Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020
Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), an toàn người bệnh trong phẫu thuật là thuật ngữ chỉ việc chăm sóc và điều trị người bệnh ngoại khoa, liên quan trước, trong và sau phẫu thuật được an toàn và không có biến chứng, tai biến (sự cố y khoa) do nhân viên y tế gây nên, an toàn phẫu thuật (ATPT) luôn luôn là tâm điểm của hoạt động cải thiện chất lượng trong chăm sóc sức khỏe. Theo WHO, trên toàn thế giới có trên 230 triệu người bệnh được thực hiện phẫu thuật mỗi năm, biến chứng xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng tới 7 triệu trường hợp, trong đó gần 1 triệu trường hợp tử vong liên quan đến an toàn phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp dự phòng an toàn trong phẫu thuật thì 500.000 người bệnh có thể được cứu sống. Đối với các nước đang phát triển nguy cơ này thậm chí còn cao hơn và WHO cảnh báo cần tập trung các biện pháp tích cực để hạn chế nguy cơ này (1).
Tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật là một trong những nội dung được Tổ chức Y tế thế giới quan tâm vì đem lại những lợi ích trong việc giảm tỷ lệ tử vong không đáng có trong phẫu thuật và các biến chứng liên quan. Việc hoàn thành đúng các quy trình trong bảng kiểm an toàn phẫu thuật (BKATPT) là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ sai sót của phẫu thuật, chủ yếu tập trung vào xác định bệnh nhân, vị trí phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật mang lại kết quả tích cực như nghiên cứu của Steinar Hangen A.(2015) ghi nhận tỷ lệ biến chứng giảm từ 19,9% xuống 11,5% (p<0,05), một nghiên cứu lớn tại 8 bệnh viện của Alexx B.H. (2009) cho thấy tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật bằng việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật giúp giảm tỷ lệ tử vong từ 1,5% xuống 0,8% (p<0,05) (2). Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đánh giá việc sử dụng bảng kiểm an toàn phẫu thuật để tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật như nghiên cứu của Võ Văn Tuấn (2015), Huỳnh Thanh Phong (2018),… với tỷ lệ tuân thủ các quy trình theo bảng kiểm an toàn phẫu thuật cao trên 80% (3),(4).
Bệnh viện Da liễu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế; là đơn vị đầu ngành trong cả nước về khám, chữa bệnh da liễu, bệnh phong,2 bệnh lây truyền qua đường tình dục, điều trị laser, phẫu thuật và chăm sóc da thẩm mỹ. Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.500 lượt người bệnh đến khám, khoảng 36 ca phẫu thuật được thực hiện (số liệu báo cáo tổng kết năm 2019).
Hiện nay, bệnh viện đang áp dụng BKATPT của WHO (5). Việc tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật tại các bệnh viện Việt Nam ngày càng rộng rãi và việc có thêm các nghiên cứu trong lĩnh vực này sẽ cung cấp cho chúng ta dữ liệu về việc tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật theo các mục trong BKATPT, hiểu biết về sự kết nối giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện các mục trong BKATPT, hiểu được lý do của các trường hợp không tuân thủ và các yếu tố ảnh hướng đến việc tuân thủ theo BKATPT. Từ khi sử dụng BKATPT trong phẫu thuật, bệnh viện chưa có các đánh giá về việc tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật bằng việc sử dụng BKATPT của NVYT. Đặc biệt, ATNB trong phẫu thuật cũng là vấn đề vô cùng quan trọng được các ban lãnh đạo của bệnh viện quan tâm, yêu cầu phòng Quản lý chất lượng và khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng ưu tiên hàng đầu. Vậy, thực trạng tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật tại Bệnh viện Da liễu Trung ương như thế nào? Những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến việc tuân thủ? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số yếu tố khó khăn đó là gì?
Với những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020”. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ban lãnh đạo Bệnh viện xây dựng chiến lược để góp phần vào công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật của nhân viên y tế tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………………….. iv
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………………. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………………………. vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………………….vii
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………….. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………….. 4
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu……………………………………………………4
1.1.1.Phẫu thuật, phân loại phẫu thuật………………………………………………………………………….. 4
1.1.2.An toàn người bệnh, an toàn phẫu thuật………………………………………………………………… 5
1.1.3.Sự cố y khoa, sự cố phẫu thuật……………………………………………………………………………… 5
1.1.4.Bảng kiểm an toàn phẫu thuật………………………………………………………………………………. 8
1.1.5.Các giai đoạn tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật ………………………………………………. 9
1.2. Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật…………………………………………..18
1.2.1.Trên thế giới …………………………………………………………………………………………………….. 18
1.2.2.Tại Việt Nam…………………………………………………………………………………………………….. 19
1.3. Các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật ………………..21
1.3.1.Yếu tố về quản lý, chính sách của cơ sở y tế …………………………………………………………. 21
1.3.2.Yếu tố về nhân viên y tế ……………………………………………………………………………………… 23
1.3.3.Yếu tố về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị………………………………………………………………….. 25
1.4. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………26
1.5. Khung lý thuyết …………………………………………………………………………………………………28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………….. 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………………30
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………………..30
2.3. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………………………30
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………………….31
2.4.1.Nghiên cứu định lượng………………………………………………………………………………………. 31
2.4.2.Nghiên cứu định tính …………………………………………………………………………………………. 31
2.5. Phương pháp chọn mẫu ………………………………………………………………………………………31ii
2.5.1.Nghiên cứu định lượng………………………………………………………………………………………. 31
2.5.2.Nghiên cứu định tính …………………………………………………………………………………………. 32
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………………………………32
2.6.1.Cơ sở xây dựng bộ công cụ ………………………………………………………………………………… 32
2.6.2.Công cụ và phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………….. 33
2.6.3.Tổ chức thu thập số liệu …………………………………………………………………………………….. 34
2.7. Biến số và chủ đề nghiên cứu………………………………………………………………………………34
2.7.1.Nhóm biến số chính cho nghiên cứu định lượng……………………………………………………. 34
2.7.2.Chủ đề chính cho nghiên cứu định tính………………………………………………………………… 35
2.8. Tiêu chuẩn đánh giá …………………………………………………………………………………………..36
2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………………….37
2.9.1. Phân tích số liệu định lượng………………………………………………………………………………. 37
2.9.2. Phân tích số liệu định tính …………………………………………………………………………………. 37
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………………………………..37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………. 39
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………39
3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật…………………………………………..43
3.2.1.Giai đoạn tiền mê/tê ………………………………………………………………………………………….. 44
3.2.2.Giai đoạn trước rạch da…………………………………………………………………………………….. 45
3.2.3.Giai đoạn trước khi người bệnh rời khỏi phòng phẫu thuật ……………………………………. 47
3.3. Một số yếu tố liên quan tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật …………………………………48
3.3.1.So sánh thực trạng tuân thủ quy trình ATPT giữa các đặc điểm của ca phẫu thuật …… 48
3.3.2.Các yếu tố về quản lý, chính sách của cơ sở y tế …………………………………………………… 49
3.3.3.Các yếu tố về nhân viên y tế ……………………………………………………………………………….. 53
3.3.4.Các yếu tố về cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị……………………………………………….. 57
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………… 59
4.1. Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật…………………………………………..59
4.1.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………… 59
4.1.2.Thực trạng tuân thủ quy trình ATPT tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục
hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương………………………………………………………………. 60
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ quy trình ATPT tại khoa Phẫu thuật tạo hình
thẩm mỹ và PHCN – Bệnh viện Da liễu Trung ương……………………………………………………….68iii
4.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm ca phẫu thuật với việc tuân thủ quy trình an toàn phẫu
thuật 68
4.2.2. Các yếu tố khác liên quan đến tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật qua kết quả
nghiên cứu định tính ………………………………………………………………………………………………….. 68
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………………………………………..72
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………………. 74
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………….. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………… 77
Phụ lục 1. BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT………………………………………….. 81
Phụ lục 2. BỘ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN CA PHẪU THUẬT…………….. 82
Phụ lục 3. BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUÂN THỦ QUY TRÌNH AN
TOÀN PHẪU THUẬT ……………………………………………………………………………………. 85
Phụ lục 4. HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU LÃNH ĐẠO………………………………….. 88
Phụ lục 5. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM……………………………………………….. 90
Phụ lục 6: DANH MỤC BIẾN SỐ ……………………………………………………………………. 9
https://thuvieny.com/thuc-trang-tuan-thu-quy-trinh-an-toan-phau-thuat-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-cua-nhan-vien-y-te-tai-benh-vien-da-lieu/