Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016.Tiêm chủng phòng bệnh là một trong những thành tựu ý nghĩa trong lịch sử y học, cứu được nhiều người, phòng được nhiều bệnh truyền nhiễm gây tàn tật suốt đời, qua đó góp phần làm phát triển nguồn nhân lực. Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng(TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20[1].Từ khi xuất hiện, tiêm chủng phòng bệnh đã làm thay đổi cơ cấu bệnh truyền nhiễm theo hướng tích cực trên phạm vi toàn cầu[2].Theo ước tính của tổ chức y tế Thế giới(WHO), tiêm chủng đã làm giảm từ 2 đến 3 triệu trường hợp tử vong mỗi năm do mắc các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi[3]. Thanh toán nhiều mặt bệnh là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong. Đến nay có gần 30 bệnh truyền nhiễm phòng được bằng tiêm phòng vắc xin và hơn 192 quốc gia, lãnh thổ triển khai tiêm chủng chủ yếu là cung cấp miễn phí cho người dân[4].Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ khỏe mạnh phát triển thể chất và trí tuệ, giảm số ngày ốm và nhập viện đồng thời giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm gánh nặng bệnh tật, tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng bệnh cúm, ung thư cổ tử cung…
Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai vào năm 1985. Cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu ý nghĩa trong phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm như thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, xóa trắng xã phường về tiêm chủng. Và là một chương trình được quốc gia ưu tiên. Với 11 loại bệnh truyền nhiễm được quy định trong chương trình tiêm chủng mở rộng với đối tượng trẻ em dưới 1 tuổi[5-6].Trong giai đoạn hiện nay, tiêm chủng dịch vụ(TCDV) được triển khai, làm tăng cơ hội cơ hội tiếp xúc với mũi tiêm phòng bệnh của người dân, hỗ trợ, tăng độ bao phủ miễn dịch chủ động cho người dân, hỗ trợ một phần cho TCMR.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, sự xuất hiện các bệnh mới và sự quay lại của một số bệnh đã được khống chế là một thách thức lớn với nền y tế toàn cầu[7]. Diễn biến của dịch bệnh, nhu cầu người dân tăng cao dẫn đến việc quá tải, thiếu, thừa vắc xin thể hiện sự quản lý, tổ chức còn nhiều bất cập, thụ động trong tiêm chủng dịch vụ làm ảnh hưởng tới công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Xuất phát từ vấn đề đó, để hiểu rõ hình thức tổ chức, quản lý, triển khai tiêm chủng dịch vụ hiện nay như thế nào. Cung ứng, dự trù vắc xin, điều kiện của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ có đạt yêu cầu hay không. Nhằm đánh giá cụ thể thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An, từ đó đưa ra những khuyến nghị sát thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả của tiêm chủng dịch vụ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:‘‘Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016’’ với hai mục tiêu sau:
1/ Mô tả thực trạng việc tổ chức, quản lý và triển khai tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016.
2/ Mô tả những ưu điểm, khó khăn và tồn của tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016
MỤC LỤC Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Vắc xin sử dụng trong tiêm chủng 4
1.3. Quy định, hướng dẫn về tiêm chủng 11
1.4. Diễn biến một số bệnh truyền nhiễm thời gian gần đây 18
1.5. Kỹ thuật SWOT 19
1.6. Tình hình tiêm chủng trên Thế giới và Việt Nam 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 27
2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 30
2.6. Quản lý và phân tích số liệu 31
2.7. Sai số và khống chế sai số 32
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 32
Chương 3: KẾT QUẢ 33
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 33
3.2. Thực trạng quản lý, tổ chức, triển khai tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An 35
3.3. Ưu điểm, khó khăn, tồn tại của tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An 46
Chương 4:BÀN LUẬN 56
4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu 56
4.2. Thực trạng quản lý, tổ chức, triển khai tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An 57
4.3. Ưu điểm, khó khăn, tồn tại của tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An 64
KẾT LUẬN 70
KHUYẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em trương chương trình TCMR Việt Nam 18
Bảng 1.2. Ma trận SWOT 20
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các phòng tiêm chủng dịch vụ 33
Bảng 3.2. Đặc điểm chung nguồn nhân lực trực tiếp triển khai, quản lý, tổ chức tiêm chủng dịch vụ 34
Bảng 3.3. Số phòng tiêm chủng đạt yêu cầu về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị so với quy định 35
Bảng 3.4. Số phòng tiêm chủng dịch vụ có quy trình tiếp nhận, bảo quản vắc xin đạt yêu cầu theo quy định 36
Bảng 3.5. Số kho vắc xin tại cơ sở cung ứng vắc xin dịch vụ đạt yêu cầu so với quy định 36
Bảng. 3.6. Tỷ lệ vắc xin của các cơ sở cung cấp vắc xin dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An 38
Bảng 3.7. Tỷ lệ các loại vắc xin sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ 39
Bảng 3.8. Phân bố sử dụng vắc xin dịch vụ theo khu vực 40
Bảng 3.9. Trung bình mũi tiêm trong ngày tiêm chủng 41
Bảng 3.10. Tỷ lệ mũi tiêm các loại vắc xin sử dụng cho từng đối tượng 41
Bảng 3.11. Tỷ lệ bao phủ của một số vắc xin không thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ trong độ tuổi tiêm chủng 42
Bảng 3.12. Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi được thực hiện khám, tư vấn, chỉ định trong tiêm chủng 43
Bảng 3.13. Tỷ lệ bà mẹ biết các nội dung cần tư vấn trong tiêm chủng 43
Bảng 3.14. Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi cho biết được tư vấn về các phản ứng thông thường có thể xảy ra sau tiêm chủng 44
Bảng 3.15. Tỷ lệ bà mẹ được thực hiện quy trình khi tiêm vắc xin 45
Bảng 3.16. Đánh giá của bà mẹ có con sử dụng tiêm chủng dịch vụ về cơ sở vật chất 46
Bảng 3.17. Đánh giá cả bà mẹ có con sử tiêm chủng dịch vụ về thái độ nhân viên tại phòng tiêm 47
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bà mẹ được tư vấn về các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế 44
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ biết mục đích sổ/phiếu tiêm chủng cá nhân 45
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ thực hiện theo dõi con đủ thời gian quy định tại điểm tiêm 46
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ vắc xin dịch vụ phân loại theo loại bệnh phòng được 49
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhóm đối tượng theo mũi tiêm chủng dịch vụ 50
Biều đồ 3.6. Số lượng vắc xin dịch vụ qua các năm 52
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bao phủ mũi tiêm dịch vụ 53
Biểu đồ 3.8. Đánh giá của bà mẹ về giá mũi tiêm vắc xin dịch vụ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 4282 ngày 21 tháng 10 năm 2014 của Bộ y tế về việc phê duyệt ” kế hoạch truyền thông về tiêm chủng giai đoạn 2014-2016″.
2. Dương Thị Hồng (2009). Vài nét về tình hình tiêm chủng mở rộng trên thế giới. Tạp chí Y học thực hành, Số 1/2009, Trang 3.
3. WHO (2016). Immunization coverage,
<http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs378/en/>,
4. WHO (2013). Global and Regional Immunization Coverage (1980-2012).
5. Dự án tiêm chủng mở rộng (2012). Thành quả 25 năm tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2011). Thông tư số 26/2011/TT-BYT ngày 24/6/2011 ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
7. Nguyễn Trần Hiển (2012). Tình hình một số dịch bệnh nổi trội tại Việt Nam,
8. Bộ Y tế (2006). Hình thể cấu trúc vi khuẩn, đại cương miễn dịch, vacxin, huyết thanh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Le Huy Chính (2013). Vi Sinh Vật Y Học, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2014). Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng.
11. Bộ Y tế Báo cáo số 806/BC-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2014Về tình hình sử dụng vắc xin,
12. Dự án tiêm chủng mở rộng (2012). Tài liệu tiêm chủng mở rộng( dùng tập huấn cho tuyến xã).
13. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 về việc ban hành hướng dẫn bảo quản vắc xin.
14. Viện vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) Hướng dẫn sử dụng vắc xin phòng lao (BCG).
15. WHO (2016). Hepatitis B,
<http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs204/en/>,
16. Glaxosmithkline Biologicals S.A. (2012). Engerix -B.
17. WHO pq_283_dtphepbhib_1dose_cPAD_Crucell_Korea_PI.pdf <http://www.who.int/immunization_standards/vaccine_quality/pq_283_dtphepbhib_1dose_cPAD_Crucell_Korea_PI.pdfa>,
18. Sanofi pasteur (2011). Pentaxim vắc xin hập phụ bạch hầu – uốn ván – ho gà (vô bào, thành phần) – bại liệt(bất hoạt) và vắc xin cộng hợp haemophilus influenzae typ b.
19. Glaxosmithkline Biologicals S.A. (2011). Infarix hexa.
20. Merck Sharp & Dohme Corp Hướng dẫn sử dụng VARIVAX (Refrigerated).
21. SANOFI PASTEUR (2016). VAXIGRIP Vắc xin cúm(Hạt Virion được tách ra, bất hoạt).
22. Finlay Institute Havana Cuba (2005). VA-MENGOC-BC.
23. Công ty TNHH vắc xin và sinh phẩm số 1 Vắc xin viêm não Nhật Bản – JEVAX.
24. CDC (2011). Measles, mumps, and rubella—vaccine use and strategies for elimination of measles, rubella, and congenital rubella syndrome and control of mumps: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). .
25. Merck Sharp and Dohme Corp (2013). RotaTeq.
26. India Human Biologicals Institute (2006). ABHAYRAB.
27. Công ty TNHH vắc xin và sinh phẩm số 1 Vắc xin viêm gan A tinh khiết, bất hoạt.
28. Bộ Y tế (2014). Quyết định 1731/QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng.
29. Bộ Y tế (2015). Quyết định 2301/QĐ-BYT ngày 12/6/2015 về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
30. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
31. Bộ Y tế (2014). Quyết định 1830/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng”.
32. Nguyễn Văn Kính (2013). Tình hình bệnh truyền nhiễm giai đoạn 2000-2013.
33. Bộ Y tế Báo cáo số 390 ngày 03 tháng 5 năm 2014 về Tình hình dịch sởi và các hoạt động phòng, chống dịch đến ngày 03/5/2014.
34. Team FME (2013). SWOT Analysis Strategy Skills, Kick It, LLC, <http://www.free-management-ebooks.com/dldebk-pdf/fme-swot-analysis.pdf>, ngày 10 tháng 8.
35. WHO Immunization history Original <http://www.who.int/gpv-dvacc/history/history.htm>,
36. Chương trình tiêm chủng mở rộng Hệ thống tổ chức, <http://tiemchungmorong.vn/vi/content/he-thong-chuc.html>, 20 tháng 8.
37. Cục quản lý dược (2015). Công văn số 23517 ngày 23 tháng 12 năm 2015 của cục quản lý dược về việc tăng cường quản lý vắc xin tiêm chủng dịch vụ.
38. Dương Thị Hồng (2009). Thực trạng chất lượng tiêm chủng mở rộng và đánh giá một số giải pháp can thiệp tại tuyến xã huyện Đà Bắc – tỉnh Hoà Bình, năm 2007 – 2008.
39. Ngô Thị Nhu Thực trạng kiến thức thực hành của nhân viên y tế và an toàn tiêm chủng tại 8 xã huyện Tiền Hải năm 2011. Tạp chí Y học thực hành,, Số 3/2012,
40. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An (2016). Báo cáo kết quả thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng năm 2015.
41. Ngô Thị Thanh Hương (2015). Thực trạng kiến thức thực hành tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi của các bà mẹ và một số yêu tố liên quan tại Móng Cái Quảng Ninh năm 2015, Thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng,