Thực trạng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022

Thực trạng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022.  Hồ sơ bệnh án (HSBA) là tài liệu y học và có tính pháp lý rất quan trọng; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại một cơ sở y tế (1). Ở Việt Nam, HSBA chủ yếu được lập, cập nhật và quản lý bằng bản giấy. Trong thời kỳ công nghiệp 4.0 kỹ thuật số liên tục phát triển, nhiều ứng dụng phần mềm giúp hỗ trợ cho thực hành lâm sàng mang lại nhiều lợi thế cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (2). Sự xuất hiện của HSBAĐT – phiên bản số của hồ sơ bệnh án giấy, có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy (3) là một bước tiến giúp cải thiện chất lượng và an toàn chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh, giúp thuận lợi cho việc thực hiện các nghiên cứu lâm sàng và đạt được hiệu quả điều trị tốt (4,5). Đặc biệt, trong bối cảnh cả thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề về mọi mặt do đại dịch COVID-19 gây ra, cũng từ thách thức đó các nhà khoa học đã và đang cố gắng tìm ra các giải pháp hữu hiệu để vượt qua đại dịch trong đó có đẩy nhanh tiến trình số hóa (6).


Trên thế giới đã có nhiều quốc gia áp HSBAĐT tại các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB), trong đó tỷ lệ ứng dụng nhiều nhất là ở Thụy Điển (90%), Hà Lan (88%), Đan Mạch (62%), Anh (58%), Phần Lan (56%) (5,7,8). Tuy nhiên, tốc độ ứng dụng HSBAĐT – cũng như các công nghệ kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe tiếp tục chậm lại, vì lý do các bệnh viện tiếp tục gặp phải sự phản đối của các NVYT trong việc chấp nhận công nghệ chuyển đổi số trong y tế (9). Bên cạnh đó, các yếu tố như thiếu kỹ năng máy tính, thái độ tiêu cực, cơ sở hạ tầng nghèo nàn như tần suất xảy ra của các sự cố máy tính hay mất điện và thiếu các hoạt động hỗ trợ như cơ chế quản lý, giám sát cũng như đào tạo cho NVYT tác động đến tốc độ ứng dụng HSBAĐT (10).
Ở Việt Nam, giai đoạn 2019 -2025, Bộ Y tế đã xây dựng đề án phát triển y tế thông minh, trong đó có đề cập đến mục tiêu xây dựng “Bệnh viện thông minh” và triển khai HSBAĐT tại các cơ sở KCB bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiến tới không sử dụng bệnh án giấy (11). Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ sở khám bệnh,
HUPH
2
chữa bệnh và Thông tư 46/2018/TT-BYT ban hành ngày 28/12/2018 quy định HSBAĐT là cơ sở pháp lý trong hướng dẫn triển khai, lộ trình và quy định ứng dụng, công nhận HSBAĐT tại các cơ sở KCB tại Việt Nam.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện chuyên khoa hạng I, được thành lập từ tháng 6 năm 2015 nhưng đã triển khai các hoạt động xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử và áp dụng CNTT trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ của bệnh viện. Việc triển khai bệnh án điện tử chính thức bắt đầu từ tháng 02 năm 2020 theo kế hoạch số 91/BVSN-KH ngày 10/02/2020. Tháng 10 năm 2021, sau hơn một năm triển khai mô hình bệnh án điện tử, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản đáp ứng đầy đủ điều kiện để chính thức công nhận tính pháp lý của HSBAĐT. Từ ngày 14/10/2021, theo quyết định số 1178/QĐ-BVSN, Bệnh viện chính thức chuyển đổi hoàn toàn từ HSBA giấy sang HSBAĐT. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh, bên cạnh đó khi triển khai bệnh viện cũng gặp không ít khó khăn về cải tạo hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng và nhất là khó khăn từ phía nhân viên nhân viên y tế, những người trực tiếp triển khai HSBAĐT trong KCB. Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố liên quan đến ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế trong KCB là căn cứ quan trọng quyết định thành công của mô hình HSBAĐT tại bệnh viện nói chung và của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022”. Nghiên cứu được tiến hành nhằm cung cấp bằng chứng cho các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng, hoàn thiện hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh.
HUPH
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế trong khám chữa bệnh tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT……………………………………………………………………..

iv DANH MỤC BẢNG BIỂU …………………………………………………………………..

v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….

vi ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………

1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….

3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………

4 1.1. Một số khái niệm trong nghiên cứu……………………………………………4
1.1.1. Hồ sơ bệnh án……………………………………………………………………………4
1.1.2. Hồ sơ bệnh án điện tử ………………………………………………………………..5
1.1.3. Nhân viên y tế ……………………………………………………………………………6
1.1.4. Ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử trong khám chữa bệnh ………………6
1.2. Lịch sử phát triển và lợi ích của hồ sơ bệnh án điện tử……………….7
1.3. Quy định và tiêu chuẩn để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử …….10
1.3.1. Các quy định về hồ sơ bệnh án điện tử ………………………………………10
1.3.2. Các cấp độ ứng dụng của hồ sơ bệnh án điện tử …………………………..11
1.4. Thực trạng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử ………………………………15
1.4.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………15
1.4.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………………16
1.5. Yếu tố liên quan đến ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử ………………18
1.6. Bộ công cụ đánh giá ……………………………………………………………….24
1.7. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu………………………………….25
1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu …………………………………………………….28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….29
2.1. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………29
2.2. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………29
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: …………………………………………..29
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………29
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ………………………………..30
2.6. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá……………………………………………..32
2.7. Biến số…………………………………………………………………………………….33
2.8. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………33
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………….34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ……………………………………………………………………..36
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu………………………………………………..36
3.2. Mô tả thực trạng ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân viên y tế
trong KCB tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022……………………….37
3.3. Một số yếu tố liên quan đến ứng dụng hồ sơ bệnh án điện tử của nhân
viên y tế tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh năm 2022. ………………………….42
3.3.1. Mô tả các yếu tố liên quan……………………………………………………………42
3.3.2. Phân tích các yếu tố liên quan ……………………………………………………..49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………65
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………….65
HUPH
iii
4.2. Thực trạng ứng dụng Hồ sơ bệnh án điện tử của NVYT tại bệnh viện
Sản Nhi Bắc Ninh ……………………………………………………………………………………65
4.2.1. Quản lý thông tin người bệnh ………………………………………………………65
4.2.2. Xem kết quả điều trị …………………………………………………………………….66
4.2.3. Kiểm tra y lệnh ……………………………………………………………………………67
4.2.4. Hỗ trợ ra quyết định…………………………………………………………………….67
4.3. Yếu tố liên quan đến ứng dụng Hồ sơ bệnh án điện tử ……………………….68
4.3.1. Nhóm yếu tố tiền đề (cá nhân, vị trí việc làm, kiến thức, thái độ)…………..68
4.3.2. Nhóm yếu tố tăng cường………………………………………………………………70
4.2.3. Nhóm yếu tố tạo điều kiện ……………………………………………………………71
4.4. Hạn chế của nghiên cứu………………………………………………………………..74
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………..75
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………77
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………..78
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN………………………..82
PHỤ LỤC 2: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU …………………………………91
PHỤ LỤC 3: BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU………………………………….9

 DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu………………………………………….36
Bảng 2: Tỷ lệ NVYT thường xuyên ứng dụng HSBAĐT trong Quản lý thông tin
người bệnh…………………………………………………………………………………………………..37
Bảng 3: Tỷ lệ NVYT thường xuyên ứng dụng HSBAĐT trong Xem kết quả điều trị .38
Bảng 4: Tỷ lệ NVYT thường xuyên ứng dụng HSBAĐT trong kiểm tra y lệnh……40
Bảng 5: Tỷ lệ NVYT thường xuyên ứng dụng HSBAĐT trong hỗ trợ ra quyết định 41
Bảng 6: Tỷ lệ NVYT có kiến thức, thái độ tích cực về HSBAĐT ………………………42
Bảng 7: Tỷ lệ NVYT đánh giá tích cực các yếu tố tăng cường …………………………..44
Bảng 8: Tỷ lệ NVYT có đánh giá tốt yếu tố tạo điều kiện thuận lợi ……………………46
Bảng 9: Mối liên quan giữa các yếu tố và ứng dụng chức năng Quản lý thông tin
người bệnh trong HSBAĐT của NVYT ………………………………………………………….49
Bảng 10: Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan đến ứng dụng thường xuyên chức
năng quản lý thông tin người bệnh………………………………………………………………….52
Bảng 11: Mối liên quan giữa các yếu tố và ứng dụng chức năng Xem kết quả điều
trị trong HSBAĐT của NVYT ……………………………………………………………………….53
Bảng 12: Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan đến ứng dụng thường xuyên chức
năng kiểm tra kết quả điều trị…………………………………………………………………………56
Bảng 13: Mối liên quan giữa các yếu tố và ứng dụng chức năng Xem y lệnh người
bệnh trong HSBAĐT của NVYT……………………………………………………………………57
Bảng 14: Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan đến ứng dụng thường xuyên chức
năng xem y lệnh …………………………………………………………………………………………..60
Bảng 15: Mối liên quan giữa các yếu tố và ứng dụng chức năng Hỗ trợ ra quyết
định trong HSBAĐT của NVYT…………………………………………………………………….61
Bảng 16: Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan đến ứng dụng thường xuyên chức
năng hỗ trợ ra quyết định ………………………………………………………………………………6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment