Thực trạng truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến huyện ở 4 tỉnh Yến Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Thái Bình năm 2006

Thực trạng truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến huyện ở 4 tỉnh Yến Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Thái Bình năm 2006

Thực trạng truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến huyện ở 4 tỉnh Yến Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Thái Bình năm 2006.Như chúng ta đã biết, trong một xã hội hiện đại và ngày càng phát triển thì các vấn đề về chăm sóc sức khoẻ (CSSK) và bảo vệ sức khoẻ là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Cha ông ta từ xa xưa cũng đã có nhắc đến câu “sức khoẻ là vàng”.

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, đã đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong công tác CSSK của toàn thế giới. Đó là sự ra đời của tuyên ngôn Alma Ata, đã mở đầu cho một thời kỳ mới trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) cho người dân. Hội nghị đã đề cập đến nhiều khái niệm, nội dung, nguyên lý, những yếu tố có liên quan và ảnh hưởng đến việc thực hiện CSSKBĐ cho cộng đồng [1],[19],[20]. Và chính từ hội nghị này những khái niệm cơ bản về nâng cao sức khoẻ (NCSK) cũng đã được đề cập đến. Năm 1986 sự ra đời của Hiến chương Ottawa càng nhấn mạnh thêm vai trò quan trọng của nội dung về CSSKBĐ.

Hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ (TTGDSK) đã được hội nghị Alma Ata đánh giá là nội dung số một trong các nội dung của CSSKBĐ, là biện pháp tốt nhất để NCSK cho cộng đồng. TTGDSK đáp ứng các nhu cầu CSSK và thực tế của từng địa phương để nhằm giải quyết các vấn đề về bệnh tật và sức khoẻ chủ yếu [4],[19],[22].

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đề cao vai trò của TTGDSK, chính nhờ TTGDSK đã cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực hành giúp cho cá nhân và cộng đồng nhận thức rõ được các vấn đề sức khoẻ của bản thân mình. Qua đó nêu ra các biện pháp để giải quyết các vấn đề sức khoẻ đó sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi người, mỗi cộng đồng đó [20],[100]. Chính vì vậy mà các hoạt động TTGDSK đã luôn được coi trọng trong mọi chương trình CSSK, và luôn luôn đòi hỏi phải được đầu tư lâu dài, quan tâm thực hiện và có các phương pháp, kỹ năng cho phù hợp với tình hình của từng cộng đồng.

Truyền thông giáo dục sức khoẻ được coi là một trong các biện pháp hàng đầu nhằm bảo vệ môi trường, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường, tăng cường sức khoẻ cho cộng đồng [13]. Do vậy, đẩy mạnh hoạt động TT-GDSK là đầu tư lâu dài, bền vững cho sức khoẻ, giúp cho mỗi thành viên trong cộng đồng có khả năng chủ động giải quyết các vấn đề sức khoẻ bệnh tật, góp phần NCSK cho chính bản thân họ và cho cả cộng đồng [12].

Chính vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : Thực trạng truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến huyện ở 4 tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Thái Bình năm 2006

Mục tiêu chung là: Mô tả thực trạng truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến huyện ở 4 tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Thái Bình năm 2006 và khả năng đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tại 4 tỉnh trên. Với các mục tiêu cụ thể như sau:

1. Mô tả hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến huyện tại 4 tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Thái Bình năm 2006.

2. Phát hiện khả năng đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ tuyến huyện tại 4 tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Thái Bình năm 2006

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment