Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5
Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học tiên dương, Đông Anh, Hà Nội.Bệnh răng miệng gặp ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, bệnh xuất hiện sớm ngay từ khi trẻ 2 tuổi, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng đau đớn, mất sức nhai, ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển thể lực của trẻ, gây mọc răng lệch lạc, ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Ngoài ra bệnh có thể gây biến chứng toàn thân như viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết… Do tính chất phổ biến tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng nên chi phí điều trị răng miệng rất tốn kém cho cá nhân và xã hội kể cả kinh phí điều trị cũng như thời gian.
Trong khi đó phòng ngừa để giảm tỷ lệ bệnh răng miệng lại tương đối đơn giản, chi phí thấp, không đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, cũng không yêu cầu cán bộ chuyên môn cao, dễ thực hiện tại các trường học. Do đó phòng bệnh răng miệng sớm ngay từ lứa tuổi học sinh là chiến lược khả thi nhất đã được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo cần triển khai. Chính vì vậy chương trình chăm sóc răng miệng tại trường học đã và đang được quan tâm thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực từ nhiều thập kỷ nay. Để góp phần đưa chương trình Nha học đường hoạt động có chất lượng và hiệu quả, có số liệu thực tiễn để tính kinh phí, nhân lực cho thực hiện các biện pháp phòng bệnh. Việc điều tra kiến thức và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh là rất cần thiết, phù hợp với thực tế tại chỗ với hai mục tiêu sau :
1 – Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh lớp 5 về chăm sóc răng miệng.
2 – Mô tả một số yếu tố lien quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc răng miệng.
MỤC LỤC Thực trạng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến việc chăm sóc răng miệng của học sinh lớp 5 trường tiểu học tiên dương, Đông Anh, Hà Nội
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………… 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………….. 6
1.1. Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam. ……………………………………………………. 6
1.2. Tình hình bệnh răng miệng ở Hà Nội và huyện Sóc Sơn ………………………………. 6
1.3. Cơ sở khoa học của dự phòng sâu răng ……………………………………………………… 6
1.3.1. Sinh động học và quá trình sâu răng……………………………………………………….. 7
1.3.2. Một số điểm chính về cơ chế bệnh sinh…………………………………………………… 7
1.4. Cơ sở khoa học của dự phòng bệnh quanh răng ………………………………………….. 9
1.5. Công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ban đầu………………………………………. 11
1.5.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………………….. 11
1.5.2. Các nước trong khu vực Đông Nam Á ………………………………………………….. 13
1.5.3. Công tác phòng chống bệnh răng miệng ở Việt Nam ………………………………. 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………….. 16
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ………………………………………………………….. 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………… 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………………………………… 16
2.4. Các bước tiến hành. ……………………………………………………………………………… 16
2.5. Phân tích và xử lý số liệu. ……………………………………………………………………… 17
2.6. Sai số và cách khắc phục ………………………………………………………………………. 17
2.6.1. Sai số ………………………………………………………………………………………………. 17
2.6.2. Cách khắc phục…………………………………………………………………………………. 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN …………………………………………………… 18
3.1. Yếu tố xã hội và nhân khẩu học.. ……………………………………………………………. 18
3.2. Sự nhắc nhở của bố mẹ về việc chăm sóc răng miêng của trẻ………………………. 20
3.3. Việc giáo dục và chăm sóc nha khoa tại trường học. ………………………………….. 21
3.4. Kiến thức của trẻ về chăm sóc sức khỏe răng miệng. …………………………………. 23
3.5. Thái độ của trẻ về việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ………………………………. 25
3.6. Thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ. …………………………………………………. 27
3.7. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và nhân khẩu học. ……………………………………….. 29
3.7.1. Liên quan của giới tính đến kiến thức, thái độ và thực hành của trẻ …………… 29
3.7.2. Liên quan giữa học vấn của người chăm sóc với kiến thức, thái độ và thực hành của trẻ ………………………………………………………………………………………………. 32
3.7.3. Mối liên quan giữa thu nhập hằng tháng của gia đình với kiến thức, thái độ và
thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ …………………………………………………………. 33
3.7.4. Tác động của cha mẹ với kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc sức khỏe
răng miệng của trẻ ……………………………………………………………………………………… 34
3.7.5. Ảnh hưởng của việc giáo dục nha khoa tại trường tới kiến thức, thái độ và
thực hành chăm sóc răng miệng của trẻ. ………………………………………………………… 36
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………. 37