Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019

Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019.Vật sắc nhọn (VSN) là bất cứ vật nào có khả năng gây tổn thương xâm lấn da hoặc qua da như kim tiêm, dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ, ống mao dẫn bị vỡ [4]. Tổn thương do VSN đối với nhân viên y tế (NVYT) là một trong những tổn thương xảy ra thường xuyên và phổ biến nhất trên thế giới dẫn đến nguy cơ cao gây ra các bệnh nghề nghiệp cho NVYT . Trong môi trường làm việc, ngoài những gánh nặng thể lực và tâm lý, NVYT trong đó có điều dưỡng (ĐD) còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt là các tác nhân lây qua máu. Có hơn 20 bệnh có t’ ể lây truyền qua đường máu cho NVYT trong đó có 3 bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất là Viêm gan B, viêm gan C và HIV[25] [20]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính tỷ lệ mới mắc HIV, viêm gan B, viêm gan C hàng năm ở NVYT là 4,0%, 39% và 37% là do các vật sắc nhọn gây chấn thương [45]. Tại các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng, so với những NVYT khác, nhóm đối tượng này có nguy cơ bị tổn thương do VSN cao hơn do tính chất c ông việc [11] [13] [38]. Bên cạnh đó, kỹ năng thực hành xử trí trong và sau khi bị tổn thương của NVYT còn chưa tốt và tâm lý còn chủ quan với các bệnh lây nhiễm nên gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe nghề nghiệp của NVYT. Nhân viên y tế không báo cáo tổn thương nên đã làm c ông tác giám sát tổn thương, theo dõi thực trạng tai nạn nghề nghiệp (TNNN) do VSN gây ra còn nhiều khó khăn [12] [47].


Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên bệnh viện đa khoa (BVĐK) hạng I thuộc Sở Y tế Thái Nguyên với 750 giường bệnh và hơn 600 NVYT trong đó 190 bác sỹ, 50 kỹ thuật viên và 310 điều dưỡng, hộ sinh, 53 cán bộ khác. Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện đã đạt được nhiều thành c ng trong c ng tác khám chữa bệnh, tạo được niềm tin và thu hút được nhiều bệnh nhân trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh tới khám và điều trị [1]. Tuy nhiên, tình trạng báo cáo, giám sát tổn thương do vật sắc nhọn cũng như theo dõi tình trạng tổn thương do VSN ở NVYT còn chưa triển khai một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, Bệnh viện hiện cũng chưa có nghiên cứu nào để có giải pháp cải tiến mang tính thực tế về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là: (1) Thực trạng tổn thương của điều dưỡng, hộ sinh do vật sắc nhọn hiện nay như thế nào? (2) Yếu tố nào có liên quan đến việc tổn thương do vật sắc nhọn gây ra cho điều dưỡng, hộ sinh? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019” từ đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng và hộ sinh.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    M ô tả thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm sàng bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019.
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm sàng bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019.

MỤC LỤC Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT    iii
DANH MỤC BẢNG    iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU    v
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Khái niệm vật sắc nhọn, tổn thương do vật sắc nh’n    4
1.2.    Xử lý vết thương sau khi bị tổn thương do vật sắc nhọn    4
1.3.    Hậu quả của tổn thương do vật sắc nhọn    5
1.4.    Các biện pháp phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn    5
1.5.    Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở NVYT và ở điều dưỡng trên thế giới và
Việt Nam    6
1.6.    Một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở NVYT    11
1.7.    Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu    16
KHUNG LÝ THUYẾT    17
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    18
2.2.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    18
2.3.    Thiết kế nghiên cứu    18
2.4.    Cỡ mẫu, cách chọn mẫu    18
2.5.    Công cụ và phương pháp thu thập    số    liệu    19
2.6.    Các biến số nghiên cứu và    tiêu    chuẩn đánh giá    21
2.7.    Phương pháp xử lý số liệu    22
2.8.    Đạo đức trong nghiên cứu    23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1.    Thô ng tin chung về đối tượng nghiên cứu    24
3.2.    Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm sàng
bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019    28
3.3.    Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng,
hộ sinh tại các khoa lâm sàng bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019    33
3.4.    Mô hình hồi quy đa biến    39
BÀN LUẬN    41
4.1.    Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm
sàng bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019    41
4.2.    Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh tại
các khoa lâm sàng    45
4.3.    Hạn chế của nghiên cứu    49
KẾT LUẬN    50
KHUYẾN NGHỊ    51
TÀI LIỆU THAM KHẢO    52
PHỤ LỤC    58
Phụ lục 1: Phiếu điều tra    58
Phụ lục 2:    Thang điểm đánh giá kiến thức phòng ngừa tổn thương do VSN    68
Phụ lục 3:    Hướng    dẫn phỏng    vấn sâu lãnh đạo bệnh viện    71
Phụ lục 4:    Hướng    dẫn phỏng    vấn sâu trưởng phòng điều dưỡng    73
Phụ lục 5:    Hướng    dẫn phỏng    vấn sâu điều dưỡng trưởng khoa    75
Phụ lục 6: Hướng dẫn thảo luận nhóm điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa lâm sàng    77
Phụ lục 7: Bảng biến số nghiên cứu    79
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Một số đặc điểm cá nhân của ĐTNC (N=270)    24
Bảng 3.2. Đặc điểm tính chất công việc của ĐTNC (N = 270)    25
Bảng 3.3. Tình trạng quá tải và căng thẳng tâm lý của ĐTNC (N = 270)    26
Bảng 3.4. Điều kiện về không gian, ánh sáng, nhân lực khi làm việc của ĐTNC    26
Bảng 3.5.    Kiến thức về phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn của ĐTNC (N=270)    26
Bảng 3.6.    Tỷ    lệ ĐDV, hộ sinh bị tổn thương do VSN trong vòng 6    tháng (N=270)    28
Bảng 3.7.    Tỷ    lệ ĐDV, hộ sinh bị tổn thương do VSN tại các Khoa    (N=114)    28
Bảng 3.8.    Vị    trí cơ thể và dụng cụ gây ra tổn thương(N=114)    29
Bảng 3.9. Địa điểm và thời gian bị tổn thương do vật sắc nhọn (N=114)    29
Bảng 3.10. Thời điểm và nguyên nhân gây tổn thương do VSN (N=114)    30
Bảng 3.11. Tình trạng VSN, tình trạng vết thương và nguồn phơi nhiễm của VSN….31 Bảng 3.12. Theo dõi sức khỏe sau tổn thương (N=114)    31
Bảng 3.13. Thực trạng báo cáo sau tổn thương do vật sắc nhọn (N=114)    32
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với tổn thương do VSN    33
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kiến thức về phòng ngừa tổn thương do VSN với tổn thương do vật sắc nhọn    34
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa điểm đánh giá kiến thức về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn với tổn thương do vật sắc nhọn    35
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa yếu tố tính chất công việc với tổn thương do VSN    36
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa căng thẳng tâm lý, tình trạng quá tải và nhân lực với tổn thương do VSN    37
Bảng 3.19 Mô hình hồi quy đa biến giải thích một số yếu tố ảnh hưởng đến tổn thương do VSN    39

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng, hộ sinh và một số yếu tố ảnh hưởng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên năm 2019

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment