Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại ba khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014
Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại ba khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014.Khi vào một cơ sở y tế để khám, chữa bệnh, người bệnh ủy thác tài sản quý giá nhất của mình là sức khỏe cho các thầy thuốc, họ cũng là trung tâm, là khách hàng của công tác chăm sóc trong bệnh viện nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn[6, 9]. Khi có sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và nhân viên y tế đều là nạn nhân, đặc biệt với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng[11]. Vì vậy đảm bảo an toàn cho người bệnh là trách nhiệm của mọi cơ sở y tế, mọi nhân viên y tế.
Do đặc thù của ngành điều dưỡng là làm công việc chăm sóc từ đơn giản nhất đến phức tạp, từ việc thay ga trải trường tới những công việc nghiên cứu, quản lý đào tạo[28] nên điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn thực hành tại các bệnh viện thông qua việc chăm sóc người bệnh hàng ngày an toàn và hiệu quả[41]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã ghi nhận ĐDV, hộ sinh viên là một trong những trụ cột của hệ thống y tế, từ đó nhiều văn bản hướng dẫn về củng cố, tăng cường những hoạt động này của điều dưỡng, hộ sinh toàn cầu đã được đưa ra[45, 47]..
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có hàng chục triệu người bệnh bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tàn tật thậm chí tử vong do các sự cố y khoa trong số đó gần 10% có thể phòng ngừa được[50]. Một trong số các sự cố y khoa thường gặp là nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện. Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và một số nghiên cứu cho thấy, hàng năm có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, 2 tỷ người bệnh mắc, ¼ nhiễm khuẩn bệnh viện tìm thấy ở các đơn vị hồi sức (Intensive Care Units), 90000 người chết, thiệt hại khoảng 4,5 – 5,7 tỷ USD và nguy cơ nhiễm trùng ở các nước đang phát triển cao hơn 20 lần so với các nước phát triển[38, 43, 44, 51]. Theo số liệu thống kê từ nghiên cứu của Selma năm 2010, trung bình mỗi một người trong 1 năm tiêm 3 lần, số người nhiễm HIV do tiêm không an toàn là 35017 người, 2 triệu người nhiễm viêm gan B và 315000 người nhiễm viêm gan C, nhiễm khuẩn huyết là 1,6 tỷ người trên toàn thế giới[36].
Tại Việt Nam, chất lượng chăm sóc người bệnh đã có nhiều biến chuyển rõ rệt thông qua việc đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, chuẩn hóa các kỹ thuậtđiều dưỡng. Tháng 9 năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn áp dụng cho các cơ sở khám chữa bệnh: Phòng ngừa nhiễm khuẩn2 huyết trên người bệnh đặt catheter trong lòng mạch, Phòng ngừa nhiễm khuẩn vếtmổ, Tiêm an toàn (TAT), Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện…[8]. TAT là một quy trình tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm, không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng[7, 46, 48, 49]. Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng[52].
Hội điều dưỡng Việt Nam đã khảo sát về thực trạng TAT trong toàn quốc vào những thời điểm khác nhau (2002, 2005, 2008). Kết quả những khảo sát nói trên cho thấy: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về TAT liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK), phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ QTKT và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng panh, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm,…), chưa báo cáo và theo dõi rủi ro dovật sắc nhọn (87,7%)[12]. Điều này cho thấy cần đánh giá năng lực thực hành điềudưỡng lâm sàng thường xuyên để góp phần liên tục nâng cao chất lượng chămg sócngười bệnh.
Bệnh viện Nhi Trung ương thành lập năm 1969, được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là đơn vị đầu ngành của hệ thống nhi khoa toàn quốc. Trong thời gian qua bệnh việnđã tự khẳng định bằng các kết quả tốt trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh. Trong số các khoa lâm sàng của bệnh viện, các khoa hồi sức luôn là những đơn vị đóng góp vai trò quan trọng trong những kết quả mà bệnh viện đạtđược. Với tính chất là những đơn vị hồi sức cho bệnh nhi trong tình trạng nguy kịchnên người ĐDV phải thực hiện nhiều kỹ thuật chăm sóc người bệnh: đặt kim luồn, chăm sóc kim luồn, chăm sóc người bệnh thở máy,…. Cũng giống như mọi đơn vị ytế khác, việc giám sát sự tuân thủ QTKT nhằm đảm bảo tiêm an toàn, giảm rủi ro, sự cố, góp phần nâng cao tay nghề và kiến thức cho ĐDV, góp phần nâng cao công tác khám chữa bệnh. Mặc dù các QTKT được thực hiện rất nhiều trên bệnh nhinhưng giám sát đánh giá tuân thủ các QTKT này còn là vấn đề bỏ ngỏ, do vậy sự tuân thủ những QTKT chăm sóc người bệnh của điều dưỡng các khoa hồi sức nhưthế nào? Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ đó là gì? Đều là những câu hỏi chưacó câu trả lời. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại ba khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014” để trả lời câu hỏi trên.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sự tuân thủ quy trình kỹ thuật đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi đặt trên người bệnh của điều dưỡng tại ba khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014.
