Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019
Luận văn Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019.Tại hội nghị Y tế Quốc tế, New York, năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh hay tật” [51]. Từ định nghĩa về sức khỏe cho thấy rằng từ những thập kỉ 40 của thế kỉ 20 sức khỏe tâm thần đã được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá có vai trò rất quan trọng, ngang hàng với sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Thực tế cho thấy sức khoẻ tâm thần có mối liên quan mật thiết với tâm lý xã hội và sức khỏe thể chất, không có bất kì biến cố bất lợi nào trong xã hội mà không ảnh hưởng đến tâm lý, và cũng không có bất kì bệnh lý cơ thể nào lại không ảnh hưởng đến tâm lý.
Theo Liên hợp quốc, ước tính khoảng 25% dân số thế giới bị gánh nặng về sức khoẻ tâm thần, là một trong ba lý do chính làm tăng gánh nặng kinh tế ở các nước trên thế giới [5].
Vấn đề sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu. Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỉ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ biến là 15%, trong đó có trầm cảm và lo âu [17]. Gần đây một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ rối loạn tâm thần khoảng 20-30% [17]. Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng về “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” cho kết quả nhóm bệnh chấn thương, tâm thần kinh và bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam [8].
Hậu quả của rối loạn tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mỗi cá nhân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội. Nghiên cứu của Viện Sức khoẻ tâm thần (2008) trên 9.201 người thuộc 10 nhóm ngành nghề lao động đặc biệt chịu căng thẳng cho thấy 10,7% người lao động bị các rối loạn liên quan đến sức khoẻ tâm thần [1]. Đối với ngành y tế, nhiều nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế có tỉ lệ lạm dụng thuốc và tự tử cao hơn các ngành nghề khác, có tỉ lệ cao stress, lo âu, trầm cảm liên quan đến công việc căng thẳng. Các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc [36].
Tại tuyến y tế huyện, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ rối loạn tâm thần (RLTT) ở nhân viên y tế (NVYT) đang ở mức cao. Nghiên cứu của Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008) “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên2 điều dưỡng”, tiến hành trên đối tượng là 40 điều dưỡng viên đang công tác tại BV đa khoa huyện Châu Thành – Hậu Giang cho kết quả tỉ lệ stress của điều dưỡng là 32,5%. Các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc nhiều giờ (>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên, thu nhập chưa thoả đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến [18].
Theo Sở y tế Hà Nội, huyện Sóc Sơn được coi là một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát triển mô hình Bác sĩ gia đình (BSGĐ). Với sự giúp đỡ của các bệnh viện (BV) tuyến trên, chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân được nâng lên, số lượng bệnh nhân cũng tăng lên một cách rõ rệt, tổng số lượt khám bệnh năm 2015 là 300.178, năm 2016 là 345.000 lượt, năm 2017 là 528.595 lượt. Song song với việc triển khai mô hình BSGĐ, Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn vẫn làm tốt các công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ, truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống dịch
bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe cho nhân dân… [11].
Cùng với đó là đặc thù nghề nghiệp căng thẳng, đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, đối mặt với người bệnh và người nhà có phản ứng không tốt…thì các NVYT rất dễ lâm vào trạng thái rối loạn tâm thần. Vì vậy việc xác định, đánh giá các tình trạng sức khỏe tâm thần hiện nay của NVYT Huyện Sóc Sơn để trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp dự phòng cho tình trạng này là hết sức cần thiết.
Từ những lý do trên, chúng em tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………………………… 3
1.1. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm ………………………………………………….. 3
1.1.1. Khái niệm ………………………………………………………………………………………. 3
1.1.1.1. Khái niệm stress…………………………………………………………………………… 3
1.1.1.2. Khái niệm lo âu……………………………………………………………………………. 4
1.1.1.3. Khái niệm trầm cảm …………………………………………………………………….. 5
1.1.1.4. Khái niệm Nhân viên y tế (NVYT)…………………………………………………… 5
1.1.1.5. Stress nhân viên y tế …………………………………………………………………….. 5
1.1.2. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm ở nhân viên y tế ……… 6
1.1.2.1. Nguyên nhân gây ra stress, lo âu và trầm cảm…………………………………. 6
1.1.2.2. Những yếu tố gây ra rối loạn tâm thần trong lao động……………………… 6
1.1.2.3. Những điều kiện gây rối loạn tâm thần trong ngành y tế…………………… 7
1.1.3. Hậu quả của rối loạn tâm thần lên sức khoẻ ………………………………………. 7
1.2. Giới thiệu về các thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm và bộ công cụ
DASS 21 của Lovibond ………………………………………………………………………………… 8
1.3. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam .. 9
1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ………………………………………………………… 9
1.3.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế tại Việt Nam….. 11
1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu …………………………………………………… 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………… 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………….. 16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ………………………………………………………………………. 16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………………… 16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ……………………………………………………. 162.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………… 16
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 16
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 16
2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu …………………………………………………….. 17
2.4. Công cụ nghiên cứu……………………………………………………………………….. 19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………….. 20
2.6. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………… 20
2.7. Các sai số và cách khắc phục ………………………………………………………….. 20
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………. 21
2.9. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………. 21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………. 22
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………………….. 22
3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu…………………………………….. 22
3.1.2. Đặc điểm công việc của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn……………………….. 25
3.2. Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế tại huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019…………………………………………………………………. 29
3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu của nhân
viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội…………………….. 32
3.3.1. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm cá nhân
……………………………………………………………………………………………………. 32
3.3.2. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm công
việc ……………………………………………………………………………………………………. 35
3.4. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan với stress, trầm cảm, lo âu … 39
Chương 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 43
4.1. Đặc điểm của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm
2019 ……………………………………………………………………………………………………. 43
4.2. Mô tả thực trạng về tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế
thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 ……………………………………………… 444.3. Một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế
huyện Sóc Sơn năm 2019…………………………………………………………………………….. 49
4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress, lo âu, trầm
cảm ……………………………………………………………………………………………………. 49
4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố về đặc điểm công việc với tình trạng stress,
lo âu, trầm cảm ………………………………………………………………………………………….. 52
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………. 54
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ số và biến số nghiên cứu……………………………………………………. 17
Bảng 2.2. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo thang điểm DASS 21 ………………… 20
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ………………………………….. 22
Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu………………………………. 22
Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu 23
Bảng 3.4. Đặc điểm về hôn nhân, số con của đối tượng nghiên cứu ………………….. 24
Bảng 3.5. Đặc điểm về lĩnh vực chuyên môn của đối tượng nghiên cứu ……………. 25
Bảng 3.6. Đặc điểm về trình độ của đối tượng nghiên cứu……………………………….. 25
Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại
PK/TYT của đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………….. 26
Bảng 3.8. Đặc điểm về chức vụ của đối tượng nghiên cứu ………………………………. 27
Bảng 3.9. Đặc điểm về thu nhập của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 27
Bảng 3.10. Đặc điểm về thời gian làm việc một ngày của đối tượng nghiên cứu … 28
Bảng 3.11. Mức độ stress của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân……………………. 32
Bảng 3.12. Mức độ lo âu của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân…………………….. 33
Bảng 3.13. Mức độ trầm cảm của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân………………. 34
Bảng 3.14. Mức độ stress của NVYT theo đặc điểm công việc ………………………… 35
Bảng 3.15. Mức độ lo âu của NVYT theo đặc điểm công việc …………………………. 36
Bảng 3.16. Mức độ trầm cảm của NVYT theo đặc điểm công việc …………………… 38
Bảng 3.17. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng stress của NVYT
huyện Sóc Sơn……………………………………………………………………………………………. 39
Bảng 3.18. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng lo âu của NVYT
huyện Sóc Sơn……………………………………………………………………………………………. 40
Bảng 3.19. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng trầm cảm của NVYT
huyện Sóc Sơn……………………………………………………………………………………………. 41DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hình thức lao động của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 27
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ mắc stress, trầm cảm và lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội năm 2019 …………………………………………………………………………………. 29
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ của các mức độ stress theo thang điểm DASS 21 của NVYT
huyện Sóc Sơn……………………………………………………………………………………………. 29
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ của các mức độ lo âu theo thang điểm DASS 21 của NVYT
huyện Sóc Sơn……………………………………………………………………………………………. 30
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ của các mức độ trầm cảm theo thang điểm DASS 21 của NVYT
huyện Sóc Sơn……………………………………………………………………………………………. 31
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu biểu hiện theo các nhóm stress, lo âu, trầm
cảm …………………………………………………………………………………………………………… 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com