Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thay thế nghiện Chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thay thế nghiện Chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

Luận văn Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thay thế nghiện Chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012 – 2014. Theo báo cáo tình hình ma túy trên thế giới năm 2014 của cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm liên hợp quốc (UNODC) cho thấy tỷ lệ sử dụng ma túy trên toàn cầu vẫn tiếp diễn với khoảng 243 triệu người – tương đương với 5% dân số thế giới. Trong đó số người lệ thuộc vào ma túy chiếm khoảng 27 triệu người, xấp xỉ 0,6% dân số trưởng thành trên toàn cầu [1]. Do đó, các biện pháp điều trị nghiện chất có ý nghĩa quan trọng đối với người nghiện nói riêng và xã hội nói chung. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đều cho thấy điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone là một phương pháp “tiêu chuẩn vàng” đối với người nghiện heroin, giúp người nghiện dần từ bỏ heroin, phục hồi dần sức khỏe và các chức năng xã hội [2], [3].

Và tới nay, có hơn 70 nước triển khai chương trình Methadone với khoảng 580.000 bệnh nhân tại Châu Âu và hơn 200.000 bệnh nhân tại Châu Á. Tại Hoa Kỳ: đang điều trị cho 260.000 người trên tổng số gần một triệu người nghiện ma túy tại 1.200 cơ sở điều trị Methadone. Hồng Kông có 20 cơ sở điều trị Methadone đang hoạt động với tổng số người đăng ký tham gia chương trình Methadone là 8.159 [4], [5]. Tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2014, cả nước có 122 cơ sở điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho hơn 21.000 người sử dụng heroin tại 38 tỉnh thành phố [1]. Có thể nói rằng, chương trình điều trị Methadone là chương trình điều trị hiệu quả nhất trong các biện pháp điều trị nghiện các CDTP [4].
Và tuân thủ điều trị là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của chương trình bởi thực tế cho thấy, khi bệnh nhân không tuân thủ, không đến phòng khám sẽ có nguy cơ tái sử dụng lại CDTP, tham gia vào các hoạt động phạm pháp. Do đó, để đảm bảo chất lượng và nâng cao được các lợi ích do chương trình đem lại tuân thủ điều trị đang là một thách thức lớn, nhất là khi chương trình điều trị Methadone đang ngày càng mở rộng với mục tiêu sẽ là điều trị 80.000 bệnh nhân vào cuối năm 2015. Đáp ứng nhu cầu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thay thế nghiện CDTP bằng Methadone tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012 – 2014 ” với 2 mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị của bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội 2012-2014. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Bộ Lao động thương binh và xã hội (2014), ” Báo cáo tình hình ma túy thế giới 2014″.
2.    Trần Vũ Hoàng (2013), “Hiệu quả điều trị Methadone lên sức khỏe tâm thần chất lượng cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng trong những người nghiện chích ma túy tại Việt Nam”, Hội nghị quốc gia về phòng chống HIV/ AIDS lần thứ V – Đại học Y Hà Nội.
3.    World Health Organization (2004), “Proposal for the inclusion of methadone in the who model list of essential inedicines “, tr. 22-27.
4.    Bộ Y Tế (2010), “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone”, Quyết định số 3140/QĐ-BYT30/8/2010
5.    Bộ Y Tế (2012), “Báo cáo tổng kết về Hoạt động triển khai chương trình Methadone”.
6.    Bộ Y Tế (2013), “Tập huấn định hướng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone”.
7.    USAID và FHI360 (2011), “Sổ tay thông tin điều tra Methadone dành cho người bênh”.
8.    Mark W. Parrino và M.P.A (2008), “Developing trends in Methadone/Buprenorphine treatment in the U.S. and Europe”.
9.    Cục phòng chống HIV/ AIDS (2012), “XHH công tác điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone giải pháp giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình”.
10.    WHO (2013), “Heroin dependence treatment reduces HIV infections in Spain”.
11.    Bộ Y Tế (2011), “Tổng kết công tác điều trị nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone Hà Nội”.
12.    Bộ Y Tế (2010), “Hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone”.
13.    Trần Viết Nghị (2010 ), “Nghiện các chất dạng thuốc phiện và các phương pháp điều trị tại Việt Nam”.
14.    Nguyễn Minh Tuấn và Trần Viết Nghĩa (2004), “Áp dụng điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Viện Sức Khỏe tâm thần”, Tạp chí Y học thực hành. 487(9), tr. 40-45.
15.    Vũ Văn Công và Dương Thị Hương (2009), “Hiệu quả triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Hải Phòng năm 2009”, Tạp chí YHDP. 23(2).
16.    Cục phòng, chống HIV/AIDS (2014), “Sơ kết công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2014. Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 và định hướng 2015”.
17.    Schwartz Robert P, Mitchell Shron M và Perterson James A (2008), “Attitudes toward burenophine and methadone among opioid-dependent individuals”, Am JAddict. 15(5), tr. 1-10.
18.    Stevens Alex và các cộng sự. (2008), “Early exit: Estimating and explaining early exit from drug treament”, Harm Reduction. 13(5), tr. 1-14.
19.    Cao XB và các cộng sự. (2012), “Characteristics and associated factors of long-term retention for methadone maintenance treatment patients”. 46(11), tr. 995-998.
