Thực trạng tự kỳ thị ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV

Thực trạng tự kỳ thị ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng tự kỳ thị ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016.Kỳ thị được hiểu là việc một người có quan điểm hay cách đánh giá nhìn nhận đối với sự khác biệt nào đó của một cá nhân hay một nhóm người khác và thường mang ý nghĩa tiêu cực. Kỳ thị là thái độ làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. Kỳ thị có thể dẫn đến những định kiến, hành vi hoặc hành động làm tổn thương người khác.Kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân dưới mắt của người khác. Những đặc điểm gây ra kỳ thị thường rất đa dạng, ví dụ: màu da, cách nói năng hoặc sở thích tình dục. Trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh nào đó, một số đặt tính nhất định bị người khác để ý và coi là đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường. Khi kỳ thị được thể hiện hành động thì đó là phân biệt đối xử [1].

Kỳ thị đối với những người sống chung với HIV được coi là rào cản chính, là thách thức đối với việc tiếp cận dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV trên thế giới cũng như ở Việt Nam [2][1]. Kỳ thị với người có HIV có nhiều hình thức như bị xì xào, bàn tán, bị xúc phạm, bị từ chối việc làm, bị loại khỏi các hoạt động xã hội. Kết quả của các nghiên cứu về thực trạng kỳ thị HIV từ trước đến nay đều nhận định rằng nhóm quần thể nam giới quan hệ đồng tính, phụ nữ bán dâm, tiêm chích ma túy phải chịu sự kỳ thị nặng nề nhất [2–5][1–4]. Song hành với sự kỳ thị đó là sự tự kỳ thị. Các nhà tâm lý cho rằng nó được hình thành, được định hình từ chính những lần mà con người ta gặp phải sự đổ lỗi, xấu hổ, phân biệt đối xử

Kỳ thị với người có HIV có nhiều hình thức như bị xì xào, bàn tán, bị xúc phạm, bị từ chối việc làm, bị loại khỏi các hoạt động xã hội…Và mức độ còn gia tăng hơn khi họ là người tiêm chích, gái mại dâm, nam bán dâm nhiễm . Từ việc bị kỳ thị có thể dẫn đến việc Chính điều này khiến họ rơi vào tình trạng tự kỳ thị mình với những cảm xúc tiêu cực và hệ quả có thể là, những hành động cực đoan dành cho bản thân mình [6–8][1].

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu kỳ thị và tự kỳ thị HIV, có nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành liên quan đến vấn đề này, đặc biệt ở trên đối tượng nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV [9–11][5–8].

Tại Việt Nam, những chủ đề nghiên cứu về kỳ thị trên đối tượng nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV đã đang được quan tâm và thực hiện nhiều hơn [12, 13][9, 10], tuy nhiên vẫn thiếu các nghiên cứu về tự kỳ thị trên nhóm đối tượng này. Để Đối với Hà Nội, một điểm nóng về tình trạng nghiện chích ma túy và nhiễm HIV trên cả nước, vấn đề này luôn là mối quan tâm hàng đầu trong công tác phòng chống HIV/AIDS. gGóp phần cung cấp những thông tin cho các chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS, chúng tôi thực hiện đề tài:

Thực trạng tự kỳ thị ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016” với hai mục tiêu:

1. Mô tả thực trạng tự kỳ thị đối với hành vi sử dụng ma túy và tình trạng nhiễm HIV ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016.

2. Mô tả một số yếu tố liên quan (đặc trưng cá nhân, hành vi nguy cơ, tiếp cận dịch vụ y tế, sự hỗ trợ xã hội) đến mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy và tình trạng nhiễm HIV ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016.

MỤC LỤC Thực trạng tự kỳ thị ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan ở nam tiêm chích ma túy nhiễm HIV tại Hà Nội năm 2016

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học nhiễm HIV và mối liên quan với tiêm chích ma túy 3
1.1.1. Dịch tễ học nhiễm HIV trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.2. Nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma túy ở Việt Nam 5
1.2. Khái niệm về kỳ thị, tự kỳ thị và mối liên quan với HIV 7
1.2.1. Khái niệm về kỳ thị và tự kỳ thị 7
1.2.2. Hệ quả của kỳ thị, tự kỳ thị và tác động liên quan đến HIV/AIDS 9
1.3. Kỳ thị và tự kỳ thị ở nhóm tiêm chích ma túy 13
1.4. Một số yếu tố liên quan đến kỳ thị, tự kỳ thị ở người TCMT nhiễm HIV 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 19
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2.3. Địa điểm phỏng vấn 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 19
2.4. Các biến số/Chỉ số 21
2.5. Phương pháp thu thập số liệu 22
2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 22
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu 22
2.6. Sai số và phương pháp khắc phục 24
2.6.1. Sai số 24
2.6.2. Phương pháp khắc phục 24
2.7. Xử lý và phân tích số liệu 24
2.8. Đạo đức nghiên cứu 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đặc điểm chung 26
3.2. Mô tả sự tự kỳ thị với hành vi sử dụng ma túy 28
3.3. Mô tả sự tự kỳ thị với tình trạng nhiễm HIV 29
3.5. Mô tả sự tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan 35
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 53
4.2. Tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy và một số yếu tố liên quan 54
4.3. Tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan 58
4.4. Điểm mới và hạn chế của nghiên cứu 61
KẾT LUẬN 63
KHUYẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học và một số yếu tố của mẫu nghiên cứu 26
Bảng 3.2. Đặc điểm tự kỳ thị với hành vi sử dụng ma túy 28
Bảng 3.3. Đặc điểm tự kỳ thị đối với tình trạng nhiễm HIV 29
Bảng 3.4. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy theo đặc điểm nhân khẩu học 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy theo một số yếu tố nguy cơ 32
Bảng 3.6. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội 33
Bảng 3.7. Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị hành vi sử dụng ma túy với một số yếu tố liên quan 34
Bảng 3.8. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố giữ khoảng cách theo đặc điểm nhân khẩu học 35
Bảng 3.9. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố giữ khoảng cách theo một số yếu tố nguy cơ. 36
Bảng 3.10. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố giữ khoảng cách theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội. 37
Bảng 3.11. Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV (yếu tố giữ khoảng cách) với một số yếu tố liên quan 38
Bảng 3.12. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố tự đổ lỗi theo đặc điểm nhân khẩu học 39
Bảng 3.13. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố tự đổ lỗi theo một số yếu tố nguy cơ 40
Bảng 3.14. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố tự đổ lỗi theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội. 41
Bảng 3.15. Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV (yếu tố tự đổ lỗi) với một số yếu tố liên quan. 42
Bảng 3.16. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố lo sợ phân biệt đối xử theo đặc điểm nhân khẩu học 44
Bảng 3.17. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố lo sợ phân biệt đối xử theo một số yếu tố nguy cơ 45
Bảng 3.18. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV ở yếu tố lo sợ phân biệt đối xử theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội. 46
Bảng 3.19: Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV (yếu tố lo sợ phân biệt đối xử) với một số yếu tố liên quan. 47
Bảng 3.20. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV chung theo đặc điểm nhân khẩu học 48
Bảng 3.21. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV chung theo một số yếu tố nguy cơ 49
Bảng 3.22. Tỷ lệ mức độ tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV chung theo yếu tố hỗ trợ gia đình, xã hội. 50
Bảng 3.23. Phân tích đa biến mối liên quan giữa tự kỳ thị tình trạng nhiễm HIV (tự kỳ thị chung) với một số yếu tố liên quan. 51

Leave a Comment