Thực trạng tiêm vắc xin VGB sơ sinh tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan
Thực trạng tiêm vắc xin VGB sơ sinh tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan.Tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh (VXVGBSS) trong 24 giờ đầu sau sinh là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh viêm gan B cho trẻ em tuy nhiên tỷ lệ tiêm VXVGBSS của trẻ tại huyện Yên Dũng trong những năm gần đây thấp (<35%).
Nghiên cứu được thực hiện để mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của bà mẹ và một số yếu tố liên quan tới thực trạng tiêm VXVGBSS tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang năm 2015. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang định lượng kết hợp định tính. Tổng số 330 bà mẹ tại 21/21 xã tham gia trả lời phỏng vấn cùng với phiếu tiêm, sổ tiêm của trẻ sinh trong quý I/2015 được rà soát. Nghiên cứu cũng phỏng vấn sâu 8 cán bộ y tế kết hợp quan sát tổ chức tiêm tại 02 nơi tiêm chính.
Kết quả cho thấy 55,2% trẻ được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh, 3,9% tiêm trong vòng 24-72 giờ. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về bệnh viêm gan B thấp (39,4%), chỉ có 12,7% bà mẹ có kiến thức đúng về 3 đường lây truyền. Có 44,5% bà mẹ có kiến thức đúng về tiêm VXVGBSS. Đa số bà mẹ có thái độ tích cực về tiêm VXVGBSS cho trẻ. Tỷ lệ bà mẹ đánh giá tiêm là cần thiết và an toàn lần lượt là 84,4% và 90,1%. Tuy nhiên vẫn có 62,8% bà mẹ cảm thấy lo lắng, trong đó 35,5% lo ngại về phản ứng sau tiêm. Các yếu tố nơi tiêm, cách sinh, đánh
giá về mức độ cần thiết phải tiêm VXVGBSS của bà mẹ, tư vấn của cán bộ y tế sau khi sinh, tổ chức tiêm 1 lần/ngày, không tổ chức tiêm vào ngày nghỉ, tâm lý lo ngại e dè trong chỉ định tiêm có liên quan với tiêm VXVGBSS ở trẻ.
Kết quả nghiên cứu gợi ý cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức và triển khai tiêm tại các bệnh viện đặc biệt trong các ngày nghỉ. Chú trọng công tác truyền thông tuyên truyền về đường lây truyền bệnh viêm gan B, đối tượng tiêm, thời gian tiêm tốt nhất, nơi tổ chức tiêm cho các bà mẹ để tỷ lệ trẻ được tiêm VXVGBSS trong thời gian tới đạt mục tiêu chương trình đề ra.
Viêm gan B (VGB) là bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2012 có khoảng hai tỷ người đã và đang bị nhiễm vi rút VGB, mỗi năm có khoảng 600.000 người chết do hậu quả củabệnh VGB[24]. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VGB, tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất[13]. Để có thể giảm tỷ lệ mắc VGB ở trẻ dưới 5 tuổi xuống thấp hơn dưới 1%, tiến tới loại trừ bệnh VGB thì cần phải duy trì tỷ lệ tiêm ba mũi vắc xin VGB đạt trên 90% và tỷ lệ tiêm VGB trong 24 giờ đầu khi sinh (VGBSS) đạt trên 65%[18].
Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh VGB cao (khoảng 15% -20% dân số), trong đó 10%-16% phụ nữ và từ 2% – 6% trẻ em mắc VGB[18]. Trẻ sinh ra bởi bà mẹ có HBsAg (+) hoặc HbeAg (+) có nguy cơ nhiễm vi rút VGB 70% -90% trong 3 tháng đầu đời[24]. Được sự hỗ trợ của Liên minh Toàn cầu về Vắc xin và Tiêm chủng (GAVI), vắc xin Viêm gan B (VXVGB) được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi tại tất cả các huyện ở Việt Nam từ năm 2003[4]. Đến năm 2011, 100% tỉnh triển khai tiêm VGB sơ sinh, năm 2012 tỷ lệ bao phủ liều sơ sinh trên toàn quốc đạt 75%[18]. Tuy nhiên, sau 3 trường hợp tử vong sau tiêm VXVGBSS vào 7/2013 tại Quảng Trị, tỷ lệ tiêm VXVGBSS đã giảm xuống nhanh chóng còn 56% (năm 2013)[23]. Bộ Y tế đã tăng cường chỉ đạo và giám sát nhằm tăng cường tỷ tiêm VXVGB sơ sinh, tỷ lệ tiêm VXVGBSS năm 2014 chỉ đạt 55,4%[22]. Tại Bắc Giang, chương trình tiêm vắc xin VGB sơ sinh được triển khai tại các trạm y tế từ năm 2003. Do các trạm y tế không đảm bảo về điều kiện bảo quản vắc xin hàng ngày tại trạm, đồng thời việc lên Trung tâm y tế huyện nhận vắc xin viêm gan B trong ngày về tiêm cho trẻ cũng không đều đặn nên trạm y tế chỉ triển khai tiêm cho những trẻ sinh cùng thời gian tổ chức chương trình tiêm chủng thường xuyên với tỉ lệ rất thấp (dưới 2%). Năm 2011, chương trình tiêm VGB sơ sinh được chính thức triển khai tại các cơ sở y tế có phòng sinh. Kết quả tỷ lệ tiêm trong vòng 24 giờ đã đạt 40,8% (2011) và tăng lên 71,5% (2012)[25-27]. Từ năm 2013 đến nay, tỷ lệ tiêm VGB sơ sinh liên tục giảm còn 46,8% (2013) và 44,4%2
(2014)[28], [29]. Đây là một trong số ít các chỉ tiêu không đạt mà dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia và tỉnh đề ra (65%)[28], [29]. Yên Dũng là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Năm 2014, dân số của huyện là 129.920 người, trẻ dưới 1 tuổi là 2.943 trẻ, 97% trẻ sinh tại các bệnh viện = huyện và tỉnh, chỉ khoảng 3% trẻ đẻ tại trạm y tế, không có trường hợp đẻ tại nhà[34]. Theo báo cáo tổng kết công tác y tế hàng năm, Yên Dũng có tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh đạt thấp nhất trong toàn tỉnh, tỉ lệ chỉ dao động từ 22% – 30%[31], [32]. Trong năm 2014, toàn huyện có 30,3% trẻ được tiêm vắc xin VGB sơ sinh[33]. Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng chỉ quản lý được số liệu trẻ tiêm vắc xin VGB sơ sinh tiêm tại bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế, chưa quản lý được số lượng trẻ tiêm tại các điểm tiêm dịch vụ, tiêm tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Vì vậy số liệu báo cáo về tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh có thể chưa phản ánh đúng thực tế về tỷ lệ này trong cộng đồng trên địa bàn. Để xác định tỉ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh và một số yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin VGB sơ sinh chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tiêm vắc xin VGB sơ sinh tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh của trẻ dưới 3 tháng tuổi tại huyện Yên Dũng năm 2015.
