Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2017

Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2017

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2017.HIV/AIDS không còn là vấn đề xa lạ với nhân loại, nhưng vẫn là một vấn đề sức khỏe công cộng lớn của toàn cầu. Sau 35 năm từ khi được phát hiện vào năm 1981, HIV/AIDS lây lan nhanh chóng và trở thành một trong những đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người, đe dọa nhân loại từng giờ. Ước tính mỗi ngày có trên 6.800 người nhiễm HIV và trên 5.700 người tử vong vì AIDS. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến cuối năm 2015, toàn thế giới có 36,7 triệu người nhiễm HIV và 1,1 triệu người tử vong vì AIDS [50]. Mặc dù là quốc gia đầu tiên phát hiện bệnh nhưng hậu quả nặng nề mà HIV/AIDS để lại lại không xảy ra nghiêm trọng tại Mỹ mà rơi vào nhóm các nước nghèo, kém phát triển hoặc đang phát triển.

Việt Nam nằm trong 12 quốc gia chiếm 90% số người sống chung với HIV và là nước có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [1]. Tính đến 12/2015, cả nước có 227.154 người nhiễm HIV đang còn sống, 85.194 người nhiễm HIV đang ở giai đoạn AIDS và có trên 86.716 người nhiễm HIV đã tử vong [16]. Dù đã có nhiều nỗ lực phòng ngừa, tuy nhiên, hiện tại HIV vẫn là một thách thức lớn cho Việt Nam. Đầu tư cho các hoạt động dự phòng HIV hướng tới các quần thể nguy cơ cao và độ bao phủ của các can thiệp giảm hại vẫn còn dưới mức kiểm soát được dịch, chưa đáp ứng hoàn toàn với nhu cầu của quần thể. Khoảng thiếu hụt giữa nhu cầu điều trị liệu pháp kháng retrovirus và độ bao phủ dịch vụ điều trị ngày càng tăng. Chưa kể tới những hình thái lây truyền mới và phức tạp hơn đã và đang xuất hiện [1]. Để cải thiện tình trạng trên, Việt Nam và các quốc gia hiện đang đầu tư nhiều nguồn lực trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS. Trong tuyên bố chính trị của Liên hợp quốc năm 2016 đã khẳng định rằng toàn thế giới sẽ dồn tổng lực để kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Ba mục tiêu chung và 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 đã được các nhà lãnh đạo thế giới cam kết thực hiện. Một trong ba mục tiêu đó là: “Đến năm 2020, xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV” [1]. Lý do kỳ thị – phân biệt đối xửđược coi như 1 trong 3 mục tiêu quan trọng nhất của cam kết là bởi tình trạng nàyđược xem là một rào cản chính đối với việc tiếp cận trong việc chăm sóc, dự phòng và điều trị HIV [1]. Trải nghiệm về kỳ thị – phân biệt đối xử rất đa dạng từ việc bị xỉ nhục, bạo lực, bị bạn bè, cộng đồng, gia đình từ bỏ, đến mất việc, bị đuổi học, bị từ chối dịch vụ y tế. Tuy nhiên, kỳ thị – phân biệt đối xử có thể giải quyết bằng nhiều rào cản pháp lý. Một trong những khía cạnh đang được2 quan tâm và khó khăn hơn trong vấn đề can thiệp là tự kỳ thị. Tự kỳ thị được coi như một biến dạng và khuếch đại của kỳ thị. Bằng chứng cho thấy tự kỳ thị tồn tại ở những người nhiễm HIV có mức độ lớn hơn nhiều so với sự kỳ thị của cộng đồng [31]. Đến nay, những số liệu mới nhất về tự kỳ thị tại Việt Nam được phân tích từ 2014, tuy nhiên, chỉ là một phần trong báo cáo chung về mức độ kỳ thị [1]. Thủ đô Hà Nội là một trong những tỉnh trọng điểm trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Y tế, Hà Nội nằm trong nhóm 5 tỉnh có số ca mắc tích lũy nhiều nhất cả nước [16]. Gần 11.000 bệnh nhân HIV/AIDS đang được điều trị tại 21 phòng khám ngoại trú và đa phần các phòng khám đặt tại
Trung tâm Y tế các quận/huyện [12]. Trong số 13 phòng khám ngoại trú đặt tại quận/huyện thì phòng khám ngoại trú huyện Đông Anh có số lượng bệnh nhân đông nhất. Phòng khám này hiện đang điều trị, cấp phát thuốc cho 832 bệnh nhân, điều trị mới 58 bệnh nhân, lập hồ sơ mới cho 63 trường hợp (tính đến 30/9/2016). Việc quản lý, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV tại các phòng khám ngoại trú có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát tình hình dịch [12]. Tuy nhiên, còn tổn tại không ít rào cản ảnh hưởng tới việc tiếp cận và tuân thủ điều trị của người nhiễm HIV/AIDS. Tự kỳ thị là một trong những rào cản lớn ảnh hưởng tới vấn đề trên. Tuân thủ điều trị không tốt dẫn đến thất bại điều trị – một hậu quả mà không một bệnh nhân HIV/AIDS nào muốn đối mặt. Do vậy rất cần những nghiên cứu cập nhật vềthực trạng tự kỳ thị của những bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú và đánh giá tác động của vấn đề này. Với những yêu cầu bức thiết của thực tế cũng như nguồn lực có hạn của nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu thăm dò tại phòng khám ngoại trú Đông Anh, Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu “Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2017” là cơ sở xây dựng các chương trình can thiệp tác động đến đối tượng đích, nhằm giảm tỷ lệ tự kỳ thị và tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV tại địa bàn nghiên cứu.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tự kỳ thị của bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2017.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng tự kỳ thị ở bệnh nhân đang điều trị HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Đông Anh, Hà Nội năm 2017

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………………………………….iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………………………………………………………..v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………vii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………….3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………4
1.1. Một số khái niệm liên quan giữa tự kỳ thị và người nhiễm HIV………………………………4
1.2. Tình hình chung về dịch HIV/AIDS…………………………………………………………………….5
1.3. Vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS……………………………….6
1.3.1. Thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống chung với HIV……………………6
1.3.2. Một số yếu tố liên quan tới kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ……….10
1.3.3. Cơ sở pháp lý của chống kỳ thị liên quan đến nhiễm HIV/AIDS…………………………10
1.4. Tự kỳ thị với người nhiễm HIV …………………………………………………………………………13
1.5. Mối liên quan giữa kỳ thị, phân biệt đối xử và tự kỳ thị ……………………………………….17
1.6. Một số bộ công cụ đánh giá chỉ số tự kỳ thị ………………………………………………………..18
1.7. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu………………………………………………………………19
1.8. Khung lý thuyết……………………………………………………………………………………………….21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………….22
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………….22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………………22
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………………….22
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………….22
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin …………………………………………………………23
2.6. Biến số nghiên cứu ………………………………………………………………………………………….24
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá …………………………………………………………………………………………25
2.8. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………………..26
2.9. Đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………………………………………26
2.10. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục …………………………………………..27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………..29
3.1. Một số thông tin chung về người nhiễm HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú
huyện Đông Anh ……………………………………………………………………………………………..29
iii
3.2. Thực trạng tự kỳ thị ở người nhiễm HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú huyện
Đông Anh ……………………………………………………………………………………………………….35
3.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ tự kỳ thị ở người nhiễm HIV đang điều trị tại phòng
khám ngoại trú huyện Đông Anh ……………………………………………………………………….38
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..55
4.1. Một số thông tin chung về người nhiễm HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú
huyện Đông Anh ……………………………………………………………………………………………..55
4.2. Thực trạng tự kỳ thị ở người nhiễm HIV đang điều trị tại phòng khám ngoại trú huyện
Đông Anh ……………………………………………………………………………………………………….57
4.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ tự kỳ thị ở người nhiễm HIV đang điều trị tại phòng
khám ngoại trú huyện Đông Anh ……………………………………………………………………….60
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………..71
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………..72
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………..73
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………………..78
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG NHIỄM HIV ĐIỀU TRỊ TẠI OPC
ĐÔNG ANH, HÀ NỘI NĂM 2017 ……………………………………………………………….78
Phụ lục 2: BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU …………………………………………………..85
Phụ lục 3: KINH PHÍ……………………………………………………………………………………88
Phụ lục 4: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU………………………………………………………….89
Phụ lục 5: BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA CÁC KẾT LUẬN CỦA HỘI
ĐỒNG SAU BẢO VỆ LUẬN VĂN/LUẬN ÁN……………………………………………..9
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ……………………….29
Bảng 3.2. Thời gian kể từ khi phát hiện bệnh……………………………………………….31
Bảng 3.3. Tình trạng quan hệ tình dục tính đến thời điểm nghiên cứu……………..31
Bảng 3.4. Tình trạng khuyết tật…………………………………………………………………..32
Bảng 3.5. Thành viên của các nhóm nguy cơ hiện tại và trước đây …………………32
Bảng 3.6. Thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình trong 12 tháng qua …….33
Bảng 3.7. Tình trạng công khai thông tin nhiễm HIV của đối tượng với các nhóm
xã hội khác (ngoài cán bộ y tế tại nơi điều trị)………………………………………………34
Bảng 3.8. Những đối tượng xã hội nắm bắt được tình trạng nhiễm HIV của đối
tượng nghiên cứu ngoài cán bộ y tế tại nơi điều trị (n=273) …………………………..34
Bảng 3.9. Cảm xúc tiêu cực mà người nhiễm HIV đã trải qua trong 12 tháng qua
vì tình trạng nhiễm HIV (n=289) ………………………………………………………………..35
Bảng 3.10. Hành vi của PLHIV trong 12 tháng qua vì tình trạng nhiễm HIV …..36
Bảng 3.11. Những điều mà người nhiễm HIV lo sợ xảy ra với mình trong 12 tháng
qua vì tình trạng nhiễm HIV ………………………………………………………………………37
Bảng 3.12. Tỷ lệ người nhiễm HIV tự kỳ thị trong nghiên cứu ………………………37
Bảng 3.13. Mức độ tự kỳ thị ở người nhiễm HIV (n=254)……………………………..38
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với mức độ tự kỳ thị trong 12
tháng qua …………………………………………………………………………………………………39
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố hành vi nguy cơ với mức độ tự kỳ thị
trong 12 tháng qua…………………………………………………………………………………….43
Bảng 3.16. Biểu hiện kỳ thị của gia đình và xã hội vì tình trạng nhiễm HIV…….44
Bảng 3.17. Đối tượng hành hung (n=20) ……………………………………………………..46
Bảng 3.18. Lý do bị kỳ thị và/hoặc bị phân biệt đối xử ngoài việc nhiễm HIV …46
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của gia đìnhvới mức độ tự kỳ thị ở người
nhiễm HIV trong 12 tháng qua……………………………………………………………………47
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về các hoạt động cộng đồngvới
mức độ tự kỳ thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua ………………………………48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về giáo dụcvới mức độ tự kỳ
thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua…………………………………………………..51vi
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về việc làmvới mức độ tự kỳ
thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua…………………………………………………..52
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về dịch vụ y tế với mức độ tự
kỳ thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua………………………………………………5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ……………………….29
Bảng 3.2. Thời gian kể từ khi phát hiện bệnh……………………………………………….31
Bảng 3.3. Tình trạng quan hệ tình dục tính đến thời điểm nghiên cứu……………..31
Bảng 3.4. Tình trạng khuyết tật…………………………………………………………………..32
Bảng 3.5. Thành viên của các nhóm nguy cơ hiện tại và trước đây …………………32
Bảng 3.6. Thu nhập trung bình hàng tháng của gia đình trong 12 tháng qua …….33
Bảng 3.7. Tình trạng công khai thông tin nhiễm HIV của đối tượng với các nhóm
xã hội khác (ngoài cán bộ y tế tại nơi điều trị)………………………………………………34
Bảng 3.8. Những đối tượng xã hội nắm bắt được tình trạng nhiễm HIV của đối
tượng nghiên cứu ngoài cán bộ y tế tại nơi điều trị (n=273) …………………………..34
Bảng 3.9. Cảm xúc tiêu cực mà người nhiễm HIV đã trải qua trong 12 tháng qua
vì tình trạng nhiễm HIV (n=289) ………………………………………………………………..35
Bảng 3.10. Hành vi của PLHIV trong 12 tháng qua vì tình trạng nhiễm HIV …..36
Bảng 3.11. Những điều mà người nhiễm HIV lo sợ xảy ra với mình trong 12 tháng
qua vì tình trạng nhiễm HIV ………………………………………………………………………37
Bảng 3.12. Tỷ lệ người nhiễm HIV tự kỳ thị trong nghiên cứu ………………………37
Bảng 3.13. Mức độ tự kỳ thị ở người nhiễm HIV (n=254)……………………………..38
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với mức độ tự kỳ thị trong 12
tháng qua …………………………………………………………………………………………………39
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa các yếu tố hành vi nguy cơ với mức độ tự kỳ thị
trong 12 tháng qua…………………………………………………………………………………….43
Bảng 3.16. Biểu hiện kỳ thị của gia đình và xã hội vì tình trạng nhiễm HIV…….44
Bảng 3.17. Đối tượng hành hung (n=20) ……………………………………………………..46
Bảng 3.18. Lý do bị kỳ thị và/hoặc bị phân biệt đối xử ngoài việc nhiễm HIV …46
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của gia đìnhvới mức độ tự kỳ thị ở người
nhiễm HIV trong 12 tháng qua……………………………………………………………………47
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về các hoạt động cộng đồngvới
mức độ tự kỳ thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua ………………………………48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về giáo dụcvới mức độ tự kỳ
thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua…………………………………………………..51vi
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về việc làmvới mức độ tự kỳ
thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua…………………………………………………..52
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa sự kỳ thị của xã hội về dịch vụ y tế với mức độ tự
kỳ thị ở người nhiễm HIV trong 12 tháng qua………………………………………………5

Leave a Comment