Thực trạng tiêm vắc xin phòng sởi tại tỉnh Tuyên Quang từ nam 2001 – 2010 và một số yếu tố ảnh hưởng

Thực trạng tiêm vắc xin phòng sởi tại tỉnh Tuyên Quang từ nam 2001 – 2010 và một số yếu tố ảnh hưởng

Luận văn Thực trạng tiêm vắc xin phòng sởi tại tỉnh Tuyên Quang từ nam 2001 – 2010 và một số yếu tố ảnh hưởng.Tỷ lệ mắc bệnh sởi tại Việt Nam đã giảm rõ rệt trong những năm qua kể từ khi vắc xin sởi được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên từ tháng 10 năm 1985. Sau 5 năm thực hiện, tỷ lệ tiêm 1 liều vacxin sởi cho trẻ em từ 9 – 11 tháng tuổi đã tăng dần từ 19% (năm 1985) tới 89% (năm 1989) và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống từ 91/100.000 người dân (năm 1986) xuống 23/100.000 người dân (năm 1989). Từ đó đến năm 2000, tỷ lệ tiêm 1 liều vacxin sởi luôn được duy trì trên 90% và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm đến mức thấp nhất là 8,55/100.000 người dân và cao nhất là 19,01/100.000 người dân (năm 1993) và 23,16/100.000 dân (năm 2000). Như vậy, sau 16 năm thực hiện tiêm 1 liều vacxin sởi tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm, tuy nhiên cho đến nay bệnh sởi vẫn chưa được loại trừ tại Việt Nam.

Từ năm 2001, Việt Nam đã xây dựng chiến lược loại trừ bệnh sởi đến năm 2010. Để đạt được mục tiêu quan trọng này, trong nhiều năm qua Việt Nam đã triển khai có kết quả các hoạt động sau: 1) Duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90%, 2) Đưa lịch tiêm vắc xin sởi mũi 2 vào lịch tiêm chủng thường xuyên từ năm 2006, 3) Tổ chức các chiến dịch tiêm nhắc vắc xin sởi trên quy mô lớn như chiến dịch tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi trong toàn quốc vào năm 2002, 2003 [8], chiến dịch tiêm nhắc vắc xin sởi cho những đối tượng đang sống ở những vùng nguy cơ cao năm 2004, 2005, 2006, chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho 22 tỉnh miền núi năm 2007, 2008 [8], chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ em từ 1-5 tuổi trên cả nước năm 2010 [34]. Các hoạt động kể trên đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc sởi trên phạm vi cả nước. Tỷ lệ mắc sởi năm 2001 là 15,7/100.000 giảm xuống còn 0,02/100.000 dân năm 2007. Tuy nhiên, trong các năm 2005, 2006, 2008 vẫn tiếp tục ghi nhận các vụ dịch sởi có quy mô trung bình và lớn. Riêng năm 2009, đã xảy ra vụ dịch sởi quy mô với trên 7.000 ca mắc. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi có nhiều thay đổi. Sởi xuất hiện ở hầu hết các nhóm tuổi nhưng nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trẻ 1-5 tuổi. Dịch đã xảy ra ở hầu hết các tỉnh trên toàn quốc [34]. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là vụ dịch lớn nhất kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi trên toàn quốc vào năm 2002 – 2003 [12].

Tại Tuyên Quang, tiêm vắc xin sởi mũi 1 được triển khai năm 1991,năm 2006 bắt đầu tiêm sởi mũi 2 cho trẻ em 6 tuổi. Với tỷ lệ tiêm sởimũi 1 và 2 thường xuyên hàng năm và thực hiện các chiến dịch tiêmbổ sung vắc xin sởi cho các lứa tuổi khác nhau luôn đạt tỷ lệ cao so vớimục tiêu đề ra [27]. Nhưng theo thống kê hàng năm cho đến nay thì tỷlệ số trường hợp mắc sốt phát ban dạng sởi vẫn còn cao, đặc biệt trongnăm 2009 cùng với sự bùng phát dịch sởi trên cả nước, qua giám sáttrên địa bàn tỉnh có 13 trường hợp mắc bệnh sởi. Việc rà soát lại thựctrạng tỷ lệ tiêm vắc xin sởi và các yếu tố ảnh hưởng ở Tuyên Quang[35], sẽ góp phần cung cấp thông tin giúp chương trình tiêm chủng sởi ở Tuyên Quang có kế hoạch thích hợp trong các hoạt động của chươngtrình nhằm phấn đấu mục tiêu thanh toán sởi trên địa bàn tỉnh vào năm 2012. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:

1.  Mô tả tỷ lệ tiêm vắc xin sởi tại tỉnh Tuyên Quang từ năm 2001 – 2010.

2. Mô tả tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2 chiến dịch năm 2010 và một số yếu tố ảnh hưởng, tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 12

1.1. Vi rút sởi Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Phân loại Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Hình thái học Error! Bookmark not defined.

1.1.3. Cấu trúc kháng nguyên Error! Bookmark not defined.

1.1.4. Đáp ứng miễn dịch tự nhiên với vi rút sởi 12

1.1.5. Tình hình mắc bệnh sởi hiện nay 12

1.2. Phòng và điều trị bệnh sởi 13

1.2.1. Một vài hiểu biết về bệnh sởi: 13

1.2.2. Chẩn đoán bệnh sởi: 14

1.2.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi 14

1.2.4. Chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc bệnh sởi 16

1.2.5. Biến chứng của bệnh sởi: 16

1.2.6. Phòng ngừa bệnh sởi 17

1.3. Tình hình tiêm chủng vắc xin sởi phòng bệnh tại Việt nam 19

1.3.1. Tiêm vắc xin sởi mũi 1 trong tiêm chủng thường xuyên 19

1.3.2. Tiêm vắc xin sởi nhắc lại mũi 2 19

1.3.3. Tiêm bổ sung vắc xin sởi chiến dịch 20

1.4. Chiến lược loại trừ bệnh sởi tại Việt Nam 20

1.5.  Các lý do trẻ không tiêm vắc xin phòng bệnh 21

1.6.  Vài nét về công tác tiêm chủng mở rộng của tỉnh Tuyên Quang 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. Địa điểm nghiên cứu 26

2.2. Phương pháp nghiên cứu 32

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu 33

2.2.3. Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu 33

2.3. Công cụ thu thập thông tin: 35

2.3.1. Các biến số và chỉ số đo lường: 36

2.3.2. Quy trình điều tra thu thập số liệu: 38

2.4. Phương pháp phân tích xử lý số liệu: 41

2.5. Sai số và phương pháp khống chế sai số 41

2.5.1. Các sai số: 41

2.5.2. Cách khống chế sai số: 41

2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 42

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44

3.1.  Thực trạng tỷ lệ tiêm vắc xin sởi tại tỉnh Tuyên Quang từ năm

2001 đến năm 2010 44

3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ tiêm vắc xin sởi bổ sung chiến dịch năm 2010 và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin, tại

Thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang 53

3.2.1. Kết quả điều tra tỷ lệ tiêm vắc xin sởi bổ sung chiến dịch năm

2010 53

3.2.2. Kết quả diều tra các lý do trẻ không được tiêm vắc xin sởi bổ

sung 61

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 63

4.1.  Mô tả tỷ lệ tiêm vắc xin tiêm sởi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

từ năm 2001 -2010 63

4.2.  Mô tả tỷ lệ tiêm vắc xin sởi bổ sung chiến dịch năm 2010 và một số yếu tố ảnh hưởng, tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh

Tuyên Quang 69 

KẾT LUẬN 71

KIẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Abram Sbenenson (1995), “Bệnh sởi”, Sổ tay kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Nhà xuất bản y học, tr. 424-31.
2. Bộ Y tế (2009), “Bệnh sởi và các biện pháp phòng chống”. Tài liệu hướng dẫn phòng chống bệnh truyền nhiễm.
3. Bộ Y tế (2009), “Bệnh sởi” (ICD-10 B05: Measles). Cẩm nang phòng chống bệnh truyền nhiễm, tr. 222-8.
4. Bùi Đại, Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn. Bệnh Sởi – “Bệnh học Truyền Nhiễm” Nhà xuất bản Y học – Hà nội, 2002: trang 197-203.
5. Bùi Đại (1982), Bệnh học truyền nhiễm, Học viện Quân y, Hà Nội, tr 121-130.
6. Chương trình TCMRQG (2005), Hai mươi năm chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam 1985 – 2005, Hà Nội
7. Chương trình TCMRQG (2006), Hướng dẫn loại trừ bệnh sởi. Tài liệu hướng dẫn loại trừ bệnh sởi tại Việt Nam, Hà Nội, tr 15 – 21.
8. Chương trình TCMRQG (2009), Báo cáo Đánh giá Chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam. tr11 – 12 – 79- 83.
9. Chương trình TCMRQG (2009), Báo cáo đánh giá tỷ lệ tiêm vắc xin sởi chiến dịch năm 2007, 2008.10. Đông Thị Hoài Tâm. Bệnh sởi “Bệnh Truyền Nhiễm” – Bộ môn Nhiễm Đại học Y Dược Tp. HCM – Nhà xuất bản Y học – Chi nhánh Tp. HCM, 1997 – Trang 324 – 336
11. Đỗ Sĩ Hiển (2004), Báo cáo kết quả triển khai chiến dịch quốc gia tiêm vacxin phòng bệnh sởi mũi 2 cho trẻ em từ 9 tháng đến 10 tuổi trong 2
năm 2002-2003.
12. Đặng Thị Thanh Huyền (2007), Đặc điểm dịch tễ bệnh Rubella tại miền Bắc các năm 2004-2006, Luận văn thạc sỹ y khoa, Trường đại học y Hà Nội, Hà Nội.
13. Đặng Thị Thanh Huyền (2010), “Đặc điểm dịch tễ bệnh sởi tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009”, Tạp chí y học dự phòng 2010, Tập XX, số 5 (113), tr. 18-22.
14. Phạm Ngọc Khái (1986). “Thể lực trẻ em trước và sau vụ dịch sởi tại xã Bình Minh tỉnh Thái Bình”.
15. Huỳnh Phương Liên (2001), Vi rút sởi, Tài liệu tập huấn xét nghiệm Sởi, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; tr. 1-13.
16. Hoàng Thủy Long (2001), Chiến lược tự túc chế tạo vắc xin thiết yếu tại Việt Nam, Hội nghị toàn quốc YTDP, Nhà xuất bản giao thông vận tải, tr. 45-7.
17. http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?p=8790
18. Viên Quang Mai (2005), Đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi tại khu vực Miền Trung giai đoạn 1997 – 2002, Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tr. 69-70, 109.
19. Trịnh Ngọc Phan (1983), “Bệnh sởi”, Bệnh học truyền nhiễm, Nhà xuất bản y học, tr. 121-9.20. Nguyễn Hạnh Phúc (1991), Tinh chế kháng nguyên virut sởi ứng dụng trong các kỹ thuật chuẩn đoán huyết thanh học bệnh sởi, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y Dược, Viện Vệ sinh dịch tễ học, Bộ Y tế, Hà Nội.
21. Nguyễn Hạnh Phúc, Nguyễn Văn Trang (2000), “Chẩn đoán huyết thanh học bệnh sởi”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học
22. Hoàng Văn Tân (1993), Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi, đặc biệt là bệnh sởi ở trẻ em đã được tiêm vắc xin ở Hà nội và các vùng lân cận, Luận án phó tiến sỹ khoa học Y dược, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
23. Trần Văn Tiến (2003), “Giám sát và kiểm soát bệnh sởi”. Giám sát và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ở người.
24. Trần Văn Tiến, Nguyễn Thu Yến (1999), “Tình hình một số bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin, 1987-1998”, Tạp chí vệ sinh phòng dịch, IX (3), tr. 11.
25. Lê Thị Tiệp (1989), “Góp phần tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học bệnh sởi và đánh giá kết quả của vắc xin sởi sống đông khô tại quận Ba Đình Hà Nội”, Luận án phó tiến sỹ Y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
26. Trung tâm Y tế dự phòng Tuyên Quang (2007), Kế hoạch triển khai tiêm sởi bổ sung chiến dịch cho trẻ từ 6 đến 20 tuổi năm 2007.
27. Trung tâm Y tế dự phòng Tuyên Quang (năm 2001 đến năm 2010), Báo cáo kết quả tiêm chủng mở rộng, Báo cáo tổng kết năm.
28. Trung tâm Y tế dự phòng Tuyên Quang (2007), Báo cáo kết quả tiêm sởi chiến dịch năm 2002, 2007, 2010..29. Phạm Văn Tuấn, Trần Gia Hưng, Nguyễn Thu Yến, Trần Văn Tiến,Nguyễn Thị Trang và cs (2000), “Một số nhận xét về tình hình bệnh sởi khu vực miền Bắc năm 1999”, Tạp chí y học dự phòng, X3 (phụ bản): tr. 20.
30. Viện VSDTTW (1991), Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật học, Nhà xuất bản văn hóa.
31. ViệnVSDTTW (2003), Dịch tễ học thực địa.
32. ViệnVSDTTW (2009), “Giám sát sởi”, Tài liệu hướng dẫn giám sát các bệnh truyền nhiễm.
33. ViệnVSDTTW (2009), Tổng kết tiêm chủng mở rộng năm 2009, Báo cáo văn phòng tiêm chủng mở rộng quốc gia.
34. ViệnVSDTTW (2007, 2010), Tài liệu hướng dẫn tổ chức tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ em 1 – 5 tuổi trên toàn quốc.
35. Nguyễn Hồng Việt (2008), Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới năm tuổi về tiêm vacxin phòng bệnh tại 3 xã huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Đề tài khoa học cấp cơ sở

Leave a Comment