Thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố Hà Nội năm 2008

Thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố Hà Nội năm 2008

Từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 6/1981 đến nay, loài người đã phải đối phó với 1đại dịch hết sức nguy hiểm mà hậu quả của nó không chỉ một quốc gia, một châu lục mà là tất cả các nước trên thế giới đã và đang gánh chịu [2],[39].
Điều trị nhiễm HIV/AIDS được thí nghiệm lần đầu tiên với Azydothimidine (AZT) năm 1985, đến tháng 7/1987 mới được chấp nhận chính thức là thuốc điều trị nhiễm HIV/AIDS. Tiếp theo đó cho đến nay đã có nhiều loại thuốc kháng Retrovirus (ARV) được áp dụng để điều trị HIV/AIDS [3]. Năm 1996, Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra hướng dẫn liệu pháp điều trị kháng Retrovirus hoạt tính cao (HAART).
Tại Việt Nam, năm 1995 bắt đầu điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV/AIDS. Từ năm 1995 dến năm 2003, mỗi năm chỉ có 50 bệnh nhân được tiếp cận. Năm 2004, số được điều trị là 500 bệnh nhân, năm 2005 có 3.000 bệnh nhân được điều trị, năm 2007 số được điều trị là 7.800 bệnh nhân [44].
Tại Hà Nội, năm 1996 bắt đầu tiến hành điều trị cho bệnh nhân AIDS bằng thuốc ARV tại bệnh viện Đống Đa. Năm 2006, chương trình điều trị thuốc ARV ngay tại cộng đồng mới được triển khai tại 8 quận huyện của Hà Nội với tổng số bệnh nhân được điều trị là 213 người [30].
Quá trình điều trị thuốc ARV là quá trình vừa điều trị, vừa thăm dò. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, lúc đầu là điều trị “đơn hoá trị liệu”, dần dần thay thế bằng “đa hoá trị liệu”. Điều trị ARV đặc biệt khác với các loại điều trị khác, bệnh nhân được lựa chọn điều trị phải theo một qui trình nhất định. Tại Việt Nam, ngày 7 tháng 3 năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 06/2005/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV”[5]. Tuân thủ điều trị là một cấu phần để quyết định lựa chọn bệnh nhân vào điều trị cũng như theo dõi kết quả điều trị sau này. Trong quá trình điều trị, phải theo dõi tác dụng phụ, thay thuốc, chuyển phác đồ, thất bại điều trị, phục hồi miễn dịch… Điều trị ARV là điều trị suốt đời, do đó để tuân thủ điều trị là rất khó. Trong các yếu tố thì tuân thủ điều trị có vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công của điều trị, tránh xuất hiện kháng thuốc. Nhiều tác giả đã theo dõi và nghiên cứu về mặt tích cực và hạn chế của thuốc ARV, nhưng nghiên cứu về tuân thủ điều trị ARV còn rất ít. Đặc biệt tại Hà Nội chưa có nghiên cứu nào về tuân thủ điều trị ARV của các bệnh nhân AIDS đang điều trị tại các phòng khám ngoại trú ở các quận, huyện.
Để tìm hiểu kỹ hơn về sự tuân thủ điều trị khi uống thuốc ARV tại cộng đồng của người nhiễm HIV/AIDS, trên cơ sở các kết quả phát hiện được đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm cải thiện công tác điều trị ARV ở cộng đồng tại các quận, huyện thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận, huyện thành phố Hà Nội năm 2008”, nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng sự tuân thủ điều trị ARVcủa người nhiễm HIV/AIDS ở ó quận, huyện tham gia dự án Quĩ toàn cầu, thành phố Hà Nội năm 2008.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị ARV ngoại trú của người nhiễm HIV/AIDS ở ó quận, huyện tham gia dự án Quĩ toàn cầu, thành phố Hà Nội năm 2008. 
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BỆNH NGUYÊN 3
1.1.1. Đặc điểm Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV).. 3
1.1.2. Cấu trúc của virus HIV 3
1.1.3. Sự xâm nhập vào tế bào và nhân lên của HIV 4
1.1.4. Các tế bào HIV có thể xâm nhập và các hiệu quả 4
1.1.5. Tiến triển tự nhiên và phân loại lâm sàng 5
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THUỐC KHÁNG RETROVIRUS (ARV) VÀ
QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ 6
1.2.1. Lịch sử phát triển thuốc kháng Retrovirus (ARV) 6
1.2.3. Quá trình điều trị thuốc ARV trên thế giới 9
1.2.4. Quá trình điều trị thuốc ARV Châu Á và Đông Nam Á 10
1.2.5. Quá trình điều trị thuốc ARV Việt Nam 11
1.2.6. Quá trình điều trị thuốc ARV Hà Nội 13
1.3. ĐIỀU TRỊ THUỐC ARV VÀ VẤN ĐỀ TUÂN THỦ TRONG ĐIỀU TRỊ 14
1.3.1. Các bước cần phải làm cho một người khi bắt đầu điều trị ARV… 14
1.3.2. Mục đích điều trị kháng retrovirus (ARV) 15
1.3.3. Nguyên tắc điều trị ARV 15
1.3.4. Chỉ định điều trị ARV ở người nhiễm HIV/AIDS 16
1.3.5. Tư vấn trước điều trị 16
1.3.6. Theo dõi điều trị ARV 17
1.3.7. Tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân và sự liên quan đến kết quả
điều trị 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Địa điểm nghiên cứu: 19
2.1.1. Quận Đống Đa 19
2.1.2. Quận Ba Đình 19
2.1.3. Quận Thanh Xuân 20
2.1.4. Quận Long Biên 20
2.1.5. Huyện Gia Lâm 20
2.1.6. Huyện Từ Liêm 20
2.2 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2.1. Nghiên cứu định lượng 21
2.2.2. Nghiên cứu định tính 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 22
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: 22
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu 22
2.3.4. Biến số – Chỉ số 23
2.3.5 Các loại sai số có thể có và cách hạn chế sai số 28
2.4. Xử lí số liệu: 29
2.5. Thời gian nghiên cứu: 29
2.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu : 29
2.7. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu: 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU 31
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 31
3.1.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu 33
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
ARV CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 42
Chương 4. BÀN LUẬN 48
4.1. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ARV CỦA ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU 48
4.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 48
4.1.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của đối tượng nghiên cứu: 50
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
ARV CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 56
KẾT LUẬN 60
KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment