Thực trạng và công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng và công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các tật khúc xạ- đặc biệt là cận thị ở các lứa tuổi học sinh cũng tăng lên. Đây không chỉ là nỗi lo của các bậc phụ huynh, mà còn của cả nhà trường và xã hội, đồng thời cũng tăng thêm gánh nặng trách nhiệm cho ngành y tế.
Tại Việt Nam, hiện có tới 3 triệu học sinh (độ tuổi 6- 15) bị mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính, trong đó 2/3 là bị cận thị. Tỷ lệ tật khúc xạ ngày càng tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị [46]. Do tính chất phổ biến của tật khúc xạ, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Tật khúc xạ nói chung, đặc biệt là tật cận thị ở trẻ em tuổi học đường nói riêng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt như: tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng, những yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của tật khúc xạ[20]. Tật khúc xạ có xu hướng xảy ra ở giai đoạn sớm của cuộc đời so với các bệnh gây mù lòa phổ biến khác như bệnh đục thủy tinh thể và bệnh glocome[53]; bên cạnh đó, mắt có tật khúc xạ nặng có nguy cơ biến chứng thoái hóa võng mạc, bong võng mạc làm tổn hại thị giác vĩnh viễn càng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tăng thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2008), tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các trường học rất cao với tỉ lệ trung bình là 26,14% trên tổng số học sinh[31]. Còn theo báo cáo của Bệnh viện Mắt TW (2012) tại Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc cho thấy, tỷ lệ mắc cận thị học đường chiếm khoảng 40- 50% ở học sinh thành phố và 10- 15% ở học sinh nông thôn[19]. Do đó, trong chương trình “Thị giác năm 2020” Tổ chức Y tế thế giới đã xếp cận thị học đường là một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cầu[7].
Hải Phòng là thành phố đô thị loại 1 cấp quốc gia, với diện tích 1500 km2, dân số 2 triệu người, 7 quận và 8 huyện; 773 trường học trong đó 232 trường Tiểu học (TH), 203 trường Trung học cơ sở (THCS), 56 trường Trung học phổ thông (THPT). Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy tỷ lệ cận thị học đường của học sinh Hải Phòng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh Hải Phòng năm 1996 là 6,99%. Năm 2004, tỷ lệ cận thị chung là 23,4%[13]. Đến năm 2005, tỷ lệ cận thị chung ở học sinh TH và THCS ở Hải Phòng là 19,7%, nội thành là 29,1%, ngoại thành là 3%[21].
Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng là một quận lớn nằm ở trung tâm thành phố với 2 trường THPT, 8 trường THCS và 10 trường TH. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các Sở, Ban, Ngành liên quan, việc khám sức khỏe định kỳ cho học sinh các trường học đã được triển khai hàng năm nhằm tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh, đồng thời phát hiện sớm các bệnh trong các em, đặc biệt là các bệnh liên quan đến học đường. Bộ Y tế, Bộ giáo dục & Đào tạo cũng đã chỉ đạo các địa phương nỗ lực đẩy mạnh việc cải thiện điều kiện học tập, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong nhà trường, tăng cường yếu tố trường học và giáo dục thể chất học sinh. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ đặc biệt là cận thị học đường vẫn ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng và công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tật khúc xạ của học sinh Trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014.
2. Đánh giá công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh Trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng và công tác chăm sóc tật khúc xạ của học sinh trung học cơ sở quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Khuyến cáo của Hội thảo Quốc gia “Công tác Chăm sóc mắt trong hệ thống trường học” ngày 18 tháng 12 năm 2008. Hà Nội
2. Bộ môn mắt (2012). “Thị lực – tật khúc xạ”, Bài giảng nhãn khoa, Đại học Y Hải Phòng, tr.23-34
3. Bộ môn Vệ sinh dịch tễ (1993). Dịch tễ học đại cương, Trường Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, Hà Nội, tr.12-13.
4. Võ Thị Minh Chí (2008). “Một vài suy nghĩ về thị lực của học sinh và biện pháp phòng ngừa”. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Công tác chăm sóc mắt học sinh trong hệ thống trường học”. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2008.
5. Hoàng Ngọc Chương, Hoàng Hữu Khôi (2010).”Đánh giá tình hình tật khúc xạ và các yếu tố liên quan ở một số trường phổ thông cơ sở tại thành phố Huế”. Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, Y tế trường học, Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất, Y tế Ngành Giáo dục lần thứ V. Hà Nội, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, tr 435 -440.
6. Ngô Thị Chút (2004). “Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng tật khúc xạ ảnh hưởng đến thị lực của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đề xuất một số giải pháp khắc phục”. Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành Nhãn khoa toàn quốc 2002-2004. Huế: tr. 65-71.
7. Nguyễn Chí Dũng (2009). “Hướng dẫn quốc gia về khám sàng lọc tật khúc xạ”. Nhãn khoa (13), tr. 88-96.
8. Vũ Quang Dũng (2001). “Nghiên cứu tình trạng cận thị học đường và một số yếu tố nguy cơ ở một số trường phổ thông tại Thái Nguyên.” Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học chuyên ngành Y học dự phòng năm 2001, tr.24-59.
9. Vũ Quang Dũng (2008). Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của một số giải pháp phòng chống tật khúc xạ học đường tại tỉnh Thái Nguyên. mã số B2006-TN05-04, Đề tài cấp Bộ.
10. Vũ Quang Dũng (2013). “Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp phòng chống cận thị ở học sinh trung học cơ sở khu vực trung du tỉnh Thái Nguyên.” Luận án tiến sĩ y học chuyên ngành Vệ sinh xã hội học và y tế công cộng năm 2013.
11. Ngân Hà (2012). “Phòng chống mù lòa ở Việt Nam: Tiếp tục đưa các dịch vụ Nhãn khoa đến gần dân hơn nữa.” Tạp chí Nhãn khoa (29) tr. 66-68.
12. Phạm Văn Hán (1998). “Đánh giá hiện trạng vệ sinh và các bệnh liên quan trong học đường tại thị trấn Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng.” Y học thực hành (5) tr.171.
13. Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Mạnh Đô (2004).”Đánh giá tình hình cận thị trong học sinh ở Hải Phòng năm học 2003-2004″. Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và Hội nghị khoa học kỹ thuật Ngành Nhãn khoa toàn quốc 2002-2004 . Huế, tr. 74. .
14. Hồng Văn Hiệp (2007). Tật khúc xạ. NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.99-131.
15. Nguyễn Xuân Hiệp (2000). “Hội nghị liên quốc gia lần thứ 3 về phòng chống mù lòa tại Việt Nam”. Nhãn khoa (2) tr. 79-91.
16. Ngô Như Hòa (1966). “Tình hình cận thị trên học sinh Việt Nam”. Nhãn khoa (II), tr.79- 91.
17. Hội Nhãn khoa Mỹ (2003). “Quang học, khúc xạ và kính tiếp xúc.” Giáo trình khoa học cơ sở và lâm sàng, tập 3, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Hội Nhãn khoa Việt Nam (2010). “Đại hội Tật khúc xạ Thế giới và Hội nghị toàn cầu về giáo dục khúc xạ (2010) “Tuyên bố Durban năm 2010 về tật khúc xạ”. Tạp chí Nhãn khoa số 20 tháng 11 năm 2010 tr. 52-54.
19. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Chí Dũng (2012). “Công tác phòng chống mù lòa năm 2011-2012 và phương hướng hoạt động năm 2013”. Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2012, Hà Nội, tr. 7- 8.
20. Đặng Thị Huế (2013). “Thực trạng điều kiện học tập và một số yếu tố liên quan cận thị học đường của học sinh 4 trường tiểu học, THCS thành phố Hưng Yên năm 2012.” Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y- Dược Hải Phòng.
21. Dương Thị Hương và Đồng Trung Kiên (2006). “Cận thị ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở Hải Phòng và một số yếu tố liên quan”. Tạp chí Y học dự phòng, tập XXII, số 2(128), 2006: tr. 116-121.
22. Dương Thị Hương, Đồng Trung Kiên (2002). “Một số nhận xét về điều kiện học tập liên quan đến sức khỏe học sinh thành phố Hải Phòng”. Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ 5 năm 2004. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Báo cáo Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ I,.
23. Ngô Thị Khánh (2008). “Chăm sóc mắt học đường và các định hướng chiến lược của Tổ chức ORBIS Quốc tế nhằm hỗ trợ Chương trình phòng chống mù lòa tại Việt Nam”. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Công tác chăm sóc mắt học sinh trong hệ thống trường học. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2008.
24. Lương Ngọc Khuê và Bùi Minh Thái (2010). “ Thực trạng cận thị và kiến thức về phòng, chống cận thị của cha, mẹ học sinh trường phổ thông cơ sở Phan Chu Trinh, Ba Đình, Hà Nội năm 2010”. Tạp chí Y học dự phòng, (Tập XXI, số 2 (120)) tr. 138- 144.
25. Đồng Trung Kiên (2004). “Một số nhận xét về sức khỏe học sinh và điều kiện học tập tại một số trường học thành phố Hải Phòng”. Báo cáo Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II. Hội nghị khoa học Y học lao động toàn quốc lần thứ VI năm 2005, NXB Y học, Hà Nội.
26. Vũ Thị Hoàng Lan và Nguyễn Thị Minh Thái (2012). Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan tại trường THCS Phan Chu Trinh, quận Ba Đình, Hà Nội năm 2010. Tạp chí Y tế công cộng. Vol. 26. p.23-27.
27. Nguyễn Văn Liên (1998). “Đánh giá tình hình cận thị ở học sinh Nam Định năm học 1997- 1998”. Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Mắt năm 1998, tr.25-50.
28. Chu Thị Loan, Chu Văn Thăng, Lê Th ị Thanh Xuân, Hoàng Thị Thu Hà, Đặng Ngọc Lan (2010). “Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống cận thị học đường của giáo viên tiểu học tại thành phố Hà Nội năm 2008”. Tuyển tập nghiên cứu khoa học Giáo dục thể chất, Y tế trường học, Hội nghị khoa học Giáo dục thể chất,Y tế Ngành Giáo dục lần thứ V. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, tr 335-342.
29. Hoàng Thị Lũy (1999),. “Khảo sát tình hình thị lực và tật khúc xạ của học sinh, sinh viên một số trường PTTH và Đại học chuyên ngành”. Bản tin Nhãn khoa, (1), tr.3-5.
30. Nguyễn Thị Mai và cộng sự (1995). “Tình hình thị lực và bệnh mắt thuộc lứa tuổi học đường ở Hà Nội 1995”. Báo cáo khoa học Sở Y tế Hà Nội năm 1995.
31. Nguyễn Đức Minh(2008). “Nhận thức -thái độ -hành vi chăm sóc mắt của học sinh, giáo viên, phụ huynh và thực trạng tật khúc xạ của học sinh phổ thông”. Hội thảo Quốc gia “Công tác Chăm sóc mắt trong hệ thống trường học”. Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2008.
32. Nguyễn Cường Nam (1999). “Các phương pháp chữa cận thị”. Bản tin Nhãn khoa (11).
33. Nguyễn Hữu Nghị, Hồ Thị Thúy Mai, Nguyễn Ngọc Ngà (2005). “Tỷ lệ hiện mắc cận thị, cong vẹo cột sống và một số yếu tố nguy cơ trên học sinh khối 8 trường THCS Nguyễn Chí Diểu thành phố Huế”. Báo cáo Hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ VII năm 2006. NXB Y học, Hà Nội, tr.376-378.
34. Đặng Anh Ngọc (2010). Tật cận thị ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở Hải Phòng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp can thiệp. Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 2010.
35. Đặng Anh Ngọc, Nguyễn Ngọc Ngà và cộng sự (2006). Phân tích một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Tuyển tập nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất- y tế trường học, Đặng Anh Ngọc, Nguyễn Ngọc Ngà và cộng sự (2006), Phân tích một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở, Tuyển NXB Thể dục thể thao, tr.389-397.
36. Trịnh Thị Bích Ngọc (2009). “Điều tra dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh Hà Nội năm 2009”. Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2009. Đà Nẵng: 09-12/9/2009, tr.24.
37. Vương Văn Quý (2006). “Xử trí tật khúc xạ tại cộng đồng”, Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và Hội nghi khoa học kỹ thuật toàn quốc, Huế.
38. Sở y tế Hà Giang. Sở y tế Hà Giang,
http: //www.ytehagiang.org.vn/news/tin-tức/thông-tin-y-học/245-tật-kMc- xạ-học-đường-và-cách-phòng-tránh.html, truy cập 17h ngày 2/11/2014.
39. Nguyễn Thị Minh Tâm (2012). “Thực trạng điều kiện học tập và cận thị học đường ở học sinh của một số trường phổ thông tại thành phố Hải Phòng năm 2011”. Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng năm 2012.
40. Phạm Văn Tần, Phạm Hồng Quang, Trần Thị Dung (2010). “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến cận thị ở học sinh tại bốn trường THCS thành phố Bắc Ninh, năm 2010”. Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhãn khoa Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015 và Hội nghị Ngành Nhãn khoa năm 2010. Hà Nội, tr.87-89.
41. Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Bích Liên, Phùng Văn Hoàn và CS (2005). “Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe.” 24-39. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
42. Lê Thế Thự (2004). Nghiên cứu bệnh, tật học đường liên quan đến Ecgonomi và các giải pháp cải thiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài KC.10- 10, Hà Nội, tháng 10 năm 2004, Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường, sản phẩm 1C.
43. Hà Huy Tiến, Nguyễn Thị Nhung, Bạch Quốc Nam, Trịnh Bích Ngọc (2000). “Điều tra dịch tễ học tật khúc xạ trong học sinh thành phố Hà Nội qua 2 năm 1998 -1999”. Hội nghị quốc gia phòng chống mù lòa. TP. Hồ Chí Minh.
44. Hoàng Văn Tiến (2006). “Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh lớp 3, lớp 7, lớp 10 của một số trường phổ thông thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội và thử nghiệm mô hình can thiệp”. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
45. Nguyễn Hữu Trí (2000). “Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tật cận thị trong học sinh ở huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh năm 2000”. Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Y tế công cộng.
46. Viện mắt Trung ương (2012). Báo động Tật khúc xạ học đường ở Việt Nam: Không thể xem nhẹ! http://www.vnio.vn/Tin-tuc-Su-kien/bao-dong- tat-khuc-xa-hoc-duong-o-viet-nam-khong-the-xem-nhe.html.
47. Phạm Thị Vượng (2007). “Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường của học sinh trường THCS Chu Văn An quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2007”. Luận văn thạc sỹ y học chuyên ngành Y tế công cộng.
48. Lê Thị Thanh Xuyên (2006). “Chương trình mắt học đường tại thành phố Hồ Chí Minh”. Hội nghị tổng kết công tác phòng chống mù lòa và Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành Nhãn khoa toàn quốc 2006. Đà Nẵng: tr. 37- 42.
49. Trần Hải Yến và cộng sự (2006). “Khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Nhãn khoa (7) tr.45-55.
TIẾNG ANH
50. Anera R. G.,Soler M., Cruz Cardona J., Salas C., Ortiz C. (2009). “Prevalence of refractive errors in school-age children in Morocco.” Clin Experiment Ophthalmol,Mar, 37(2) p. 191-6.
51. Assefa W. Y., Wasie T.B., Shiferaw D.T., Ayanaw E. Z. (2012). “Prevalence of refractive errors among school children in Gondar town, northwest Ethiopia.” Original Article 19(4),p. 372-376.
52. Bataineh H.A.,Khatatbeh A.E.(2008). “Prevalance of Refractive Errors in School Children (12-17 Years) of Tafila City.” The Journal of Ophthalmology and Visual Science,Volume 6 Number 1 p. 10.5575 – 10.080.
53. Bei Lu, Nathan Congdon (2009). “Associations Between Near Work, Outdoor Activity, and Myopia Among Adolescent Students in Rural China”. Archives of Ophthalmology 127(6):769-775.
54. Czepita D.,Mojsa A.,Zejmo M. (2008). “Prevalence of myopia and hyperopia among urban andrural schoolchildren in Poland.” Ann Acad Med Stetin, 54(1) p. 17-21.
55. Dandona R., Dandona L., Naduvilath T. J., Srinivas M., McCarty C. A., Rao G. N.(1999). “Refractive errors in an urban population in Southern India:the Andhra Pradesh Eye Disease Study.” Invest Ophthalmol Vis Sci 40(12),p. 2810-8.
56. Dandona R., Dandona L., Srinivas M., Sahare P., Narsaiah S., Munoz S.R., Pokharel G. P., Ellwein L. B.(2002). “Refractive error in children in a rural population in India.” Invest Ophthalmol Vis Sci, 43(3),p. 615-22.
57. Edwards M. H., Lam C. S.(2004). “The epidemiology of myopia in Hong Kong.” Ann Acad Med Singapore, 33(1) p. 34-8.
58. Goh P. P., Abqariyah Y., Pokharel G. P., Ellwein L. B.(2005). “Refractive error and visual impairment in school-age children in Gombak District Malaysia.” Ophthalmology, 112(4) p. 678-85.
59. He M., Zeng J., Liu Y., Xu J., Pokharel G. P., Ellwein L. B.(2004). “Refractive error and visual impairment in urban children in southern China.” Invest Ophthalmol Vis Sci, 45(3), p. 793-9.
60. Ip J. M., Huynh S. C., Robaei D., Kifley A., Rose K. A., Morgan I.
G. ,Wang J. J., Mitchell P. (2008). “Ethnic differences in refraction and ocular biometry in a population-based sample of 11-15-year-old Australian children.” Eye, 22(5) p. 649-56.
61. Ishfaq A.S., Mudasir S., Andrabi K. I.(2008). “Prevalence of Myopia in Students of Srinagar City of Kashmir, India,.” Int J Health Sci (Qassim) January,2(1), p. 77-81.
62. Jeremy A. Guggenheim et all (2012). “Time Outdoors and Physical Activity as Predictors of Incident Myopia in Childhood: A Prospective Cohort Study”. Ivestigative Ophthalmology & Visual Science VOL 53 no. 6 PG doi: 10.1167/iovs. 11 -9091.
63. Kleinstein Robert N., Lisa A. Jones, Sandral Hullett, Soonsi Kwon,Robert J. L., Nina E. F., Ruth E., Donald O., Julie A. (2003). “Refractive Error and Ethnicity in Children.” Arch Ophthalmol, 121(8) p.
1141-1147.
64. Lin L. L.,Shih Y. F., Hsiao C. K., Chen C. J., Lee L. A., Hung P. T. (2001). “Epidemiologic study of the prevalence and severity of myopia among schoolchildren in Taiwan in 2000.” J Formos Med Assoc, 100(10) p. 684-91.
65. Mavracanas T. A., Mandalos A., Peios D., Golias V., Megalou K.,Gregoriadou A., Delidou K., Katsougiannopoulos B.(2000). “Prevalence
of myopia in a sample of Greek students.” Acta Ophthalmologica Scandinavica, 78(6) p. 656-9.
66. Mc Carty C. A., Hugh R.T. (2000). “Myopia and vision 2020.” Am J Ophthalmol, 129(4) p. 525-527.
67. Mohammad K., Gasemi M.,Isa M.Z.(2009). “Prevalence of refractive errors in primary school children [7-15 Years] of Qazvin city.” Eur,J. Sci,Res, 28 p. 174-85.
68. Morgan I., Rose K.(2005). “How genetic is school myopia?” Prog Retin Eye Res, 24(1) p. 1-38.
69. Ojaimi E., Robaei D., Rochtchina E., Rose K. , Morgan I. G., Mitchell P. (2005). “Impact of birth parameters on eye size in a population- basedstudy of 6-year-old Australian children.” Am J Ophthalmol, 140(3) p. 535-7.
70. Quek T. P., Chua C. G., Chong C. S., Chong J. H., Hey H. W., Lee J.,Lim Y. F., Saw S. (2004). “Prevalence of refractive errors in teenage high school students in Singapore.” Ophthalmic Physiol Opt, 24(1) p. 47-55.
71. Rose K. A., Morgan I. G., Ip J., Kifley A., Huynh S., Smith W., Mitchell P.(2008). “Outdoor activity reduces the prevalence of myopia in children.” Ophthalmology, 115(8) p. 1279-85.
72. Saw S. M., Andrew C., Kee S. C., Richard A.,StoneT., Donald T.,Tan
H. (2002). “Component dependent risk factors for ocular parameters in Singapore Chinese children.” Ophthalmology, 109(11) p. 2065-2071.
73. Saw S. M., Gus G .,David K.,Mohamed F., Daniel W., Jeanette L., Donald T.,Tan H.(2002). “Prevalence Rates of Refractive Errorsin Sumatra, Indonesia.” Invest Ophthalmol Vis Sci, 43(10) p. 3174-3180.
74. Siatkowski R. M., Cotter S., Miller J. M., Scher C. A., Crockett R. S., NovackG. D. (2004). “Safety and efficacy of 2% pirenzepine ophthalmic gel in children with myopia: a 1-year, multicenter, double-masked, placebo-controlled parallel study.” Arch Ophthalmol, 122(11) p. 1667-74.
75. Sperduto R. D., Daniel S., Jean R., Michael R. (1983). “The prevalence of Myopia in the United States.” Arch Ophthalmol, 101 p. 405-407.
76. Titiyal J. S., Pal N., Murthy G. V., Gupta S. K., Tandon R. B., Vajpayee, C. E. (2003). “Causes and temporal trends of blindness and severe visual impairment in children in schools for the blind in North India,.” Br J Ophthalmol 87(8),p. 941-5.
77. Truong H. T., Cottriall C. L., Gentle A., McBrien N. A.(2002). “Pirenzepine affects scleral metabolic changes in myopia through a non¬toxic mechanism.” Exp Eye Res, 74(1) p. 103-11.
78. Villarreal G. M., Ohlsson J., Cavazos H., Abrahamsson M., Mohamed J.H.(2003). “Prevalence of myopia among 12-to 13-year-old schoolchildren in northern Mexico.” Optom Vis Sci, 80(5) p. 369-73.
79. Villarreal M. G., Ohlsson J., Abrahamsson M., Sjostrom A., Sjostrand J.(2000). “Myopisation: the refractive tendency in teenagers. Prevalence of myopia among young teenagers in Sweden.” Acta Ophthalmologica Scandinavica, 78(2) p. 177-81.
80. Yingyong P. (2010). “Refractive Errors Survey in Primary SchoolChildren (6-12 Year Old) in 2 Provinces: Bangkok and Nakhonpathom (One Year Result) .” J Med Assoc Thai 2010,93(10) p. 1205-1210.
81. Zhang Q., Guo X., Xiao X., Jia X., Li S., Hejtmancik J. F.(2005). “A new locus for autosomal dominant high myopia maps to 4q22-q27 between D4S1578 and D4S1612.” Mol Vis, 11 p. 554-60.
MỤC LỤC
TRANG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Thực trạng mắc tật khúc xạ trong học đường hiện nay 3
1.2. Một số nguyên nhân gây nên tật khúc xạ trong học sinh 14
1.3. Công tác chăm sóc tật khúc xạ học đường 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan tật khúc xạ của học sinh THCS quận
Hồng Bàng thành phố Hải Phòng 31
3.2. Công tác chăm sóc TKX của học sinh trung học cơ sở quận Hồng Bàng
thành phố Hải Phòng: 43
Chương 4. BÀN LUẬN 50
4.1. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan TKX của học sinh THCS quận
Hồng Bàng thành phố Hải Phòng 50
4.2. Công tác chăm sóc TKX của học sinh THCS quận Hồng Bàng thành
phố Hải Phòng 61
KẾT LUẬN 66
1. Tỷ lệ và một số yếu tố liên quan TKX của học sinh 4 trường THCS quận
Hồng Bàng thành phố Hải Phòng năm 2014 66
2. Công tác chăm sóc TKX của học sinh 4 trường THCS quận Hồng Bàng
thành phố Hải Phòng năm 2014 67
KHUYẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mắt chính thị 3
Hình 1.2. Mắt cận thị 4
Hình 1.3. Mắt viễn thị 5
Hình 1.4. Mắt loạn thị 6
Hình 3.1. Tỷ lệ học sinh theo khối lớp 32
Hình 3.2. Tỷ lệ mắc TKX chung của học sinh 4 trường THCS 33
Hình 3.3. Tỷ lệ mắc TKX của học sinh ở mỗi trường THCS 34
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ học sinh theo giới 31
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh theo khối lớp 31
Bảng 3.3. Tỷ lệ học sinh theo trường và khối lớp 32
Bảng 3.4. Kết quả đo thị lực 33
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc TKX chung của HS 4 trường THCS 373
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc TKX của HS ở mỗi trường THCS 384
Bảng 3.7. Tỷ lệ giới trong số mắc TKX 3835
Bảng 3.8. Tỷ lệ mắc TKX theo giới 35
Bảng 3.9. Tỷ lệ mắc TKX ở mỗi khối lớp 36
Bảng 3.10. Tỷ lệ TKX phát hiện mới 36
Bảng 3.11. Tỷ lệ học sinh theo thời gian học thêm 337
Bảng 3.12. Tỷ lệ học sinh theo thời gian tự học 33
Bảng 3.13. Tỷ lệ học sinh theo thời gian xem ti vi/ ngày 358
Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh theo thời gian chơi điện tử 35
Bảng 3.15. Tỷ lệ học sinh theo thời gian học máy tính/ ngày 369
Bảng 3.16. Tỷ lệ học sinh theo thời gian đọc truyện/ ngày 36
Bảng 3.17. Tỷ lệ học sinh theo tư thế học tại nhà 40
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa học thêm với TKX 41
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số giờ tự học/ngày với TKX 41
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thời gian xem ti vi với TKX 42
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa chơi điện tử với TKX 42
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa ngồi học máy tính với TKX 43
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa đọc truyện với TKX 43
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tư thế học tại nhà với TKX 44
Bảng 3.25. Tỷ lệ TKX đã được phát hiện 44
Bảng 3.26. Tỷ lệ học sinh khám lại theo thời gian 45
Bảng 3.27. Tỷ lệ học sinh thay mắt kính theo thời gian 45
Bảng 3.28. Tỷ lệ học sinh được phát hiện TKX theo nơi khám 46
Bảng 3.29. Tỷ lệ học sinh theo nơi làm kính 46
Bảng 3.30. Hoạt động y tế học đường tại các trường THCS 46
Bảng 4.1. Tỷ lệ cận thị học đường ở học sinh một số nghiên cứu khác trên thế giới 53