2. Xác định những yếu tố liên quan đến sự tuân thủ quy trình kỹ thuật đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi đặt trên người bệnh của điều dưỡng ba khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014
MỤC LỤC Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại ba khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………..i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ………………………………………………………………….ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………….iv
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….4
1.1. Khái quát về điều dưỡng, quy trình kỹ thuật đặt và chăm sóc kim luồn tĩnh
mạch ngoại vi…………………………………………………………………………………………….4
1.2. Một số nghiên cứu về vấn đề thực hành điều dưỡng………………………………8
1.3. Khung lý thuyết …………………………………………………………………………….13
1.4. Thông tin chung về Bệnh viện Nhi Trung ương ………………………………….13
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………..16
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………….16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………………….16
2.3. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………….16
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………………………….16
2.5. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………………..17
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………….19
2.7. Các biến số trong nghiên cứu và cách tính điểm………………………………….20
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………….22
2.9. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………….22
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………24
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu …………………………………………………..24
3.2. Kết quả sự tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn của điều dưỡng
viên …………………………………………………………………………………………………….30
3.3. Những yếu tố liên quan đến sự tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn
tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng viên………………………………………………………..35
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………..424.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu …………………………………………………..42
4.2. Thực trạng tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn ………………………43
4.3. Những yếu tố liên quan đến sự tuân thủ quy trình đặt và chăm sóc kim luồn của
điều dưỡng viên………………………………………………………………………………………..44
4.4. Một số ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu …………………………………………..51
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….52
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………..54
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………..55
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………….61
Phụ lục 1: Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………….61
Phụ lục 2: Bảng kiểm quan sát tuân thủ quy trình kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch
ngoại vi. ………………………………………………………………………………………………….71
Phụ lục 3: Bảng kiểm quan sát quy trình kỹ thuật chăm sóc kim luồn tĩnh mạch
ngoại vi đặt trên người bệnh ……………………………………………………………………….72
Phụ lục 4: Bảng phát vấn điều dưỡng viên các khoa hồi sức…………………………….73
Phụ lục 5: Nội dung gợi ý phỏng vấn sâu phó Giám đốc phụ trách điều dưỡng……77
Phụ lục 6 : Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng/phó trưởng phòng Điều dưỡng, trưởng
phòng Quản lý chất lượng…………………………………………………………………………..79
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu điều dưỡng trưởng các khoa hồi sức…………80
Phụ lục 8:Quy trình kỹ thuật đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi ………………………….81
Phụ lục 9: Quy trình chăm sóc kim luồn tĩnh mạch ngoại vi đặt trên người bệnh …8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.4: Tổng hợp ĐDV tại các khoa hồi sức tham gia nghiên cứu …………………17
Bảng 3.1: Thông tin cá nhân của điều dưỡng viên ………………………………………….24
Bảng 3.2: Thông tin về môi trường công việc của điều dưỡng viên …………………..25
Bảng 3.3: Thông tin về công việc của điều dưỡng viên……………………………………25
Bảng 3.4:Thông tin chung về hai quy trình……………………………………………………26
Bảng 3.5.Thông tin/kết quả kiến thức quy trình đặt kim luồn……………………………26
Bảng 3.6 Thông tin/kết quả kiến thức quy trình chăm sóc kim luồn…………………..28
Bảng 3.7: Sự tuân thủ quy trình đặt kim luồn (N = 82) ……………………………………30
Bảng 3.8: Sự tuân thủ quy trình chăm sóc kim luồn (N=148) …………………………..31
Bảng 3.9: Các yếu tố cá nhân liên quan đến sự tuân thủ quy trình……………………..35
Bảng 3.10: Yếu tố loại hình lao động và khoa điều dưỡng viên làm việc liên quan
đến sự tuân thủ quy trình ……………………………………………………………………………37
Bảng 3.11: Liên quan giữa khối lượng công việc với sự tuân thủ quy trình…………38
Bảng 3.12: Các yếu tố sự hỗ trợ của đồng nghiệp liên quan tới tuân thủ quy trình .39
Bảng 3.13: Một số yếu tố khác liên quan đến sự tuân thủ quy trình ………………….3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com