 2013 (5 ca). Tính đến tháng 08/2016 đã ghi nhận 11 ca mắc tại tỉnh Bình Phước. Không chỉ số mắc bạch hầu tăng, số mắc ho gà năm 2015 cũng tăng cao so với năm 2014 từ 107 ca tăng lên 380 ca, số mắc tập trung tại các thành phố lớn. Trong đó 50% là chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ [2]. Thủ đô Hà Nội cũng không nằm ngoài bối cảnh đó, năm 2013 toàn thành phố chỉ ghi nhận 06 ca mắc ho gà, số mắc liên tục tăng lên 23 ca năm 2014 và tăng đột biến năm 2015 với 164 ca trong đó có 1 ca tử vong và 08 tháng đầu năm 2016 đã ghi nhận 53 ca. Đặc biệt, phải kể đến dịch sởi xảy ra năm 2014, có đến 1971 ca sởi, trong đó có 14 trường hợp tử vong. Nguyên nhân là do tỷ lệ tiêm chủng giảm [1]. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra một số trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng liên quan đến vắc xin trong chương trình TCMR, người dân dè dặt khi đưa con em đi tiêm chủng miễn phí, trong khi vắc xin dịch vụ khan hiếm dẫn đến hậu quả trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc tiêm chủng không đúng lịch (chiếm đến 75% theo thống kê từ dịch sởi năm 2014).
Mặt khác, Hà Nội là thủ đô của đất nước, địa bàn rộng, cấu trúc đa dạng: đô thị, đang đô thị hóa với các mức độ khác nhau, nông thôn; tình hình dân cư ở khu vực nội thành ngày càng phức tạp, dân cư đông, di biến động dân cư nhiều. Số đối tượng trong chương trình TCMR hàng năm rất lớn (trung bình 140.000 trẻ mỗi năm). Bên cạnh hình thức tiêm chủng miễn phí trong chương trình TCMR, hình thức tiêm chủng dịch vụ cũng được người dân lựa chọn nhiều (khoảng 15%). Đây là thách thức đối với chương trình TCMR thành phố trong việc đảm bảo tốt công tác TCMR nhất là không bỏ sót đối tượng.
Trước tình hình đó, việc xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và các yếu tố liên quan tại Hà Nội là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của chương trình, đồng thời đưa ra những khuyến nghị thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh lớn có thể bùng phát. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các khái niệm 3
1.1.1. Vắc xin 3
1.1.2. Tiêm chủng 4
1.1.3. Lịch tiêm chủng của trẻ trong chương trình TCMR tại Việt Nam 5
1.1.4. Tiêm chủng đầy đủ 6
1.1.5. Phản ứng sau tiêm chủng 7
1.2. Chương trình tiêm chủng trên thế giới và tại Việt Nam 10
1.2.1. Chương trình tiêm chủng trên thế giới 10
1.2.2. Chương trình tiêm chủng tại Việt Nam 12
1.2.3. Chương trình tiêm chủng tại Hà Nội 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ ở trẻ em 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2.1. Với mục tiêu 1 24
2.2.2. Với mục tiêu 2 24
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 25
2.5. Phương pháp thu thập thông tin 27
2.6. Biến số, chỉ số 27
2.6.1. Biến số cho thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu 27
2.6.2. Biến số cho mục tiêu 1 30
2.6.3. Biến số cho mục tiêu 2 33
2.7. Xử lý và phân tích số liệu 35
2.8. Sai số và cách khắc phục 35
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ 38
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 38
3.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016. 40
3.3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch ở trẻ em dưới 1 tuổi ở Hà Nội tại thời điểm điều tra năm 2016 46
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 54
4.1.1 Thông tin chung của trẻ 54
4.1.2 Thông tin chung về gia đình và bà mẹ tham gia nghiên cứu 55
4.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 8 loại vắc xin của trẻ. 56
4.2.1. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ 56
4.2.2. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ 58
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ. 59
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ 59
4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch ở trẻ 62
4.4 Hạn chế của nghiên cứu 64
KẾT LUẬN 65
KHUYẾN NGHỊ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng của trẻ em trong chương trình TCMR 5
Bảng 1.2. Kết quả duy trì thành quả loại trừ UVSS 16
Bảng 1.3. Tình hình bệnh bạch hầu ở Việt nam năm 2005 – 2012 18
Bảng 1.4. Tình hình bệnh ho gà ở Việt Nam năm 2005 – 2012 18
Bảng 3.1. Thông tin chung về bà mẹ tham gia nghiên cứu 38
Bảng 3.2. Tình trạng của gia đình có trẻ tham gia nghiên cứu 39
Bảng 3.3. Tình trạng của trẻ tham gia nghiên cứu 39
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về bà mẹ và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ 46
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về bà mẹ và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ 47
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa số bà mẹ giữ sổ tiêm của con và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch của trẻ 47
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ 48
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe của trẻ và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch ở trẻ 49
Bảng 3.9: Mối liên quan giữa loại hình tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ 49
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa loại hình tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch ở trẻ 50
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa nguồn thông tin nhận được về tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ 51
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa nguồn thông tin nhận được về tiêm chủng và tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch ở trẻ 52
Bảng 3.13: Lý do trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012 14
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin OPV và tỷ lệ mắc bệnh bại liệt, năm 1985 – 2012 15
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và tỷ lệ mắc sởi tại Việt Nam, 1984-2012 16
Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ tiêm DPT3 và tỷ lệ mắc bạch hầu tại Việt Nam, 1984-2012 17
Biều đồ 1.5. Tỷ lệ tiêm DPT3 và tỷ lệ mắc ho gà tại Việt Nam, 1984-2012 17
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch 8 loại vắc xin ở trẻ 40
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin BCG ở trẻ 41
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin DPT – Hib 42
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin VGB 43
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin Bại liệt 44
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin Sởi ở trẻ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012). Thành quả 25 năm TCMR ở VN, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (2014). Báo cáo kết quả hoạt động phòng chống dịch năm 2014 thành phố Hà Nội,
3. Quốc hội khóa 12 (2009). Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
4. Bộ Y tế (2011). Thử nghiệm lâm sàng vắc xin tại Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
5. Trịnh Quân Huấn (2001). Sổ tay hướng dẫn sử dụng vacxin, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2014). Thông tư số 12/2014/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
7. S. L. Plotkin và Stanley A plotkin (1994). A short history of vaccination.
8. Bộ Y tế (2010). Quyết định 845/QĐ – BYT về lịch tiêm các vắc xin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, Hib, trong dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
9. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và dự án tiêm chủng mở rộng (2013). Chỉ số thống kê trong tiêm chủng mở rộng.
10. Dự án tiêm chủng mở rộng (2004). Giám sát phản ứng sau tiêm chủng, Hà Nội.
11. Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bộ Y tế (2015). Tài liệu tập huấn an toàn tiêm chủng.
12. Public Health England Vaccin safety and the mannagent adverse events following immunization. Immunization against infectious disease, 8.
13. Bộ Y tế (2014). Quyết định về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng”.
14. Ministry of Health (2012). Adverse Events Following Immunization. Saskatchewan Immunisation Manual, 11,
15. The Office of the Chief Medical Offical of Health (2011). Adverse events following immunization: Interpretation and clinical definitions guide. 5-13.
16. WHO (2016). Immunization coverage.
17. WHO (2010). WHO immunization work: 2008-09 highlights.
18. WHO (2013). The Expanded Programme on Immunization.
19. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2009). Báo cáo tổng kết tiêm chủng mở rộng năm 2008,
20. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2011). Báo cáo tổng kết tiêm chủng mở rộng năm 2010,
21. Dự án Tiêm chủng mở rộng (2005). Chương trình tiêm chủng mở rộng – thành quả 20 năm ở Việt Nam, Hà Nội.
22. Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (2007). Tổng kết công tác tiêm chủng mở rộng năm 2006,
23. Dương Thị Hồng (20019). Vài nét tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới. 31-33.
24. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội (2012). Thành quả 30 năm tiêm chủng mở rộng thành phố Hà Nội,
25. Simon Ategbo et al (2010). Determinants pff routine immunization coverage in Bungudu, Zamfara State, Nothern Nigea. The Pan African Medical Journal, 18.
26. Lilian Chepkenmoi Maina, Simon Karanja và Janeth Kombich (2013). Immunization coverage and its determinants among children aged 12 – 23 months in a peri-urban area of Kenya,
27. Worku Animaw et al (2013). Expanded program of immunization coverage and associated factors among children age 12 – 23 months in Arta Minch town and Zuria district, Southern Ethiopia, 2013,
28. Ruhul Amin, Tehma Joana Corte Real De Oliveira, Matcus Da Cunha và cộng sự (2013). Factors limiting immunization coverage in urban Dili, Timor-Leste. 417-427.
29. GlaxoSmithKline (2013). Infanrix Hexa, Mumbai,
30. Đào Văn Khuynh, Nguyễn Văn Qui và và cộng sự (2012). Nghiên cứu tình hình tiêm chủng ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Y học thực hành, 7 (829), 62-64.
31. Nguyễn Phúc Duy, Hồ Thư và Nguyễn Nhìn (2011). Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về tiêm chủng mở rộng của các bà mẹ có con dưới 1 tuổi ở huyện miền núi Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011, Thừa Thiên Huế,
32. Nguyễn Tuấn, Lê Quang Phong, Võ Viết Quang và cộng sự (2015). Đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho trẻ dưới 1 tuổi năm 2013, Hà Tĩnh,
33. Nguyễn Thanh Hải, Lê Thị Thanh, Nguyễn Khắc Minh và cộng sự (2015). Tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 12 tháng tuổi tại xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng năm 2014. Tạp chí y học dự phòng, 11,
34. Nguyễn Thị Thanh Hương (2015). Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yếu tố liên quan tại Móng Cái, Quảng Ninh năm 2015, Thạc sỹ, Y tế công cộng.
35. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Nga, Trần Đại Tri Hãn và cộng sự (2015). Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Quinvaxem và các yếu tố liên quan ở trẻ em từ 4 – 6 tháng tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Y học thực hành, 5 (XXV), 308.
36. Đào Thị Minh An và cộng sự (2016). Timely immunization completion among children in Vietnam from 2000 to 2011: a multilevel analysis of individual and contextual factors, Global Health Action.
37. Hứa Hoàng Tây (2015), Thực trạng tiêm vắc xin đủ liều đúng lịch và một số yếu tố liên quan ở trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi tại quận Cái Răng thành phố Cần Thơ năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
38. Nguyễn Thị Lý (2016), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ dưới 1 tuổi tại thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương năm 2016, Luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Hà Nội.
39. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2015). Tổng quan Hà Nội, <http://hanoi.gov.vn/diachihanoi;jsessionid=WalFL4dUZzMqB1dPpJjsc99g.app2>,
40. Dương Đình Thiện (1996). Thực hành dịch tễ học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
41. Lưu Ngọc Hoạt (2014). Nghiên cứu khoa học trong y học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
42. Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Minh Sơn, Đào Thị Minh An và cộng sự (2013). Giáo trình thực hành Dịch tễ học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
43. Cục Y tế dự phòng (2015). Năm 2014, đã có gần 1,7 triệu trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. < http://www.pasteurhcm.gov.vn/news/nam-2014-da-co-gan-17-trieu-tre-duoi-1-tuoi-duoc-tiem-chung-day-du-8-loai-vac-xin-trong-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-216.html>, truy cập ngày 3/3/2017
Nguồn: https://luanvanyhoc.com