2. Mô tả kiến thức, thái độ của bà mẹ có con dưới 3 tháng tuổi về tiêm viêm gan B sơ sinh tại huyện Yên Dũng năm 2015.
3. Xác định một số yếu tố liên quan tới tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh của trẻ dưới 3 tháng tuổi tại huyện Yên Dũng năm 2015
MỤC LỤC Thực trạng tiêm vắc xin VGB sơ sinh tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2015 và một số yếu tố liên quan
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………………………………………..i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….ii
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………………………………v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ…………………………………………………………………………vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………….. vivii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Một số khái niệm về tiêm vắc xin viêm gan B ……………………………………….4
1.2. Tổng quan về bệnh viêm gan B……………………………………………………………4
1.3. Vắc xin viêm gan B và tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh…………………………6
1.4. Tình hình tiêm vắc xin VGB và VGB sơ sinh trên thế giới và Việt Nam…10
1.5. Một số yếu tố liên quan đến tiêm viêm gan B sơ sinh …………………………..12
1.6. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………..19
1.7. Khung lý thuyết ……………………………………………………………………………….21
Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………23
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………….23
2.4. Cỡ mẫu……………………………………………………………………………………………24
2.5. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………………….24
2.6. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………….25
2.7. Các biến số/chủ đề nghiên cứu …………………………………………………………..26
2.8. Các tiêu chí đánh giá ………………………………………………………………………..27
2.9. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………………28
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ………………………………………………………28
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ……………29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………30iv
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………30
3.2. Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh của trẻ ……………………………..32
3.3. Kiến thức, thái độ của bà mẹ và nguồn thông tin về bệnh viêm gan B và
tiêm vắc xin VGBSS cho trẻ ………………………………………………………………………34
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tiêm phòng vắc xin VGBSS của trẻ……………42
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..59
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………59
4.2. Thực trạng tiêm vắc xin VGB sơ sinh………………………………………………..61
4.3. Kiến thức, thái độ của bà mẹ về tiêm vắc xin VGB sơ sinh……………………62
4.4. Một số yếu tố liên quan tới tiêm VXVGB sơ sinh ………………………………..66
4.5. Điểm mạnh của nghiên cứu ……………………………………………………………….72
4.6. Một số hạn chế của nghiên cứu. …………………………………………………………73
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………74
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….76
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..77
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………83
Phụ lục 1. Ma trận thu thập thông tin…………………………………………………………..83
Phụ lục 2: Biến số định lượng…………………………………………………………………….85
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn bà mẹ ………………………………………………………………97
Phụ lục 4: Thang điểm đánh giá kiến thức về bệnh viêm gan B…………………….107
và tiêm VXVGBSS …………………………………………………………………………………107
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ làm công tác tiêm VXVGBSS tại 02
nơi sinh chính. ………………………………………………………………………………………..110
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo các đơn vị/chuyên trách chương
trình tiêm chủng ……………………………………………………………………………………..112v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch tiêm vắc xin viêm gan B…………………………………………………………..8
Bảng 3.1. Đặc điểm của trẻ tham gia nghiên cứu ……………………………………………..30
Bảng 3.2. Đặc điểm của bà mẹ……………………………………………………………………….31
Bảng 3.3. Thực trạng phiếu tiêm chủng VXVGBSS …………………………………………32
Bảng 3.4. Kiến thức về bệnh VGB của mẹ ………………………………………………………34
Bảng 3.5. Kiến thức của bà mẹ về tiêm VXVGBSS………………………………………….36
Bảng 3.6. Thái độ của bà mẹ đối với tiêm phòng VXVGBSS ……………………………38
Bảng 3.7. Thông tin về bệnh Viêm gan B và tiêm VXVGBSS …………………………..39
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố từ phía trẻ với tiêm VXVGBSS của trẻ …42
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố của bà mẹ với tiêm VXVGBSS của trẻ .44
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức của bà mẹ về bệnh VGB, tiêm VXVGBSS
với tiêm VXVGBSS của trẻ …………………………………………………………………………..45
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ về tiêm VXVGB SS của mẹ với tiêm
VXVGBSS của trẻ ……………………………………………………………………………………….48
Bảng 3.13. Mối liên quan thông tin của bà mẹ về tiêm VXVGBSS với tiêm
VXVGBSS trẻ……………………………………………………………………………………………..49
Bảng 3.14. Hồi quy Logicstic các yếu tố liên quan tới tiêm VXVGBSS ……………..50
Bảng 3.15. Cơ sở vật chất trang thiết bị tiêm VXVGBSS tại hai nơi sinh chính ….52vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tiêm vắc xin VGB3 và tỷ lệ tiêm vắc xin VGB sơ sinh trong 24
giờ đầu sau sinh, 2003-2014 ………………………………………………………………………….11
Biểu đồ 3.1. Nơi sinh của trẻ (n=330)……………………………………………………………..31
Biểu đồ 3.2. Thực trạng tiêm VXVGBSS và thời gian tiêm (n=330)…………………..34
Biểu đồ 3.3. Kiến thức của bà mẹ về đường lây truyền VGB (n=330) ………………..35
Biểu đồ 3.4. Kiến thức chung của bà mẹ về bệnh viêm gan B (n=330) ……………….36
Biểu đồ 3.5. Hiểu biết về phản ứng phụ sau tiêm VXVGBSS ……………………………37
Biểu đồ 3.6. Kiến thức của các bà mẹ về tiêm VXVGBSS ………………………………..37
Biểu đồ 3.7. . Lo lắng của bà mẹ nếu tiêm vắc xin VGBSS cho con (n=282) ………38
Biểu đồ 3.8. Thời điểm bà mẹ được CBYTTV về bệnh VGB và tiêm VXVGBSS .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Lê Anh (1988), Bước đầu đánh giá tình trạng mang và mang kéo dài virút viêm gan B trên quần thể dân cư Hà Nội, Luận án PTS Khoa học Y Dược, Trường Đại học Y, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2009), Cẩm nang phòng chống Bệnh truyền nhiễm, NXB Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2012), “Quyết định số 2620/2012/QĐ-BYT về việc hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin VGB sơ sinh”
4. Bộ Y tế (2012), Thành quả 25 năm tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2013), “Quyết định số 678/2013/QĐ-BYT về việc ban hành quy trình chỉ định tiêm vắc xin và tư vấn trước tiêm chủng”.
6. Bộ Y tế (2014), “Quyết định số 04/2014/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em”.
7. Vũ Hồng Cương (1998), Điều tra tỷ lệ HbsAg, tỷ lệ anti-HBs và hiệu lực đáp ứng miễn dịch vắcxin viêm gan B do Việt Nam sản xuất tại thành phố Thanh Hóa, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Bùi Thị Dung (2014), Kiến thức, thái độ và một số yếu tố liên quan tới tiêm
vắc xin viêm gan B sơ sinh của các bà mẹ có con dưới ba tháng tuổi trên địa bàn huyện
Lương Sơn, Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ YTCC, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
9. Trần Ngọc Dung và Huỳnh Thị Kim Yến (2012), “Nghiên cứu tình hình
nhiễm và kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng lây nhiễm vi rút viêm gan
B ở Quận Ninh Kiều, Cần Thơ ”, Y học thực hành, 822(5), tr 161-164.78
10. Chu Thị Thu Hà (2007), Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn vi rút viêm gan
B, khả năng lây truyền cho con ở Phụ nữ có thai tại Hà Nội 2004 -2006 và giải pháp
can thiệp, Tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
11. Ngô Văn Hiến và Nguyễn Cảnh Phú (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ tiêm vắc xin
viêm gan B của trẻ dưới 1 tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Nghi Xuân, Hà
Tĩnh”, Y học thực hành, 817(4), tr50-52.
12. Ngô Văn Hiến và Nguyễn Cảnh Phú (2012), “Kiến thức, thái độ, thực hành
về phòng bệnh Viêm gan B của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại huyện Nghi Xuân, Hà
Tĩnh”, Y học thực hành, 813(3), tr31-34.
13. Nguyễn Trần Hiển và Nguyễn Văn Cường (2008), Tài liệu hỏi đáp về bệnh
viêm gan b và tiêm vắc xin viêm gan B, NXB Y học, Hà Nội.
14. Dương Thị Hồng (2010), Nâng cao tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ
sinh trong bối cảnh tỷ lệ tiêm VGB sơ sinh thấp có liên quan đến phản ứng sau tiêm
chủng, Chương trình tiêm chủng Quốc gia.
15. Dương Thị Hồng và cộng sự (2011), “Một số biện pháp can thiệp tăng tỷ lệ
bao phủ vắc xin viêm gan B sơ sinh để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang
con tại một số bệnh viện tỉnh Hải Dương” Y học thực hành, 787(10), tr35-39.
16. Trương Thị Xuân Liên (1994), Tình hình nhiễm virút viêm gan C tại thành
phố Hồ Chí Minh, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, Hà Nội, Tr. 54-75.
17. Nguyễn Thị Xuân Loan và Nguyễn Thị Từ Vân (2013), “Kiến thức, thái độ,
hành vi của các bà mẹ về chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ tại thành phố Long
Xuyên, An Giang” Y học thực hành, 17(1).
18. Phan Trọng Lân (2013), Vì sao cần thiết tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24
giờ sau sinh?, Hà Nội, truy cập ngày 26/11/2014, tại trang web
http://suckhoedoisong.vn/20130731083142371p61c67/vi-sao-can-thiet-tiem-vacxinviem-gan-b-trong-24-gio-sau-sinh.htm.79
19. Nguyễn Tuyết Nga, Nguyễn Thoa, Huỳnh Thị Gái (1994), “Tỷ lệ mang
kháng nguyên bề mặt virút viêm gan B (HBsAg) và kháng thể HBs trên nhóm phụ nữ
có thai tại Hải Phòng”. Vệ sinh phòng dịch, 4 (18), Tr. 50-52.
20. Trần Huy Quang (2005), Nghiên cứu một số dấu ấn virút viêm gan B và tình
trạng mang HBsAg mạn ở 4 xã nông thôn tỉnh Thanh Hóa (2004-2005), Luận văn thạc
sỹ Y học, Học viện Quân Y, Tr. 33-39.
21. Tiêm chủng mở rộng quốc gia (2014), Kết quả tiêm chủng mở rộng 12 tháng
năm 2013, truy cập ngày 20/11/2014, tại trang web
http://tiemchungmorong.vn/vi/content/thong-ke-tcmr.html.
22. Tiêm chủng mở rộng quốc gia (2015), Báo cáo tổng kết dự án tiêm chủng
mở rộng năm 2014, kế hoạch hoạt động dự án năm 2015, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
Ương.
23. Tiêm chủng mở rộng quốc gia (2015), “Báo cáo sơ kết dự án tiêm chủng mở
rộng quý I/2015”, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.
24. Tổ chức Y tế thế giới, Viêm gan B: Những điều cần biết, truy cập ngày
25/11/2014, tại trang web
http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/hepatitis/factsheet/vi.
25. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang (2012), “Báo cáo kết quả tiêm
chủng trẻ em năm 2011″.
26. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang (2012), “Báo cáo tổng kết 25 năm
tiêm chủng mở rộng”.
27. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang (2013), “Báo cáo kết quả thực hiện
dự án tiêm chủng mở rộng năm 2012″.
28. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang (2014), “Báo cáo kết quả tiêm
chủng trẻ em năm 2013″.80
29. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang (2015), “Báo cáo kết quả triển
khai dự án tiêm chủng mở rộng năm 2014″.
30. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang (2015), “Báo cáo kết quả triển
khai dự án tiêm chủng mở rộng quý I/2015″.
31. Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (2013), “Báo cáo kết quả thực hiện dự án
tiêm chủng mở rộng năm 2012″.
32. Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (2014), “Báo cáo kết quả thực hiện dự án
tiêm chủng mở rộng năm 2013″.
33. Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (2014), “Báo cáo tình hình tiêm chủng cho
trẻ em 2014″.
34. Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (2015), “Báo cáo tổng kết năm 2014”.
35. Nguyễn Thu Vân (2002), Dịch tễ học và dự phòng các bệnh viêm gan virút
từ A đến E, Nhà xuất bản Y học, Tr.41-55.
36. Nguyễn Thị Vân và Cộng sự (2013), “Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ
sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum năm 2012”, Y học thực hành, 18(2).
37. Viện Vệ Sinh Dịch tễ (1995), Tình hình viêm gan virút trên toàn thế giới và
ở Việt Nam. Những đề nghị về chiến lược tiêm phòng vắcxin viêm gan B tại Việt Nam.
38. Cao Văn Y (2008), Thực trạng tiêm vắc xin viêm gan B ở trẻ dưới 1 tuổi và các yếu tố liên quan tới tiêm vắc xin viêm gan B không đúng lịch tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội năm 2008, Luận văn thạc sỹ YTCC, Trường ĐH Y tế công cộng, Hà Nội
Nguồn: https://luanvanyhoc.com