Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020

Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020

Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và một số yếu tố liên quan ở nhóm có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2020
Trần Thu Hằng, Văn Đình Hoà
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ công cụ DASS-21 trên 224 đối tượng nhằm mô tả thực trạng trầm cảm, lo âu, stress và xác định các yếu tố liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần này ở người sử dụng ma túy tại 3 quận Long Biên, Nam Từ Liêm và Hoàn Kiếm. Kết quả cho thấy tỷ lệ biểu hiện trầm cảm, lo âu, stress ở người sử dụng ma túy khá cao lần lượt là 31,7%, 64,3% và 22,8%. Mô hình đa biến chỉ ra 4 yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm gồm nhóm tuổi ≥ 41 tuổi (OR=2,4), tần suất sử dụng chất dạng thuốc phiện hàng tuần (OR=2,2), mức độ nguy cơ cao do dùng chất dạng thuốc phiện (OR=3,6) và tiền sử không tiêm chích ma túy (OR=4,5). Dấu hiệu stress có mối liên quan với các yếu tố: tần suất sử dụng đồ uống có cồn hàng tuần (OR=9,1), tần suất sử dụng chất thuốc phiện hàng tuần (OR=2,9), mức độ nguy cơ cao do dùng chất dạng thuốc phiện (OR= 3,1) và tiền sử không tiêm chích ma túy (OR=6,5), trong khi không có yếu tố nào được chứng minh có liên quan đến dấu hiệu lo âu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định rằng “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ  đơn  thuần  là  không  có  bệnh  tật  hay  ốm đau”.1 Như vậy, từ những năm 40 của thế kỷ 20, vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) đã được thừa nhận như một phần không thể thiếu đối với sức khỏe cộng đồng. Tình trạng SKTT có thể có ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, như kết quả học tập hoặc công việc, các mối quan hệ với gia đình và bạn bè và khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội.Đại dịch COVID – 19 đột ngột bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019 đã làm tăng các yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề SKTT, đặc biệt ở nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương như người sử dụng ma túy. Đã có báo cáo về lo âu, trầm cảm, tăng sử dụng rượu và chất kích thích, tức giận, mất ngủ và tăng nguy cơ tự tử.2 Bên cạnh việc bị phân biệt đối xử và kỳ thị, trong bối cảnh này, người sử dụng ma túy còn phải chịu những gián đoạn về tiếp cận dịch vụ y tế, mất việc làm, giảm sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội.3 Bởi vậy càng làm tăng sự trầm trọng của rối loạn tâm thần sẵn có, tăng khả năng tiếp cận với rượu và các chất gây nghiện khác

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment