Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh Ung thư cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Bình Định
Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh Ung thư cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Bình Định.Cứ mỗi năm phút trôi qua lại có thêm ba phụ nữ (PN) trên thế giới bị tử vong do ung thư cổ tử cung (UTCTC) [91]. Hàng năm ước tính vẫn còn khoảng 500.000 trường hợp UTCTC mới được chẩn đoán và hàng triệu PN chưa tiếp cận được với thông tin, dịch vụ phòng ngừa và điều trị về UTCTC [138]. Thực sự UTCTC là một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được ưu tiên can thiệp dự phòng và sàng lọc sớm, đặc biệt là các nước đang phát triển [65].
Việt Nam không phải là ngoại lệ và hoạt động sàng lọc, điều trị tiền ung thư để dự phòng UTCTC đã được đưa vào trong chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với một chỉ tiêu rất rõ ràng là “Tỷ lệ phụ nữ (30-54 tuổi) được sàng lọc UTCTC đạt 20% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020”. Đặc biệt gần đây Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch hành động riêng cho lĩnh vực này đó là “Kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-2025”. Mặc dù vậy kết quả triển khai thực hiện các văn bản chính sách trên còn khá hạn chế và các thông tin về thực trạng và hiệu quả của các giải pháp cũng chưa có nhiều đặc biệt ở các vùng khó khăn và đồng bào dân tộc vì vậy kết quả của đề tài này sẽ góp phần vào cung cấp các bằng chứng chính xác cho công tác triển khai những định hướng và xây dựng kế hoạch của ngành y tế nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
Theo báo cáo Bệnh viện K (2007-2011), người bệnh UTCTC điều trị tại bệnh viện đa số ở giai đọan muộn, từ độ III trở lên (53,7%) [8]. Còn tại Bình Định tất cả người bệnh UTCTC (100%) đều nhập viện trong giai đoạn muộn: 53% giai đoạn IV, 29% giai đoạn III và 18% giai đoạn II [20]. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là các PN trên chưa được khám sàng lọc (KSL) định kỳ và tại Việt Nam chưa triển khai hệ thống phát hiện sớm UTCTC bằng các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận; và nếu họ được phát hiện ở giai đoạn tiền UTCTC thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả [4]. Theo Nguyễn Thanh Hiệp tỷ lệ PN từng làm xét nghiệm Pap smear (4,8%) [17], của Lê Thị Phương Mai (7%) [28], của Bùi Thị Chi (9,6%) [5]; từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ PN Việt Nam được KSL là quá thấp. UTCTC là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được tiêm phòng, phát hiện sớm ở giai đoạn tiền ung thư và điều2 trị kịp thời. Do khoảng thời gian hình thành và tồn tại tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung (CTC) tương đối dài; yếu tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã được xác định; mặt khác CTC là bộ phận có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các can thiệp điều trị nên đại đa số các trường hợp UTCTC có thể được phòng ngừa bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư. Hơn nữa, can thiệp cộng đồng bằng truyền thông giáo dục sức khỏe đa hình thức và áp dụng sàng lọc bằng phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường với acid acetic (VIA) để phát hiện tổn thương tế bào CTC ở giai đoạn sớm ở ngay tuyến xã là biện pháp can thiệp cộng đồng có độ bao phủ rộng nhất, ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả cao nhất.
Kết quả của điều tra ngang về kiến thức và thực hành phòng UTCTC của 1.200 PN (15-49) tuổi tại tỉnh Bình Định và nghiên cứu định tính tại xã Canh Hòa cho thấy những PN sống ở nông thôn, kinh tế khó khăn, học vấn thấp, đồng bào dân tộc và ít tiếp cận với thông tin về UTCTC thì có kiến thức và thực hành phòng ngừa UTCTC thấp hơn các PN khác, đó chính là cơ sở dữ liệu ban đầu để từ đó nhóm nghiên cứu có thể thiết kế mô hình khung lý thuyết đề xuất cho Chương trình can thiệp để dự phòng và kiểm soát UTCTC cho PN (15-49) tuổi dựa vào y tế xã một cách khoa học và có tính khả thi nhằm cải thiện kiến thức và thực hành của các PN trên. Mặt khác từ thực tiễn của các biện pháp can thiệp kiểm soát UTCTC dựa vào y tế xã đã áp dụng sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm, làm cơ sở, tiền đề cho việc triển khai một cách rộng rãi biện pháp can thiệp này cho tất cả 159 xã trên phạm vi toàn tỉnh Bình Định và có thể xem xét áp dụng tại một số địa phương có những đặc điểm tương đồng. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đề tài: “Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh Ung thư cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Bình Định” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tại tỉnh Bình Định năm 2017;
2. Đánh giá hiệu quả sau một năm can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15 – 49 tuổi bằng truyền thông và cải thiện cung cấp dịch vụ tại một xã miền núi tỉnh Bình Định
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1. 1. Nguyễn Thị Như Tú, Ngô Văn Toàn, Trương Quang Đạt, Phan Trọng Lân, Nguyễn Thị Thùy Dương, Võ Hồng Phong, Trần Thị Xuân Tâm (2019), “Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15-49 tuổi tại xã Canh Hoà, tỉnh Bình Định” Tạp chí Y học dự phòng; Tập 27, số 8-2017, tr 246-254.
2. 2. Nguyễn Thị Như Tú, Ngô Văn Toàn, Trương Quang Đạt, Phan Trọng Lân, Nguyễn Thị Thùy Dương, Võ Hồng Phong, Trần Thị Xuân Tâm (2019), “Thực trạng kiến thức, thực hành về dự phòng, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15-49 tuổi tại tỉnh Bình Định, 2017” Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 9-2017, tr 162-170.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thanh Bình (2015), Xác định tính giá trị và khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng.
2. Bộ Y tế (2011), “Tài liệu hướng dẫn sàng lọc, điều trị tổn thương tiền ung thư để dự phòng thứ cấp điều trị Ung thư cổ tử cung. Ban hành kèm theo Quyết định số 1476/QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
3. Bộ Y tế (2016), “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ban hành theo Quyết định 4128/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 29 tháng 7 năm 2016”.
4. Bộ Y tế (2016), “Kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016-2025. Ban hành kèm theo Quyết định số 5240/QĐ- BYT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
5. Bùi Thị Chi và Nguyễn Dung (2008), “Mô tả nhận thức, thái độ và hành vi tìm
kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan đến phòng ngừa ung thư cổ tử cung của các phụ nữ đến khám tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Thừa Thiên Huế “, Tập san Giáo dục sức khỏe thuộc Trung tâm Tuyền thông – Giáo dục sức khỏe của tỉnh Thừa Thiên Huế
6. Cao Minh Chu và Lê Trung Thọ (2013), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus ở phụ nữ Cần Thơ và một số yếu tố liên quan “, Tạp chí Y học thực hành. 875(7), tr. 41-44.
7. Bùi Diệu và Vũ Thị Hoàng Lan (2010), “Tình hình nhiễm HPV tại Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành. 745(12), tr. 5-6.
8. Bùi Diệu và Nguyễn Thị Hoài Nga (2012), “Nhận xét cơ cấu bệnh nhân điều trị tại bệnh viện K giai đoạn 2007 – 2011”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2, tr. tr: 13 – 16.
9. Thẩm Chí Dũng (2017), “Kết quả nghiên cứu về vắc xin HPV của Hiệp hội Ung thư Đan Mạch “, Truy cập 6/2017
10. Phạm Thọ Dược và các cộng sự. (2015), “Xác định tỷ lệ nhiễm HPV và khảo sát kiến thức, thái độ thực hành đối với bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ tuổi sinh sản tại Đăk Lăk năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng. 8 (168), tr. 314-318.
11. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu và Trần Văn Thuấn (2010), “Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008”, Tạp chí ung thư học Việt Nam. 1, tr. 73-80.12. Nguyễn Bá Đức và Đào Ngọc Phong (2009), Dịch tễ học bệnh ung thư, Dự
phòng ung thư, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, 202-215.
13. Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2010), “Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008-2010”, Tạp chí ung thư học Việt Nam. 1, tr. 21-26.
14. Bùi Thị Thu Hà, Vũ Thị Hoàng Lan và Thẩm Chí Dũng (2013), “Kiến thức,
thực hành phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ đã có chồng từ 35-60 tuổi tại trấn An Bài Huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y học dự phòng. XIII, 6(142), tr. 104-113.
15. Lê Thị Thanh Hà, Vũ Thị Hoàng Lan và Lương Thu Oanh (2010), “Đặc điểm dịch tễ học nhiễm HPV của phụ nữ tại hai quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, Dịch tễ và chương trình phòng chống ung thu”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1, tr. 138-144.
16. Trần Thị Đức Hạnh và các cộng sự. (2015), “Một số yếu tố nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi: Kết quả nghiên cứu bệnh chứng tại Bắc Ninh và Cần Thơ 2013”, Tạp chí Y học dự phòng. XXV, 3(163), tr. 93-99.
17. Nguyễn Thanh Hiệp, Lê Minh Nguyệt và Trương Thị Bích Hà (2010), “Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về tầm soát ung thư cổ tử cung của nữ nôi trợ từ
18 – 65 tuổi tại Hồ Chí Minh năm 2008″, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 14(2), tr. 80-85.
18. Nguyễn Đức Hinh và Lưu Thị Hồng (2015), “Nghiên cứu Ung thư cổ tử cung tại Việt Nam”, Báo cáo tổng kết đề tài Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 5-12, 54.
19. Lê Tự Hoàng, Trần Thị Đức Hạnh và Vũ Thị Hoàng Lan (2014), “Hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi sử dụng phương pháp PAP và VIA tại Cần Thơ năm 2013”, Y học Dự phòng Tập XXIV. 5(154).
20. Lê Quang Hùng và Nguyễn Thị Như Tú (2014), “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh và tử vong do ung thư tại Bình Định giai đoạn 2010-2012”, Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, tr. 21-25.
21. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2008), “Tiếp cận phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế. 49, tr. 43-46.
22. Võ Văn Kha và Huỳnh Quyết Thắng (2011), “Tỷ lệ nhiễm HPV trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung tại bệnh viện ung bướu Cần Thơ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí MInh. 15(2), tr. 168-173.
23. Nguyễn Kim Thanh Lan (2011), “Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ
nữ khám phụ khoa”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 15(4), tr. 62-66.
24. Nguyễn Thị Hải Lê và các cộng sự. (2017), “Mối liên quan giữa tiếp cận với truyền thông và kiến thức phòng lây nhiễm HPV ở phụ nữ 15-49 tuổi: Kết quả từ một can thiệp tại Chí Linh, Hải Dương”, Tạp chí Y học dự phòng. 27(5), tr. 177-185.25. Nguyễn Thùy Linh và các cộng sự. (2014), “Sàng lọc cổ tử cung ở phụ nữ 30-65 tuổi tại Lương Tài, Bắc Ninh bằng các phương pháp sàng lọc PAP smear và VIA năm 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 6 (155). 6(155), tr. 50- 55.
26. Nguyễn Thùy Linh và Vũ Thị Hoàng Lan (2012), “HPV và nhu cầu thông tin ở phụ nữ 18-65 tuổi tại Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ”, Tạp chí Y học Quân sự. 37(5).
27. Trần Thị Lợi và Bùi Thị Hồng Nhu (2004), “Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 8(1), tr. 116-119.
28. Lê Thị Phương Mai (2010), “Kiến thức, thái độ và thực hành trong phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung của cha mẹ các em gái trong tuổi vị thành niên tại Việt Nam”, Tạp chí Y học dự phòng. 7(20), tr. 63-69.
29. Ministry of Health Malaysia (2015), “Tiêm phòng HPV tại Mã Lai”, Hội thảo khoa học thực hành chủng ngừa HPV trên đối tượng vị thành niên.
30. Đặng Đức Nhu. (2016), “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ năm thứ 3 đại học khoa học xã hội và nhân văn năm 2014”, Tạp chí Y học thục hành. 4(177), tr. 52.
31. PATH (2007), “Outlook, Phòng tránh ung thư cổ tử cung: các cơ hội chưa từng có để nâng cao sức khỏe phụ nữ”, OUTLOOK. 23(1), tr. 2 – 10.
32. Lê Thị Yến Phi và Vũ Thị Nhung (2010), “Kiến thức và thái độ của khách hàng đến chủng ngừa HPV tại Bệnh viện Hùng Vương và Viện Pasteur”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 12(2), tr. 34 – 38.
33. Nguyễn Thị Mỹ Phượng và Trần Thị Lợi (2005), “Tỷ lệ nhiễm HPV phát hiện qua phết mỏng cổ tử cung ở bệnh nhân khám phụ khoa tại BV NDGD”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 9(1), tr. 121-124.
34. S A. Proteksyon (2018), “Chương trình tiêm phòng HPV tại Philippin”, Hội thảo khoa học thực hành chủng ngừa HPV trên đối tượng vị thành niên.
35. Sở Y tế Bình Định (2015), “Báo cáo tổng kết Dự án Phòng chống Ung thư giai đoạn 2010 – 2015”, tr. 3-5.
36. Nguyễn Duy Tài và Trần Ninh Bảo Thi (2012), “Xác định tỉ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 đến 60 tuổi”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 16(Phụ bản số 1), tr. 151-157.
37. Lâm Đức Tâm (2017), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma Virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ”, Luận án tiến sĩ y học, tr. 16-27, 110-111.
38. Lâm Đức Tâm và Nguyễn Vũ Quốc Huy (2014), “Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con gái trong độ tuổi 1-26 về chủng vacxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung tại phường An Bình, Nnh Kiều, Cần Thơ”, Tạp chí Y dược học.
22, tr. 133-139.39. Lê Trần Anh Thư (2011), “Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung”, Tạp chí Y học sinh sản, tr. 23-27.
40. Huỳnh Thị Thu Thủy và Nguyễn Điền (2011), “Hiệu quả tư vấn về phòng ngừa nhiễm Human Papilloma Virus và dự phòng ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Từ Dũ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 15(1), tr. 171-176.
41. Ngô Văn Toàn và Bùi Diệu (2015), Truyền thông phòng chống ung thư, Tài liệu tập huấn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, tr: 1, 18-19.
42. Ngô Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Hùng (2011), “Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông phòng chống ung thư thuộc Dự án Phòng chống Ung thư trong Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2008 – 2010 “, Dự án Phòng chống Ung thư quốc gia, tr. pp: 1, .
43. Phạm Thị Thu Trang, Huỳnh Quang Thuận và Phạm Văn Trân (2012), “Tình hình nhiễm HPV ở phụ nữ viêm cổ tử cung đến khám tại bệnh viện phụ sản Hải Phòng”, Y học thực hành. 6(825), tr. 14-16.
44. Việt Thị Minh Trang và Nguyễn Duy Tài (2013), “Kiến thức, thái độ, hành vi về chủng ngừa HPV của các bà mẹ đưa con đi tiêm chủng tại bệnh viện Hùng Vương năm 2012”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 17(1).
45. Đoàn Trọng Trung và Lương Xuân Hiến (2010), “Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh sản tới tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ miền bắc Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành. 745(12), tr. 48-50.
46. Nguyễn Thị Như Tú (2010), “Khảo sát kiến thức và việc phơi nhiễm với một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư của người dân tại tỉnh Bình Định năm 2010”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành Y tế, tr. 29,31 -45.
47. UBND tỉnh Bình Định (2016), “Tổng quan kinh tế – xã hội tỉnh Bình Định”, Cổng thông tin điện tử.
48. Trịnh Hữu Vách, Ngô Thị Thanh Thủy và Nguyễn Vân Anh (2010), “Nhu cầu truyền thông thay đổi hành vi liên quan phòng chống ung thư của người dân tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 1, tr. 129 – 137.
49. Nguyễn Vân (2017), Cha đẻ HPV: Không có chuyện vaccine phòng ung thư tử cung gây tử vong truy cập ngày 13/6/2017,
50. Trần Thị Vân và các cộng sự. (2017), “Kiến thức, thực hành về phòng lây nhiễm HPV của phụ nữ tuổi 15-49 có chồng, tại thị xã Chí Linh, Hải Dương và huyện Thanh Thủy, Phú Thọ năm 2014”, Tạp chí Y học dự phòng. 27(2), tr. 40-4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa …………………………………………………………………………………………………. i
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………………….. ii
Lời cảm ơn …………………………………………………………………………………………………….. iii
Mục lục………………………………………………………………………………………………………….. iv
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt………………………………………………………………. x
Danh mục các bảng …………………………………………………………………………………………. xii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị……………………………………………………………………………. xv
ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………. 3
1.1. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung …………………………………………………………………… 3
1.1.1. Khái niệm ung thư cổ tử cung và sự phát triển của ung thư cổ tử cung …………. 3
1.1.2. Gánh nặng ung thư cổ tử cung …………………………………………………………………. 4
1.1.2.1. Trên thế giới ……………………………………………………………………………………….. 4
1.1.2.2. Tại Việt Nam………………………………………………………………………………………. 5
1.1.3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ……………………….. 6
1.1.3.1 Vi rút gây u nhú ở người: Căn nguyên của ung thư cổ tử cung…………………… 6
1.1.3.2 Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung……………………………………………… 7
1.2. Chương trình dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung……………………………….. 11
1.2.1. Các phương pháp dự phòng và kiểm soát UTCTC……………………………………… 11
1.2.2. Các phương pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung …………………….. 11
1.3. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ………… 13
1.3.1. Thực trạng kiến thức phòng ung thư cổ tử cung…………………………………………. 13
1.3.1.1. Kiến thức chung về ung thư cổ tử cung ………………………………………………….. 13
1.3.1.2. Kiến thức về sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ………………………….. 17v
1.3.1.3. Kiến thức về nhiễm vi rút HPV và tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung…. 20
1.3.2. Thực trạng thực hành phòng chống ung thư cổ tử cung ………………………………. 23
1.3.2.1. Thực hành sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung……………………………… . 23
1.3.2.2. Thực hành tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung…………………… 24
1.3.2.3. Thực hành tình dục an toàn để phòng tránh ung thư cổ tử cung…………………. 25
1.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng ung thư cổ tử cung ….. 26
1.3.3.1. Nhóm yếu tố cá nhân……………………………………………………………………………. 26
1.3.3.2 Nhóm yếu tố liên quan đến cộng đồng ……………………………………………………. 28
1.3.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến hệ thống y tế ……………………………………………….. 29
1.4. Chương trình can thiệp dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung…………………. 31
1.4.1. Mô hình niềm tin sức khỏe………………………………………………………………………. 31
1.4.1.1. Lý thuyết về mô hình niềm tin sức khỏe…………………………………………………. 31
1.4.1.2. Áp dụng mô hình niềm tin sức khỏe vào các dịch vụ phòng UTCTC…………. 32
1.4.2. Biện pháp và hiệu quả can thiệp dự phòng, kiểm soát ung thư cổ tử cung …….. 33
1.4.2.1. Biện pháp và hiệu quả can thiệp để tăng tỷ lệ tham dự sàng lọc của phụ nữ .. 33
1.4.2.2. Biện pháp và hiệu quả can thiệp để tăng tỷ lệ tiêm vắc xin HPV……………….. 35
CHƯƠNG 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………. 38
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang……………………………………………………………………….. 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………… 38
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….. 38
2.1.2.1 Thời gian …………………………………………………………………………………………….. 38
2.1.2.2. Địa điểm …………………………………………………………………………………………….. 38
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………. 40
2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………………… 40
2.1.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………………………. 40
2.1.3.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu……………………………………………………….. 40vi
2.1.3.4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………………. 41
2.1.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin và bộ công cụ thu thập dùng trong nghiên cứu…. 42
2.1.3.6. Tổ chức và quá trình thực hiện điều tra ………………………………………………….. 42
2.1.3.7. Quy ước điểm số, cách tính điểm và phân loại kiến thức ………………………….. 44
2.2. Nghiên cứu can thiệp…………………………………………………………………………………. 45
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 45
2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu phía sử dụng dịch vụ y tế …………………………………….. 45
2.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu bên cung cấp dịch vụ y tế…………………………………….. 45
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….. 45
2.2.2.1. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………………… 45
2.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 45
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………… 46
2.2.4. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………………………… 47
2.2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng……………………………………………………….. 47
2.2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định đính ……………………………………………………………….. 47
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu………………………………………………………….. 47
2.2.5.1. Chọn mẫu nghiên cứu định lượng………………………………………………………….. 47
2.2.5.2. Chọn mẫu nghiên cứu định tính…………………………………………………………….. 48
2.2.6. Hoạt động can thiệp tại xã Canh Hòa ……………………………………………………….. 48
2.2.6.1. Cơ sở xây dựng nội dung Mô hình nghiên cứu can thiệp tại Canh Hòa………. 48
2.2.6.2. Những hoạt động can thiệp đã triển khai tại xã Canh Hòa ………………………… 50
2.2.7. Điều tra trước và sau can thiệp…………………………………………………………………. 57
2.2.8. Biến số và chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp ……………………………………………. 57
2.2.9. Cách đánh giá hiệu quả can thiệp…………………………………………………………….. 57
2.3. Sai số và các biện pháp khống chế sai số……………………………………………………… 58
2.4. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu …………………………………………… 59
2.5. Đạo đức của nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 59vii
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ……………………………………………………………………………….. 60
3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng ung
thư cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tại tỉnh Bình Định năm 2017…………………………… 60
3.1.1. Thực trạng kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung …………………….. 60
3.1.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ………………………………………………. 60
3.1.1.2. Kiến thức của phụ nữ (15-49) tuổi về ung thư cổ tử cung…………………………. 62
3.1.1.3. Thực hành của phụ nữ (15-49) tuổi về phòng ngừa ung thư cổ tử cung………. 67
3.1.1.4. Tiếp cận thông tin và nguồn cung cấp thông tin về ung thư cổ tử cung………. 67
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung
của phụ nữ 15 – 49 tại tỉnh Bình Định năm 2017…………………………………………………. 69
3.2.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố và kiến thức của phụ nữ (15-49) tuổi về
phòng ung thư cổ tử cung ………………………………………………………………………………… 69
3.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố và thực hành về phòng ngừa ung thư cổ tử
cung của phụ nữ (15-49) tuổi ……………………………………………………………………………. 75
3.2. Hiệu quả sau một năm can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành dự phòng và
kiểm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 15 – 49 tuổi bằng truyền thông và cải thiện
cung cấp dịch vụ tại một xã miền núi tỉnh Bình Định ………………………………………….. 80
3.2.1. Mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu ………………………………………………………… 80
3.2.2. Kiến thức và thực hành của phụ nữ trong độ tuổi (15-49 tuổi) về dự phòng
và kiểm soát ung thư cổ tử cung sau một năm triển khai hoạt động can thiệp …………. 83
3.2.2.1. Kiến thức của phụ nữ về ung thư cổ tử cung …………………………………………… 83
3.2.2.2. Thực hành của phụ nữ về phòng ngừa ung thư cổ tử cung………………………… 92
CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN …………………………………………………………………………….. 97
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng ung
thư cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tại tỉnh Bình Định năm 2017……………………………. 97
4.1.1. Thưc trạng kiến thức phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tuổi tại
tỉnh Bình Định………………………………………………………………………………………………… 97viii
4.1.1.1. Thực trạng kiến thức về ung thư cổ tử cung, nhiễm HPV và tiêm vắc xin
HPV phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Bình Định …………… 97
4.1.1.2. Thực trạng kiến thức về nhiễm HPV và tiêm vắc xin HPV phòng ung thư
cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Bình Định…………………………………………. 101
4.1.2. Thực trạng thực hành phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15 – 49 tuổi tại
tỉnh Bình Định………………………………………………………………………………………………… 104
4.1.2.1. Thực trạng khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của phụ nữ
15– 49 tuổi tại tỉnh Bình Định…………………………………………………………………………… 104
4.1.2.2. Thực trạng tiêm vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ 15 –
49 tuổi tại tỉnh Bình Định…………………………………………………………………………………. 108
4.1.2.3. Thực trạng kiến thức và thực hành của phụ nữ 15 – 49 tuổi tại tỉnh Bình
Định về các hành vi làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung……………………………………. 112
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng bệnh ung thư cổ
tử cung ở phụ nữ tỉnh Bình Định ………………………………………………………………………. . 114
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ
(15-49) tuổi tại tỉnh Bình Định………………………………………………………………………….. 114
4.1.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng ung thư cổ tử cung của phụ
nữ (15-49) tuổi tại tỉnh Bình Định …………………………………………………………………….. 116
4.2. Hiệu quả của Chương trình truyền thông và sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ
tử cung bằng VIA dựa vào y tế xã …………………………………………………………………….. 119
4.2.1. Tính phù hợp của Chương trình can thiệp trên cơ sở dữ liệu thu được từ kết
quả nghiên cứu ngang và điều tra ban đầu trước can thiệp tại xã Canh Hòa……………. 119
4.2.2. Các hoạt động đã triển khai trong Chương trình can thiệp tại xã Canh Hòa …… 121
4.2.3. Hiệu quả của Chương trình đối với việc nâng cao hiểu biết về ung thư cổ tử
cung của phụ nữ tại xã Canh Hòa ……………………………………………………………………… 124
4.2.3.1. Hiệu quả của Chương trình đối với việc nâng cao hiểu biết về ung thư cổ
tử cung của phụ nữ tại xã Canh Hòa ………………………………………………………………….. 124ix
4.2.3.2. Hiệu quả của Chương trình đối với việc nâng cao khả năng cung cấp dịch
vụ sàng lọc UTCTC bằng test VIA……………………………………………………………………. 125
4.2.3.3. Hiệu quả của Chương trình đối với việc nâng cao kiến thức và thực hành
tiêm vắc xin HPV của phụ nữ (15-49) tuổi tỉnh Bình Định…………………………………… 127
4.2.4. Tính mới và tính bền vững của Chương trình can thiệp tại xã Canh Hòa ………. 130
4.2.5. Khả năng nhân rộng và yêu cầu đảm bảo cho nhân rộng Chương trình…………. 132
4.2.6. Những khó khăn khi triển khai thực hiện nghiên cứu………………………………….. 133
4.2.7. Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục……………………………………………….. 134
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………… 135
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………………. 136
DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com