20.    Hoàng Đình Cảnh, Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Văn Hưng (2009), “Thực trạng bệnh nhân trước khi tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh”, Y học thực hành. 875(7), tr. 2-5.
21.    Lê Nhân Tuấn (2011), “Kết quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Hà Nội”.
22.    Vũ Việt Hưng, Hồ Thị Hiền và Nguyễn Thị Thu Trang (2011), “Sử dụng dịch vụ điều trị thay thế thuốc Methadone tại huyện Từ Liêm, Hà Nội”, Y học dự phòng. 122(4), tr. 35-41.
23.    Bộ Y Tế (2009), “Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/SIT( IBBS) tại Việt Nam”.
24.    Bùi Thị Nga và Nguyễn Anh Quang (2013), “Mô tả hành vi nguy cơ nhiễm HIV và xác định tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm NCMT tham gia chương trình dùng thuốc thay thế Methadone ở TP Hà Nội”, Y học Việt Nam. 415, tr. 80-84.
25.    Cao Thị Vân (2011), “Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone sau 2 năm điều trị tại phòng khám ngoại trú quận 4 TP Hồ Chí Minh”, Đề tài cấp cơ sở.
26.    Miriam Adelson và các cộng sự. (2013), “Methadone maintenance treatment experience in Macao – Prospective follow-up for Initial 4.5 years”, Journal of Psychoactive Drugs. 45(4), tr. 313-321.
27.    Đinh Thanh Nam (2013), “Đánh giá kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ở người nghiện chích ma túy tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ năm 2010-2013”, Luận văn chuyên khoa 1.
28.    Nguyễn Thị Nga (2010), “Thực trạng tuân thủ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại quận Ngô Quyền năm 2009-2010”,
Luận văn thạc sỹ.
29.    Peles, Schreiber và Adelson (2010), “15-year survival and retention of patients in a general hospital-affiliated methadone maintenance treatment (MMT) center in Israel”, Drug Alcohol Depend. 107, tr. 141-148.
30.    Phạm Văn Hán, Nguyễn Thị Thắm và Nguyễn Thu Phương (2013), “Thực trạng tuân thủ của bệnh nhân điều trị methadone tại cơ sở điều trị Methadone quận Lê Chân Hải Phòng”, Tạp chí Y học Việt Nam. 409(1), tr. 28-32.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Các chất gây nghiện và các biện pháp điều trị nghiện CDTP    3
1.1.1.    Các chất dạng thuốc phiện    3
1.1.2.    Các chất gây nghiện khác    3
1.1.3.    Hậu quả của việc sử dụng Ma túy và CDTP    3
1.1.4.    Các biện pháp điều trị nghiện CDTP    4
1.2.    Chương trình điều nghiện thay thế CDTP bằng Methadone    5
1.2.1.    Khái niệm về Methadone    5
1.2.2.    Hiệu quả của Methadone    5
1.2.3.    Mục đích điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone    6
1.2.4.    Nguyên tắc chung trong điều trị Methadone    6
1.3.    Tình hình điều trị Methadone trên thế giới và Việt Nam    7
1.3.1.    Trên thế giới    7
1.3.2.    Tại Việt Nam    9
1.4.    Tuân thủ điều trị và thực trạng tuân thủ điều trị    10
1.4.1.    Theo dõi tuân thủ điều trị    10
1.4.2.    Nhỡ liều khi điều trị Methadone    11
1.4.3.    Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân    11
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    14
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    14
2.2.    Đối tượng nghiên cứu:    15
2.3.    Cỡ mẫu và cách chọn mẫu    15
2.4.    Phương pháp nghiên cứu    16
2.5.    Biến số và chỉ số nghiên cứu    17
Thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu    18
2.6.    Xử lý và phân tích số liệu    19
2.7.    Sai số và cách khắc phục sai số    19
2.8.    Hạn chế của nghiên cứu    20
2.9.    Đạo đức trong nghiên cứu    20
CHƯƠNG III.    KẾT QUẢ    21
3.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    21
3.2.    Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị tại cơ sở điều trị
Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014    27
3.3.    Một số yếu tố liên qua tới tình trạng không tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014    29
CHƯƠNG IV.    BÀN LUẬN    32
4.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    32
4.2.    Thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị tại cơ sở điều trị
Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014    36
4.3.    Một số yếu tố liên quan tới tình trạng không tuân thủ điều trị của bệnh
nhân tại cơ sở điều trị Methadone Đống Đa, Hà Nội năm 2012-2014    38
KẾT LUẬN    40
KHUYẾN NGHỊ    41
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc trưng nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu    21
Bảng 3.2: Tuổi lần đầu sử dụng các chất gây nghiện    24
Bảng 3.3: Số người sử dụng nhiều loại chất gây nghiện    24
Bảng 3.4: Tiền sử quá liều của bệnh nhân    25
Bảng 3.5: Tiền sử dùng chung bơm kim tiêm    25
Bảng 3.6: Tiền sử quan hệ tình dục không an toàn    26
Bảng 3.7: Tiền sử mắc các bệnh của đối tượng nghiên cứu    26
Bảng 3.8: Liều Methadone của bệnh nhân khi điều trị ở giai đoạn khởi liều và
duy trì    27
Bảng 3.9: Một số yếu tố liên quan tới tình trạng không tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu    29
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số bệnh nhân vào điều trị theo các năm    23
Biểu đồ 3.2: Loại ma túy khác mà đối tượng nghiên cứu sử dụng    23
Biểu đồ 3.3: Số bệnh nhân bỏ liều    28
Biểu đồ 3.4: Số bệnh nhân bỏ liều ở giai đoạn khởi liều và giai đoạn duy trì    28

Leave a Comment