Thực trạng tuân thủ điều trị THA và một số yếu tỗ liên quan của người bệnh ngoại trú

Thực trạng tuân thủ điều trị THA và một số yếu tỗ liên quan của người bệnh ngoại trú

Thực trạng tuân thủ điều trị THA và một số yếu tỗ liên quan của người bệnh ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013.Tăng huyết áp (THA) là bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và hiện ở mức cao và được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì trong nhiều trường hợp mặc dù không có dấu hiệu cảnh báo nào, nhưng khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh Ịnhân đã ở trạng thái nguy kịch[44]. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thể giới (WHO), THA ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì THA là nguyên nhân trực tiếp gây từ vong của 7,1 triệu người [7].

THA là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn •cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%), hay tăng đường máu (5,8%)[35]. Tỷ lệ tăng huyết áp nói chung trên thế giới khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển. Theo WHO, trên thế giới tỷ lệ THA năm 2000 khoảng 26,4%, dự tính đến năm 2025 sẽ là 29,2% tức khoảng 1,56 tỷ người bị THA nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời.
Tại Việt Nam, THA ở người lớn ngày càng gia tăng[35]. Trong những năm 1960 tỷ lệ THA là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%[35]. Theo một điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (>25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ THA đã tăng lên 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn thì có 1 người bị THA. Với dân số Việt .Nam khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị THA[35].
Trong số những người bị THA thì có tới 52% (khoảng 5,7 triệu người) là không biết mình bị THA; 30% (khoảng 1,6 triệu người) người đã biết bị THA nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào; và 64% những người đó (khoảng
2,4    triệu người) THA đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa được huyết áp về số huyết áp mục tiêu (HAMT)[35]. Như vậy hiện nay Việt Nam có khoảng 9,7 triệu người dân hoặc là không biết bị THA, hoặc THA nhưng không được điều trị hoặc có điều trị nhưng chưa đưa số huyết áp về mức bình thường. Theo điều tra của
Phạm Gia Khải ở miền Bắc Việt Nam năm 2008, tỷ lệ THA được điều trị là 19,1%, tỷ lệ huyết áp được kiểm soát mới chỉ khoảng 2,2%.
THA là bệnh phải điều trị đầy đủ, liên tục, lâu dài. Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhưng trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trị là một thách thức rất lớn không những với bản thân người bệnh mà với cả hệ thống y tế[40, 44]. Nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng năm 2000 ở bệnh nhân THA tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy 23,8% bệnh nhân tuân thủ theo dõi điều trị, 46% theo dõi điều trị sơ sài, 30,2% không theo dõi điều trị[32]. Kết quả đánh giá mô hình điểm về quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại Đông Anh, Ba Vì, Hà Nội từ năm 2005 đến 2007 có khoảng 48,3% đối tượng . THA thực hành tuân thủ điều trị về thay đổi lối sống phù hợp bệnh.Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phương năm 2011 ở bệnh nhân THA từ 25 đến 60 tuồi tại 4 phường thành phố Hà Nội có 44,8% đối tượng nghiên cứu đạt về thực hành tuân thủ điều trị THA[29]. Hiện tại tồng số bệnh nhân THA được quản lý: 41984 người (đạt 58,3%) trong tổng số 71972 người được sàng lọc từ năm 2010[4]. số bệnh nhân được quản lý được điều trị đạt huyết áp mục tiêu là 17613/41984 (41,9%) người được quản lý [4]. Năm 2012 ở Bình Phước, có 14200 người được khám sàng lọc phát hiện bị THA nhưng chỉ quản lý được 2000 người[4].
Trong vòng 30 năm qua, việc điều trị THA đã có nhiều tiến bộ, góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong do đột quỵ và bệnh mạch vành. Việc tuân thủ điều trị nhằm khống chế THA là rất quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, chúng tôỉ tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tuân thủ điều trị THA và một số yếu tỗ liên quan của người bệnh ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013” để trả lời câu hỏi: (1) Thực trạng tuân thủ điều trị THA của bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013 như thế nào? và (2) Yếu tố nào liên quan đến các loại tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở những bệnh nhân này.
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.    Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại phòng khám bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng hu vết áp đang điều trị ngoại trú tại phòng khám BVĐK tỉnh Bình Phước năm 2013.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẤT    :    vi
DANH MỤC BẢNG    vii
DANH MỤC BIÊU ĐỒ    viii
TÓM TẮT    ix
ĐẶT VÂN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu    3
Chương 1: TỐNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Một số khái niệm cơ bản về tăng huyết áp    4
1.2.    Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp:    8
1.3.    Biến chứng của tăng huyết áp hoặc tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp. 8
. 1.4. Các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tăng huyết áp    8
1.5.    Tình hình bệnh tăng huyết áp ở một số nước trên thế giới    10
1.6.    Nghiên cửu thực trạng tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam    11
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu    17
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    17
2.2.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu    17
2.3.    Thiết kế nghiên cứu    17
2.4.    Mau và phương pháp chọn mẫu    17
2.5.    Phương pháp thu thập số liệu    18
2.6.    Xử lý và phân tích số liệu    18
2.7.    Các biến số nghiên cứu và khái niệm, hay tiêu chuẩn đánh giá    18
2.8.    Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu    21
2.9.    Hạn chế của nghiên cứu    22
Chương 3: KẾT QUẢ    23
3.1.    Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    23
3.1.1.    Đặc điểm nhân khẩu học    23
3.1.2.    Đặc điểm liên quan đến điều trị    24
3.1.3.    Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp    24
3.1.4. Thông tin về hỗ trợ điều trị tăng huyết áp ngoại trú        
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp        
3.2.1.    Tuân thủ thuốc điều trị        
■    3.2.2. Tuân thủ chế độ ăn    í        
3.2.3.    Tuân thủ hạn chế rượu/bia        
3.2.4.    Tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào        
3.2.5.    Tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực        
3.2.6.    Tuân thủ đo huyết áp hàng ngày, ghi lại huyết áp và tái khám định kỳ    
3.3.7.    Tỷ lệ các loại tuân thủ điều trị tăng huyết áp        
3.3.8.    Sự kết hợp các loại tuân thủ điều trị tăng huyết áp        
3.2.9.    Tuân thủ điều trị tăng huyết áp chung    
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp    
3.3.1    Một yếu tố liên quan đến tuân thủ thuốc điều trị    
3.3.2.    Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ ăn    
3.3.3.    Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp chung    
Chương 4: BÀN LUẬN    
4.1.    Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cửu    
4.1.1.    Đặc điểm nhân khẩu học    
4.1.2.    Một số đặc điểm liên quan đến điều trị    
4.1.3.    Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp    
4.2.    Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp    
4.2.1    Tuân thủ thuốc điều trị    
4.2.2.    Tuân thủ chế độ ăn    
4.2.3.    Tuân thủ hạn chế rượu/bia    
4.2.4.    Tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào    
4.2.5.    Tuân thủ chế độ sinh hoạt, luyện tập thể lực    
4.2.6.    Tuân thủ đo huyết áp hàng ngày, ghi lại huyết áp và tái khám định kỳ    
4.2.7.    Tuân thủ các chế độ điều trị tăng huyết áp (Tuân thủ điều trị THA chung)..
4.3.    Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp    
4.3.1.    Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ thuốc điều trị    
4.3.2.    Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ ăn    
4.3.3.    Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp chung
KẾT LUẬN    
KHUYẾN NGHỊ    
. TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC    
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn đối tượng nghiên cứu    
Phụ lục 2: Khung lý thuyết    
Phụ lục 3: Hướng dẫn chẩn đoán bệnh và điều trị tăng huyết áp    
Phụ lục 4: Quy trình đo huyết áp đúng    
Phụ lục 5: Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát    
Phụ lục 6: Bảng đánh giá tuân thủ điều trị    
Phụ lục 7: Bảng các biến số nghiên cứu   

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment