Thực trạng và giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu một số bệnh ngoài da phổ biến ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc Tày tại Thái Nguyên

Thực trạng và giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu một số bệnh ngoài da phổ biến ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc Tày tại Thái Nguyên

Luận án tiến sĩ y học Thực trạng và giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu một số bệnh ngoài da phổ biến ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc Tày tại Thái Nguyên.Bệnh ngoài da đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng, phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có khí hậu và thời tiết nóng ẩm [25], [65]. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nhiệt đới, gió mùa, cùng với sự ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng là điều kiện thuận lợi để bệnh ngoài da tiến triển [19], [24], [80]. Cùng với những thói quen chưa tốt về vệ sinh cá nhân, điều kiện môi trường canh tác nông nghiệp của người dân thường luôn là những yếu tố thuận lợi cho bệnh ngoài da phát triển, phổ biến khắp nơi ở nước ta, đặc biệt là ở người nông dân khu vực miền núi [20], [29], [35].
Kết quả nghiên cứu về mô hình bệnh tật do Bộ Y tế đã tiến hành cho thấy tại 16 tỉnh vùng đồng bằng và trung du phía Bắc, bệnh ngoài da phổ biến, đứng hàng thứ 2 và chiếm tỷ lệ 5,68% trong số các bệnh chuyên khoa. Theo thống kê của nhiều tác giả, ước tính tỷ lệ bệnh da nói chung ở cộng đồng của tất cả các lứa tuổi khoảng 12% dân số [34], [39], [43].


Trong sản xuất nông nghiệp, người dân phải tiếp xúc với phân bón hữu cơ, phân bón hoá học, các hóa chất độc trong tình trạng thiếu phương tiện phòng hộ cá nhân… nên cơ hội lây nhiễm bệnh ngoài da là rất cao [26], [32], [54]. Mặt khác việc điều trị bệnh da hiện nay đối với những đối tượng làm nghề nông là rất khó khăn do không tuân thủ đúng qui trình điều trị, dùng thuốc không đúng phác đồ dẫn tới tổn thương lâu khỏi, dễ lây lan khắp các vùng trên cơ thể cũng như lan nhiễm ra cộng đồng [17], [31]. Bệnh có thể kéo dài mạn tính, không thể khỏi dứt điểm, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, làm suy giảm nghiêm trọng hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống của người dân. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh trên người nông dân trồng chè tại Thái Nguyên cho thấy, triệu chứng ngứa da gặp ở 23,1% và bệnh lý về da gặp ở 40,1% đối tượng nghiên cứu [2], [33].
2
Môi trường sống, lao động của người Tày tại một số huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên là tương đối ẩm và nóng hơn khu vực thành thị [18]. Vì vậy, đây là một điều kiện có thể làm gia tăng các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh nấm da ở người lao động cũng như ở cả cộng đồng.
Hai huyện Phú Lương và Đại Từ nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ người dân tộc Tày sinh sống khá cao, chiếm tỷ lệ 18,6% và 12,7% số người Tày trong toàn tỉnh [18]. Tập quán sinh hoạt, canh tác nông nghiệp của người Tày ở đây khá đặc biệt: môi trường canh tác thường ẩm ướt, ít sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, sống tiết kiệm nước… Nhà ở đặc trưng của người dân tộc Tày là nhà sàn, chỗ ăn ngủ, sinh hoạt của con người phía trên, dưới gầm sàn là nơi ở cho gia súc, gia cầm nên môi trường thường ô nhiễm các chất thải từ gia súc, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý như bệnh ngoài da phát triển. Như vậy, câu hỏi cần được giải đáp là thực trạng bệnh ngoài da và các giải pháp can thiệp nhằm chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng người dân tộc Tày hay các dân tộc thiểu số miền núi nói chung là gì. Vấn đề này, cho đến nay vẫn chưa được báo cáo và quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài luận án: “Thực trạng và giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu một số bệnh ngoài da phổ biến ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc Tày tại Thái Nguyên” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng một số bệnh ngoài da ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc Tày tại một số xã tỉnh Thái Nguyên năm 2017 – 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đối với bệnh ngoài da ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc Tày ở Thái Nguyên.
3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu bệnh ngoài da phổ biến ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc Tày huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………… 3
1.1. Một số khái niệm, cấu trúc, chức năng sinh lí của da………………………….. 3
1.1.1. Cấu trúc của da……………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Sinh lý da……………………………………………………………………………………. 5
1.2. Một số bệnh da phổ biến trong cộng đồng…………………………………………. 8
1.2.1. Bệnh da do nấm sợi……………………………………………………………………… 8
1.2.2. Bệnh da và niêm mạc do Candida………………………………………………….. 9
1.2.3. Nấm móng (Onychomycosis) ……………………………………………………….. 9
1.2.4. Nấm kẽ chân……………………………………………………………………………… 10
1.2.5. Nấm hắc lào………………………………………………………………………………. 10
1.2.6. Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic Contact Dermatitis)…………………… 11
1.2.7. Sẩn ngứa (Prurigo) …………………………………………………………………….. 12
1.2.8. Bệnh mày đay (Urticaria)……………………………………………………………. 12
1.2.9. Viêm nang lông (Folliculitis)………………………………………………………. 13
1.2.10. Lang ben (Pityriasis versicolor) …………………………………………………. 13
1.2.11. Sạm da……………………………………………………………………………………. 14
1.2.12. Viêm da mủ (Pyodermite) trong lao động nông nghiệp ………………… 15
1.3. Một số yếu tố liên quan đối với bệnh ngoài da…………………………………. 16
1.3.1. Môi trường bề mặt da…………………………………………………………………. 16
1.3.2. pH bề mặt da …………………………………………………………………………….. 17
1.3.3. Chất lượng lớp sừng của da ………………………………………………………… 17
1.3.4. Nhiệt độ và độ ẩm của da……………………………………………………………. 18
1.3.5. Suy giảm miễn dịch……………………………………………………………………. 19
1.3.6. Yếu tố nguy cơ, môi trường bên ngoài liên quan đến bệnh ngoài da … 19
1.4. Tình hình bệnh da trên Thế giới và ở Việt Nam……………………………….. 231.4.1. Tình hình bệnh da trên Thế giới…………………………………………………… 23
1.4.2. Tình hình bệnh ngoài da ở Việt Nam……………………………………………. 30
1.5. Các phương pháp phòng chống bệnh ngoài da trong cộng đồng…………. 33
1.5.1. Cơ sở xây dựng các phương pháp phòng chống bệnh ngoài da ……….. 33
1.5.2. Một số nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống bệnh da ở lao động
nông nghiệp, công nhân nông nghiệp ……………………………………………………. 35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 41
2.2.1. Một số đặc điểm tình hình KT-XH tại địa bàn nghiên cứu ……………… 41
2.2.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 45
2.3.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu…………………………………………….. 45
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ……………………………………………… 45
2.4. Nội dung và sơ đồ can thiệp………………………………………………………….. 49
2.4.1. Xác định vấn đề cần can thiệp …………………………………………………….. 49
2.4.2. Xác định các giải pháp và các hoạt động cụ thể thực hiện giải pháp can thiệp…….51
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………………………………. 54
2.5.1. Các chỉ số cho mục tiêu 1 …………………………………………………………… 54
2.5.2. Các chỉ số cho mục tiêu 2 …………………………………………………………… 55
2.5.3. Các chỉ số cho mục tiêu 3 …………………………………………………………… 56
2.6. Bộ công cụ và cách đánh giá chỉ số nghiên cứu ……………………………….. 56
2.7. Kỹ thuật thu thập số liệu ……………………………………………………………….. 57
2.7.1. Kỹ thuật thu thập số liệu định tính……………………………………………….. 57
2.7.2. Thu thập số liệu định lượng ………………………………………………………… 57
2.8. Kỹ thuật xử lý số liệu ……………………………………………………………………. 62
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục ……………………………………………………….. 63
