Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018-2020
Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018-2020.Tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là một trong những yêu cầu bắt buộc trong việc đảm bảo giảm thiểu nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe. NKBV được ghi nhận là một trong những vấn đề y tế công cộng hàng đầu trên toàn thế giới 1. NKBV xảy ra sau khi người bệnh nhập viện và được coi là một chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng bệnh viện, khả năng tổ chức quản lý và khả năng đảm bảo an toàn cho người bệnh của cơ sở y tế 2. NKBV làm tăng nguy cơ tử vong, kéo dài thời gian điều trị bệnh và gây ra những gánh nặng kinh tế đáng kể cho người bệnh, gây thiệt hại cho toàn xã hội 3-5. Tại Việt Nam, các kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ NKBV dao động từ 3,9% đến 13,1% 6-8.
Trên thực tế, NKBV lan truyền bằng nhiều con đường thông qua bề mặt (đặc biệt là tay), nước, không khí, đường tiêu hóa và phẫu thuật 9. Trong đó, vai trò của NVYT trong việc lây truyền NKBV là rất lớn. Nhiều NKBV được gây ra bởi sự lan truyền từ người bệnh này sang người bệnh khác thông qua NVYT 10, 11, đặc biệt là điều dưỡng. Điều dưỡng là NVYT phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và các môi trường nhiễm khuẩn ở mức độ cao, từ đó trong quá trình thực hành lâm sàng có thể gây lây nhiễm chéo các loại vi khuẩn từ người bệnh mắc bệnh này sang người bệnh mắc bệnh khác. Do đó, tuân thủ các quy trình KSNK như vệ sinh tay, khử khuẩn-tiệt khuẩn, hay trong các quy trình thay băng vết thương hoặc đặt catheter tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng giúp giảm gánh nặng do NKBV gây ra. Tuy nhiên, mặc dù có vai trò quan trọng trong KSNK, tình trạng tuân thủ các quy trình KSNK ở NVYT và điều dưỡng vẫn còn hạn chế. Ví dụ, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay chỉ 25,8% đến 42,9% 12, 13, hay tỷ lệ tuân thủ quy trình thay băng vết thương là 51,6% 14. Vì vậy, các can thiệp tập trung tăng sự tuân thủ thực hành KSNK của NVYT nói chung và điều dưỡng nói riêng trong bệnh viện đóng vai trò trung tâm cho các chiến lược giảm thiểu tỷ lệ mắc KNBV 15.
Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa hạng I của Thành phố Hà Nội với trang thiết bị phục vụ công tác điều trị được đầu tư nhưng diện tích dành cho điều trị chưa được đồng bộ, số lượng người bệnh đang bị quá tải, cũng như vị trí để thực hiện tốt công tác KSNK bệnh viện. Bên cạnh đó, qua đánh giá nội bộ cho thấy, hệ thống KSNK của bệnh viện chưa được thực hiện một cách có hệ thống và thường quy. Tình trạng tuân thủ các quy trình KSNK tại bệnh viện ở các NVYT nói chung và điều dưỡng nói riêng còn thấp. Theo báo cáo giám sát của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Thanh Nhàn tháng 10/2017 tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của NVYT thấp (41,6%) nhưng tỷ lệ NKBV tăng cao. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ đe dọa sức khỏe của người bệnh điều trị tại bệnh viện. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu thực trạng tuân thủ các quy trình cơ bản KSNK và triển khai các can thiệp phù hợp nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các biện pháp KSNK của nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là vậy tình trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cốt lõi như vệ sinh tay, đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi và thay băng vết thương tại bệnh viện như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến tình trạng tuân thủ này? Tình trạng này ảnh hưởng tới tình trạng NKBV chung của toàn bệnh viện như thế nào? Và biện pháp can thiệp nào sẽ có hiệu quả để làm cải thiện tình trạng tuân thủ KSNK và giảm NKBV? Xuất phát từ những thực tế trên, nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và hiệu quả can thiệp tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018-2020” được thực hiện với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện và yếu tố liên quan tại Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội năm 2018-2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện năm 2018-2019.
3. Đánh giá kết quả tuân thủ ba quy trình cơ bản trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện của điều dưỡng viên tại địa điểm nghiên cứu năm 2020.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm nhiễm khuẩn bệnh viện 3
1.2. Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế 3
1.2.1. Quy trình vệ sinh tay 4
1.2.2. Quy trình thay băng vết thương 10
1.2.3. Quy trình tiêm an toàn 12
1.2.4. Quy trình đặt Catheter tĩnh mạch ngoại vi 15
1.3. Đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan 17
1.3.1. Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện 17
1.3.2. Tỷ lệ mắc và gánh nặng NKBV trên thế giới và Việt Nam 18
1.4. Mô hình can thiệp đa phương thức trong tăng cường tuân thủ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế 23
1.4.1. Chiến lược đa phương thức trong hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn 23
1.4.2. Tại Việt Nam 26
1.4.3. Hiệu quả về can thiệp đa phương thức trong cải thiện tuân thủ các quy trình KSNK 29
1.5. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu 31
1.5.1. Giới thiệu bệnh viện Thanh Nhàn 31
1.5.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc tại bệnh viện Thanh Nhàn 31
1.5.3. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện 31
1.5.4. Thực trạng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn 32
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu 33
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 35
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 36
2.2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 41
2.3. Tổ chức nghiên cứu 43
2.3.1. Tổ chức nhóm và quy trình triển khai nghiên cứu 43
2.3.2. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 48
2.4. Các tiêu chí đánh giá sử dụng trong nghiên cứu 55
2.4.1. Xác định chỉ số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện 55
2.4.2. Xác định biến số, chỉ số nghiên cứu vệ sinh tay 57
2.4.3. Xác định biến số, chỉ số nghiên cứu quy trình thay băng vết thương và quy trình đặt ống thông (catheter) tĩnh mạch ngoại vi 57
2.5. Quản lý và phân tích số liệu 58
2.5.1. Thống kê mô tả 58
2.5.2. Thống kê phân tích 58
2.5.3. Đánh giá so sánh can thiệp 58
2.5.4. Phân tích thông tin định tính 59
2.6. Sai số, giới hạn và hạn chế của đề tài, biện pháp khắc phục 59
2.6.1. Sai số 59
2.6.2. Biện pháp khắc phục 59
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 60
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018-2019 61
3.1.1. Thông tin chung của nhân viên y tế 61
3.1.2. Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan 63
3.1.3. Thực trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan 68
3.1.4. Thực trạng tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan 72
3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện năm 2018-2019 78
3.2.1. Thông tin chung của người bệnh 78
3.2.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện 81
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện 85
3.3. Hiệu quả can thiệp tăng cường tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 92
3.3.1. Hiệu quả thay đổi tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn 92
3.3.2. Hiệu quả thay đổi thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện 98
3.3.3. Kết quả nghiên cứu định tính sau can thiệp 99
Chương 4. BÀN LUẬN 103
4.1. Thực trạng tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại Bệnh viện Thanh Nhàn 103
4.1.1. Tình trạng tuân thủ vệ sinh tay 103
4.1.2. Tình trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương 107
4.1.3. Tình trạng tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi 109
4.2. Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan 110
4.2.1. Đặc điểm chung của người bệnh nghiên cứu 110
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thanh Nhàn 2018-2019 112
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện 118
4.3. Hiệu quả can thiệp tăng cường tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng 120
4.3.1. Phương pháp tiếp cận đa phương thức trong cải thiện hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn 120
4.3.2. Hiệu quả thay đổi hành vi thực hiện quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn 121
4.3.3. Hiệu quả thay đổi thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện 127
4.3.4. Kết quả nghiên cứu định tính và nhận định về can thiệp 128
4.4. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu 130
KẾT LUẬN 134
KHUYẾN NGHỊ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp một số chỉ định vệ sinh tay 7
Bảng 1.2. Chiến lược đa phương thức trong kiểm soát nhiễm khuẩn 25
Bảng 2.1. Phân bố số lượng nhân viên y tế 38
Bảng 2.2. Phân bố số lần quan sát vệ sinh tay theo khoa và năm 50
Bảng 2.3. Số lần quan sát quy trình thay băng vết thương theo khoa 51
Bảng 2.4. Số lần quan sát quy trình đặt ống thông tĩnh mạch ngoại vi 52
Bảng 3.1. Thông tin của nhân viên y tế trong nghiên cứu 61
Bảng 3.2. Tình trạng tuân thủ vệ sinh tay 63
Bảng 3.3. Tình trạng tuân thủ vệ sinh tay một số đặc điểm nhân khẩu và nghề nghiệp 64
Bảng 3.4. Tình trạng tuân thủ vệ sinh tay theo khoa 65
Bảng 3.5. Tuân thủ quy trình thay băng vết thương 68
Bảng 3.6. Tuân thủ quy trình thay băng vết thương theo một số đặc điểm nhân khẩu và nghề nghiệp 69
Bảng 3.7. Tình trạng tuân thủ quy trình thay băng vết thương theo khoa 70
Bảng 3.8. Tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi 73
Bảng 3.9. Tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi theo giới 74
Bảng 3.10. Tình trạng tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi theo khoa 75
Bảng 3.11. Thông tin nhân khẩu học của người bệnh 78
Bảng 3.12. Thông tin lâm sàng của người bệnh 79
Bảng 3.13. Mật độ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện 83
Bảng 3.14. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính theo mẫu bệnh phẩm 84
Bảng 3.15. Liên quan giữa NKBV và tuổi người bệnh 85
Bảng 3.16. Liên quan giữa NKBV và giới tính 85
Bảng 3.17. Liên quan giữa NKBV và nhóm khoa/phòng 86
Bảng 3.18. Liên quan giữa NKBV và tình trạng nhiễm khuẩn khi nhập viện 86
Bảng 3.19. Liên quan giữa NKBV và bệnh kèm theo 87
Bảng 3.20. Liên quan giữa NKBV theo thủ thuật xâm lấn 88
Bảng 3.21. Liên quan giữa NKBV và tình trạng phẫu thuật 89
Bảng 3.22. Liên quan giữa NKBV và thời gian nằm viện 89
Bảng 3.23. Mô hình hồi quy đa biến các yếu tố liên quan đến NKBV 90
Bảng 3.24. Tuân thủ quy trình thay băng vết thương sau can thiệp 92
Bảng 3.25. Tuân thủ quy trình thay băng vết thương trước và sau can thiệp theo Khoa 93
Bảng 3.26. Tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi 94
Bảng 3.27. Tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi trước và sau can thiệp theo Khoa 95
Bảng 3.28. Tuân thủ quy trình vệ sinh tay trước và sau can thiệp theo Khoa 97
Bảng 3.29. Tình trạng mắc NKBV 98
Bảng 3.30. Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện trước và sau can thiệp 98
Bảng 3.31. Mật độ mắc NKBV 99
Bảng 4.1. Tỷ lệ NKBV hiện mắc tại một số bệnh viện Việt Nam. 112
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 36
Hình 3.1. Phân bố nhân viên y tế theo khoa 62
Hình 3.2. Lý do không tuân thủ quy trình vệ sinh tay 66
Hình 3.3. Tỷ lệ tuân thủ quy trình thay băng vết thương 69
Hình 3.4. Lý do không tuân thủ quy trình thay băng vết thương 71
Hình 3.5. Tỷ lệ tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi 74
Hình 3.6. Lý do không tuân thủ quy trình đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi 76
Hình 3.7. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện 81
Hình 3.8. Phân bố các loại NKBV 82
Hình 3.9. Phân bố NKBV theo thủ thuật xâm lấn 83
Hình 3.10. Phân bố các loại vi sinh vật gây NKBV theo kết quả xét nghiệm vi sinh 84
Hình 3.11. Tỷ lệ tuân thủ quy trình vệ sinh tay trước và sau can thiệp 96