Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y tế huyện Phù Mỹ, Bình Định năm 2017
Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y tế huyện Phù Mỹ, Bình Định năm 2017.Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm có diễn biến phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Bệnh lao không những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng rất lớn tới gia đình, cộng đồng và xã hội.
Trong điều trị bệnh lao thì yếu tố hàng đầu để khỏi bệnh là phải tuân thủ điều trị (TTĐT), vì thời gian điều trị bệnh lao kéo dài từ 6-8 tháng chủ yếu là điều trị tại nhà, do đó vấn đề TTĐT là yếu tố tiên quyết để bệnh nhân khỏi bệnh và khống chế nguồn lây trong cộng đồng. Đáng lo ngại nhất là người bệnh không TTĐT, điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: bệnh không khỏi, kháng thuốc, bệnh nhân sẽ bị tái phát, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, chi phí nhiều hơn, ảnh hưởng lớn đến kinh tế và gia đình người bệnh.
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhân ngày phòng chống lao năm 2016 tại Nam Phi với chủ đề “Đoàn kết để chấm dứt lao”[44], hàng năm trên thế giới ước tính có 9,6 triệu trường hợp mắc lao mới, có đến 3 triệu người bị bệnh lao vẫn không được chẩn đoán và điều trị, có khoảng 480.000 người mắc lao đa kháng thuốc. Trong những bệnh nhân (BN) lao đa kháng thuốc chỉ có 48% bệnh nhân điều trị thành công và 190.000 bệnh nhân tử vong.
Báo cáo của WHO năm 2015 Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao đứng thứ 14/30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao trên thế giới[46],[13].
Tại Bình Định chương trình phòng chống lao do Bệnh viện lao và bệnh phổi triển khai thực hiện. Mạng lưới chống lao bao phủ 100% số xã, phường trong tỉnh. Hiện nay theo chương trình chống lao quốc gia, sau khi người bệnh được chẩn đoán xác định là bệnh lao, thì được đưa về trạm y tế (TYT) xã quản lý và cấp thuốc điều trị tại nhà[8]. Công tác phát hiện lao kháng đa thuốc và phối hợp lồng ghép lao/HIV từng bước được triển khai. Tuy nhiên hiện nay người bệnh lao ngoài cộng động chưa được phát hiện vẫn còn một tỷ lệ khá cao, lao kháng thuốc, lao/HIV ngày càng diễn biến phức tạp, tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị có xu hướng tăng. Theo báo cáo tổng kết trong 3 năm gần đây của bệnh viện lao và bệnh phổi thì số bệnh nhân lao phổi dương tính được phát hiện đều tăng. Tỷ lệ mắc lao các thể là 117/100.000 dân[1],[2],[3].
Tình hình bệnh lao tại huyện Phù Mỹ còn diễn biến khá phức tạp, tỷ lệ bỏ trị và thất bại khá cao so với toàn tỉnh[38]. Kết quả thống kê thu nhận quản lý điều trị bệnh nhân lao từ năm 2014-2015 cho thấy: năm 2014 tổng số người bệnh được quản lý điều trị 169 BN, trong đó tái phát 6 người; năm 2015 tổng số người bệnh được quản lý điều trị 162 BN, trong đó tái phát 15 người; như vậy số bệnh nhân tái phát tăng cao đột biến[37],[38]. Điều này sẽ tạo ra bệnh lao kháng thuốc không những nguy hại cho cá nhân người bệnh mà còn nguy hại to lớn đối với cộng đồng.
Từ trước đến nay tại địa bàn huyện Phù Mỹ chưa có nghiên cứu vấn đề này, do đó để nêu lên thực trạng về sự tuân thủ các nguyên tắc điều trị (NTĐT) ở người bệnh lao với phạm vi trong một huyện và giới hạn nghiên cứu chỉ tiến hành điều tra cắt ngang, nhằm góp phần giúp các nhà quản lý chương trình có thêm thông tin về TTĐT của bệnh nhân lao tại địa phương, từ đó có những khuyến cáo tăng cường tuân thủ điều trị cho người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y tế huyện Phù Mỹ, Bình Định năm 2017”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y tế xã huyện Phù Mỹ, Bình Định năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y tế xã huyện Phù Mỹ, Bình Định năm 2017
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………………… ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ……………………………………………………………………vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Đại cương về bệnh lao ……………………………………………………………………………..4
1.1.1. Định nghĩa bệnh lao ………………………………………………………………………………4
1.1.2. Vi khuẩn lao …………………………………………………………………………………………4
1.1.3. Nguy cơ nhiễm bệnh lao ………………………………………………………………………..4
1.1.4. Dịch tễ bệnh lao ……………………………………………………………………………………5
1.1.5. Phân loại bệnh lao …………………………………………………………………………………5
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng bệnh lao ……………………………………………………………….7
1.1.7. Chẩn đoán bệnh lao……………………………………………………………………………….7
1.1.8. Điều trị bệnh lao …………………………………………………………………………………..7
1.1.9. Phòng bệnh lao……………………………………………………………………………………..8
1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới và Việt Nam ……………………………………………..9
1.2.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới………………………………………………………………9
1.2.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam……………………………………………………………..10
1.3. Tình hình lao kháng thuốc ………………………………………………………………………11
1.4. Quản lý điều trị và theo dõi người bệnh lao……………………………………………….11
1.4.1. Quản lý điều trị người bệnh lao …………………………………………………………….11
1.4.2. Theo dõi điều trị bệnh lao …………………………………………………………………….13
1.5. Tuân thủ điều trị và phương pháp đánh giá ……………………………………………….13
1.5.1. Khái niệm tuân thủ điều trị …………………………………………………………………..13
1.5.2. Phương pháp đo lường sự tuân thủ điều trị……………………………………………..14
1.6. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị lao ………………………………………………..16iii
1.7 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị ……………………………………18
1.8. Công tác phòng chống lao tại địa bàn nghiên cứu ………………………………………21
1.8.1. Công tác phòng chống lao tại Bình Định………………………………………………..21
1.8.2. Công tác chống lao tại Phù Mỹ……………………………………………………………..22
KHUNG LÝ THUYẾT…………………………………………………………………………………24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….25
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………….25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ………………………………………………………………………………….25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………………25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….25
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..25
2.4. Mẫu nghiên cứu……………………………………………………………………………………..25
2.4.1. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………………25
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu………………………………………………………………………..26
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ………………………………………………….27
2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………………..27
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………………….28
2.6. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………………………..28
2.6.1. Định lượng: ………………………………………………………………………………………..28
2.6.2. Định tính…………………………………………………………………………………………….29
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………29
2.7.1. Các nguyên tắc điều trị bệnh nhân lao ……………………………………………………29
2.7.2. Đánh giá kiến thức của người bệnh về những nguyên tắc điều trị ……………..30
2.7.3. Đánh giá tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị …………………………………………….31
2.8. Điều tra viên, giám sát viên …………………………………………………………………….33
2.8.1. Điều tra viên:………………………………………………………………………………………33
2.8.2. Nghiên cứu viên:…………………………………………………………………………………33
2.8.3. Giám sát viên: …………………………………………………………………………………….33
2.9. Phương pháp xử lý số liệu……………………………………………………………………….34
2.9.1. Quản lý số liệu ……………………………………………………………………………………34iv
2.9.2. Xử lý số liệu ……………………………………………………………………………………….34
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………..34
2.11. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục ……………………………………..35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………36
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu …………………………………………………36
3.2. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao………………………………………………………….39
3.2.1. Giai đoạn tấn công ………………………………………………………………………………39
3.2.2. Giai đoạn duy trì …………………………………………………………………………………41
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh lao…………………45
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..52
4.1. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao………………………………………………………….52
4.1.1. Tuân thủ điều trị giai đoạn tấn công ………………………………………………………52
4.1.2. Tuân thủ điều trị giai đoạn duy trì………………………………………………………….54
4.1.3. Tuân thủ điều trị chung cho tất cả đối tượng nghiên cứu ………………………….55
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao ………………..56
4.3. Về phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………60
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………..61
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………63
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………64
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..65
Phụ lục 1: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU………………………………………………………69
Phụ lục 2: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI NGHIÊN CỨU ………………….76
Phụ lục 3: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH LAO……………………………………77
Phụ lục 4: THU THẬP SỐ LIỆU THỨ CẤP TỪ HỒ SƠ BỆNH ÁN …………………84
Phụ lục 5: PHIẾU PVS CÁN BỘ Y TẾ HUYỆN …………………………………………….85
Phụ lục 6: PHIẾU PVS CÁN BỘ Y TẾ XÃ…………………………………………………….8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Kết quả thu nhận bệnh nhân lao tại Bình Định từ năm 2011-2015……….21
Biểu đồ 1.1. Kết quả thu nhận bệnh nhân lao tại Phù Mỹ từ năm 2011-2015……….23
Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh nhân lao …………………………………………………..36
Bảng 3.2. Thông tin về bệnh, điều trị và đáp ứng thuốc của bệnh nhân……………….37
Bảng 3.3. Thông tin kiến thức của bệnh nhân về lao và điều trị lao ……………………38
Biểu đồ 3.1. Người bệnh biết về tác hại của việc không tuân thủ NTĐT……………..38
Bảng 3.4. Thông tin của bệnh nhân về hiểu biết bệnh lao………………………………….39
Bảng 3.5. Tuân thủ điều trị giai đoạn tấn công………………………………………………..39
Bảng 3.6. Sự tuân thủ từng NTĐT của người bệnh ở giai đoạn tấn công …………….40
Bảng 3.7. Tổng hợp nguyên tắc điều trị ở giai đoạn tấn công…………………………….40
Bảng 3.8. Tuân thủ nguyên tắc điều trị giai đoạn tấn công ………………………………..41
Bảng 3.9. Tuân thủ điều trị ở giai đoạn duy trì…………………………………………………41
Bảng 3.10. Sự tuân thủ từng NTĐT của người bệnh ở giai đoạn duy trì ……………..42
Bảng 3.11. Tổng hợp nguyên tắc điều trị ở giai đoạn duy trì ……………………………..43
Bảng 3.12. Tuân thủ nguyên tắc điều trị giai đoạn duy trì …………………………………44
Bảng 3.13. Tuân thủ điều trị của tất cả người bệnh đang điều trị (n=126)……………44
Bảng 3.14. Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ điều trị………………………….45
Bảng 3.15. Liên quan giữa thể lao với tuân thủ điều trị …………………………………….46
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiến thức người bệnh với tuân thủ điều trị………………..46
Bảng 3.17. Liên quan giữa tác dụng phụ của thuốc, giai đoạn điều trị với TTĐT…47
Bảng 3.18. Liên quan giữa có sự giám sát của CBYT với tuân thủ điều trị………….48
Bảng 3.19. Liên quan giữa có sự hỗ trợ của gia đình, người thân với TTĐT ……….49
Bảng 3.20. Liên quan giữa sợ biết bệnh, sự kỳ thị của cộng đồng với TTĐT……….50
Bảng 3.21. Liên quan giữa môi trường sống và phương tiện sử dụng với TTĐT ….5