2.10. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………. 64Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 65
3.1. Thực trạng một số bệnh ngoài da ở người lao động nông nghiệp thuộc
dân tộc Tày tại Thái Nguyên………………………………………………………………… 65
3.2. Một số yếu tố liên quan đối với tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở người lao động
nông nghiệp dân tộc Tày……………………………………………………………………… 73
3.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu bệnh ngoài da ở
người lao động thuộc dân tộc Tày huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. ….. 85
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 94
4.1. Thực trạng một số bệnh ngoài da ở người lao động nông nghiệp thuộc
dân tộc Tày tại Thái Nguyên………………………………………………………………… 94
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………………….. 94
4.1.2. Thực trạng bệnh ngoài da ở người lao động nông nghiệp thuộc dân tộc
Tày tại Thái Nguyên……………………………………………………………………………. 96
4.2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở người lao động nông
nghiệp thuộc dân tộc Tày tại Thái Nguyên…………………………………………… 100
4.2.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh ngoài da…………….. 100
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh ngoài da ở người lao động
nông nghiệp thuộc dân tộc Tày tại Thái Nguyên…………………………………… 107
4.3. Hiệu quả can thiệp trong cải thiện tỷ lệ mắc bệnh ngoài da và kiến thức,
thái độ, thực hành phòng chống bệnh ngoài da của người lao động nông
nghiệp dân tộc Tày ……………………………………………………………………………. 115
4.3.1. Hiệu quả can thiệp trong cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành phòng
chống bệnh ngoài da của người lao động nông nghiệp dân tộc Tày…………. 116
4.3.2. Hiệu quả can thiệp trong giảm tỷ lệ mắc bệnh ngoài da của người lao
động dân tộc Tày………………………………………………………………………………. 120
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 123
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính, trình độ học vấn của đối tượng nghiên
cứu…………………………………………………………………………………….. 65
Bảng 3.2. Đặc điểm nhà ở, nguồn nước, công trình vệ sinh (nguồn nước,
chuồng gia súc) của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 66
Bảng 3.3. Cơ cấu các bệnh ngoài da tại 3 xã nghiên cứu …………………………. 68
Bảng 3.4. Cơ cấu các bệnh nấm da tại 3 xã nghiên cứu …………………………… 69
Bảng 3.5. Phân bố bệnh ngoài da theo trình độ học vấn………………………….. 71
Bảng 3.6. Tỉ lệ bệnh ngoài da theo nghề chuyên canh …………………………….. 71
Bảng 3.7. Kiến thức, hiểu biết chung về bệnh ngoài da của đối tượng nghiên cứu….73
Bảng 3.8. Kiến thức về phòng chống và phát hiện bệnh ngoài da của đối
tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 75
Bảng 3.9. Thái độ phòng chống bệnh ngoài da của đối tượng nghiên cứu …. 76
Bảng 3.10. Thực hành phòng chống bệnh ngoài da…………………………………. 78
Bảng 3.11. Liên quan giữa độ tuổi, giới tính với bệnh ngoài da ………………. 80
Bảng 3.12. Liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu với
bệnh ngoài da…………………………………………………………………….. 81
Bảng 3.13. Liên quan giữa các nhóm nghề nông với bệnh ngoài da………….. 81
Bảng 3.14. Liên quan giữa đặc điểm nhà ở của đối tượng nghiên cứu với bệnh
ngoài da ……………………………………………………………………………. 82
Bảng 3.15. Liên quan giữa các công trình vệ sinh của đối tượng nghiên cứu
với bệnh ngoài da ………………………………………………………………. 82
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiến thức phòng chống bệnh với tỷ lệ bệnh ngoài da …83
Bảng 3.17. Liên quan giữa thái độ phòng chống bệnh với tỷ lệ bệnh ngoài da …….84
Bảng 3.18. Liên quan giữa thực hành phòng chống bệnh với tỷ lệ bệnh ngoài da ..84Bảng 3.19. Tổng hợp các yếu tố liên quan đối với các bệnh ngoài da ở người
lao động dân tộc Tày ………………………………………………………….. 85
Bảng 3.20. Kết quả tập huấn cho các thành viên tham gia can thiệp …………. 85
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động truyền thông phòng chống bệnh ngoài da của
các thành viên tham gia can thiệp ………………………………………… 87
Bảng 3.22. Kết quả theo dõi, giám sát các hoạt động của mô hình ……………. 89
Bảng 3.23. Kết quả thay đổi kiến thức phòng chống bệnh ngoài da tại xã can
thiệp và xã đối chứng …………………………………………………………. 91
Bảng 3.24. Kết quả thay đổi kiến thức phòng chống bệnh ngoài da tại xã can
thiệp và xã đối chứng …………………………………………………………. 91
Bảng 3.25. Kết quả thay đổi thực hành phòng chống bệnh ngoài da tại xã can
thiệp và xã đối chứng …………………………………………………………. 92
Bảng 3.26. Kết quả thay đổi tỉ lệ bệnh ngoài da tại xã can thiệp và xã đối
chứng ……………………………………………………………………………….. 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ mắc bệnh ngoài da tại các xã nghiên cứu …………………….. 67
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ mắc bệnh ngoài da ở người lao động theo nhóm tuổi………… 69
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ mắc bệnh ngoài da theo giới tính………………………………… 70
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ bệnh ngoài da theo nguồn nước ………………………………….. 72
Biểu đồ 3.5. Kiến thức chung về phòng chống bệnh ngoài da của ĐTNC ………. 76
Biểu đồ 3.6. Thái độ chung phòng chống bệnh ngoài da của ĐTNC …………. 77
Biểu đồ 3.7. Đánh giá thực hành chung phòng chống bệnh ngoài da ………… 78DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Trả lời phỏng vấn sâu của Chủ tịch Hội nông dân tập thể về tình
hình mắc các bệnh ngoài da ở người lao động …………………………. 67
Hộp 3.2. Trả lời phỏng vấn sâu của đại diện người lao động nông nghiệp về
kiến thức đối với các bệnh ngoài da ở người lao động………………. 70
Hộp 3.3. Thảo luận nhóm của người lao động nông nghiệp về môi trường lao
động nông nghiệp tại địa phương …………………………………………… 72
Hộp 3.4. Thảo luận nhóm các cán bộ thuộc các ban, ngành của địa phương về
các yếu tố liên quan và công tác phòng chống bệnh ngoài da…….. 74
Hộp 3.5. Thảo luận nhóm các cán bộ y tế của địa phương về phác đồ, phương
pháp điều trị bệnh ngoài da đã áp dụng tại địa phương……………… 79
Hộp 3.6. Phỏng vấn lãnh đạo địa phương về các yếu tố liên quan và phương
pháp can thiệp phòng chống các bệnh ngoài da ……………………….. 80
Hộp 3.7. Phỏng vấn lãnh đạo Hội nông dân tập thể về các yếu tố liên quan và kết
quả của các phương pháp can thiệp phòng chống các bệnh ngoài da…..83
Hộp 3.8. Thảo luận nhóm người lao động nông nghiệp về kết quả điều trị các
bệnh ngoài da ………………………………………………………………………. 86
Hộp 3.9. Thảo luận nhóm các cán bộ thuộc các ban, ngành, đoàn thể địa
phương về kết quả các giải pháp can thiệp phòng chống các bệnh
ngoài da………………………………………………………………………………. 88
Hộp 3.10. Thảo luận nhóm các cán bộ y tế địa phương về hiệu quả của các
giải pháp can thiệp điều trị và phòng chống các bệnh ngoài da ….. 9

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment