THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 14 TUỔI TẠI HÀ NỘI

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 14 TUỔI TẠI HÀ NỘI

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TỪ 6 ĐẾN 14 TUỔI TẠI HÀ NỘI

Sự gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở các quốc gia đã và đang phát triển mà nguyên nhân không chỉ do chế độ ăn uống thiếu khoa học (mất cân bằng với nhu cầu cơ thể) mà còn do những yếu tố có liên quan (giảm hoạt động thể lực, stress, ô nhiễm môi trường và cả những vấn đề xã hội…). Người ta quan tâm đến béo phì trẻ em vì đó là mối đe dọa lâu dài đến sức khỏe, tuổi thọ và kéo dài tình trạng béo phì đến tuổi trưởng thành, sẽ làm gia tăng nguy cơ đối với các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ, và một số bệnh ung thư. Béo phì ở trẻ em còn làm ngừng tăng trưởng sớm, dễ dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý ở trẻ như tự ti, nhút nhát, kém hòa đồng, học kém. Béo phì ở trẻ em có thể là nguồn gốc thảm họa của sức khỏe trong tương lai [21],[24],[26],[128].

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 trên toàn thế giới có khoảng 1,5 tỷ người từ 20 tuổi trở lên bị thừa cân. Trong số đó, hơn 200 triệu nam giới và hơn 300 triệu nữ giới bị béo phì. Tại 10 quốc đảo ở khu vực Thái Bình dương có tỷ lệ người thừa cân, béo phì chiếm trên 50% dân số. Nhìn chung cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người bị béo phì. Năm 2010, khoảng 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân, chủ yếu ở các nước phát triển (gần 35 triệu trẻ em) và ở các nước đang phát triển (gần 8 triệu trẻ em). Không chỉ ở các nước có thu nhập cao mà ngay tại các nước có thu nhập thấp và trung bình thì tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng tăng, nhất là ở các khu vực đô thị [129].

Tại Việt Nam, các cuộc điều tra dịch tễ trước năm 1995 cho thấy tỷ lệ thừa cân không đáng kể, béo phì hầu như không có. Nhưng tới Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ thừa cân ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tuổi là 4,6%, ở thành phố (9,2%) cao gấp 3 lần nông thôn (3,0%) [33]. Điều tra thừa cân, béo phì ở người trưởng thành Việt Nam năm 2005 thấy 16,3% bị thừa cân, béo phì và tỷ lệ ở thành thị là 32,5%, cao hơn so với 13,8% ở nông thôn [5]. Những nghiên cứu ở trẻ em tuổi học đường cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng. Năm 2000, một nghiên cứu ở nhóm trẻ từ 6 – 14 tuổi thấy tỷ lệ thừa cân là 2,2%, trong đó ở thành phố là 6,6% và ở nông thôn là 1,2% [33]. Năm 2002, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 6 -11 tuổi tại quận Đống Đa, Hà Nội là 9,9% [14]. Tại quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2003, tỷ lệ thừa cân của trẻ em từ 6 -11 tuổi là 6,8% và béo phì là 3,2% [44]. Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ thừa cân, béo phì trẻ em cao nhất trên toàn quốc. Kết quả điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng thành phố TP. Hồ Chí Minh cho thấy tình trạng lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường đang gia tăng mạnh. Tỷ lệ béo phì ở trẻ 6 tuổi tăng từ 4,4% năm học 1999 – 2000 lên 10,4% năm học 2002 -2003, tỷ lệ béo phì ở trẻ em 7 tuổi tăng từ 1% năm học 1999 – 2000 lên 9,5% năm học 2002 – 2003. Nhìn chung giai đoạn 2002 – 2004, tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh cấp I là 9,4%, học sinh cấp II là 6,1% và học sinh cấp III là 4,8% [39],[106].

Thừa cân và béo phì có thể phòng ngừa được nhưng việc điều trị lại rất khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả. Trên phạm vi thế giới, chi phí cho giải quyết nạn dịch béo phì hiện nay đã làm cho tất các các chi phí sức khỏe khác trở nên nhỏ bé. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì các chi phí trực tiếp cho điều trị béo phì chiếm tới 6,8% (hay 70 tỷ đô la Mỹ) trong tổng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. Do đó phòng ngừa được béo phì ở trẻ em sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ béo phì ở người lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến béo phì và giảm chi phí y tế [66],[111].

Nhiều nghiên cứu đã tiến hành các biện pháp can thiệp với mục đích ngăn chặn sự gia tăng của thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tuy nhiên, có rất ít giải pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành và tăng cường hoạt động thể lực. Chính vì lý do trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng ở học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội nhằm góp phần hạ thấp tỷ lệ thừa cân, béo phì đang tăng nhanh.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu:

1.Xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.

2.Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.

3.Đánh giá kết quả bước đầu truyền thông giáo dục dinh dưỡng phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tại thành phố Hà Nội.

Giả thuyết nghiên cứu:

1.Có tồn tại các yếu tố ngoại cảnh đặc thù ở trẻ em từ 6 đến 14 tuổi khác với các lứa tuổi khác?

2.Thừa cân, béo phì có thể được trẻ em từ 6 đến 14 tuổi tự chủ động khống chế sau khi được truyền thông giáo dục dinh dưỡng và giám sát thay đổi hành vi?

 MỤC LỤC

MỤC LỤCiii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTvi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒvii

MỞ ĐẦU1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU3

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU4

1.1.Khái niệm thừa cân, béo phì4

1.2.Phân loại béo phì4

1.3.Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới và Việt Nam6

1.3.1.Thực trạng thừa cân, béo phì trên thế giới6

1.3.2.Thực trạng thừa cân, béo phì ở Việt Nam13

1.4.Những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường14

1.4.1.Cơ chế bệnh sinh của béo phì14

1.4.2.Yếu tố gia đình16

1.4.3.Yếu tố di truyền17

1.4.4.Khẩu phần và thói quen ăn uống của trẻ thừa cân, béo phì18

1.4.5.Hoạt động thể lực và béo phì19

1.4.6.Một số nguyên nhân khác22

1.5.Hậu quả của béo phì26

1.5.1.Anh hưởng đến sức khỏe26

1.5.2.Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong26

1.5.3.Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì32

1.6.Các giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân, béo phì34

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Đối tượng nghiên cứu40

2.2.Thời gian nghiên cứu40

2.3.Địa điểm nghiên cứu41

2.4.Phương pháp nghiên cứu41

2.4.1.Thiết kế nghiên cứu41

2.4.2.Cỡ mẫu42

2.4.3.Chọn mẫu44

2.4.4.Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu45

2.5.Nội dung, các biến số nghiên cứu46

2.6.Phương pháp và công cụ thu thập số liệu47

2.7.Xây dựng mô hình can thiệp51

2.8.Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá56

2.9.Các biện pháp khống chế sai số58

2.10.Xử lý và phân tích số liệu59

2.11.Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu61

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU62

3.1.Thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu62

3.2.Tình trạng dinh dưỡng học sinh từ 6 – 14 tuổi64

3.3.Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến thừa cân, béo phì ở học sinh73

3.4.Đánh giá hiệu quả can thiệp80

3.4.1.Đặc điểm đối tượng lựa chọn vào can thiệp80

3.4.2.Hiệu quả đối với tình trạng thừa cân, béo phì80

3.4.3.Hiệu quả thay đổi về kiến thức và thái độ của học sinh83

3.4.4.Hiệu quả thay đổi về thói quen của học sinh86

3.4.5.Hiệu quả tới sự thay đổi khẩu phần ăn của học sinh89

3.4.6.Hiệu quả của can thiệp tới thể lực của học sinh91

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN92

4.1.Tình trạng dinh dưỡng của học sinh từ 6 đến 14 tuổi tại 30 trường tiểu học 92 và THCS ở Hà Nội

4.2. Các yếu tố nguy cơ gây thừa cân, béo phì ở học sinh từ 6 đến 14 tuổi96

4.3. Xây dựng và thực hiện mô hình can thiệp giáo dục dinh dưỡng phòng104 chống béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường

Kết luận113

Khuyến nghị116

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1. Bộ câu hỏi

Phụ lục 2. Thư gửi phụ huynh học sinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1 Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2002), Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.115 – 143.
2 Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2002), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3 Bộ Y tế (2007), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4 Chế độ ăn, dinh dưỡng và dự phòng các bệnh mạn tính (2003). Báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp WHO/FAO. Tổ chức y tế thế giới, Geneva.
5 Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010 (2007), Thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành Việt Nam 25 – 64 tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007.
6 Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân (2008), “Tình trạng béo phì ở học sinh tiểu học 9-11 tuổi và các yếu tố liên quan tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 1, tr.39 – 47.
7 Lê Thị Hải (2000), “Thừa cân béo phì ở trẻ em, cách xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì”, Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.354 – 370.
8 Lê Thị Hải và cs (2000), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở học sinh 6 – 11 tuổi tại hai trường tiểu học nội thành Hà Nội”, Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr. 229 – 245.
9 Lê Thị Hải, Nguyễn Thị Lâm và cs (2002), Theo dõi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ thừa cân – béo phì ở Hà Nội, Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr.188 – 203.
10 Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Văn Trịnh, Phạm Văn Hán (2002), ”Nghiên cứu tình trạng béo phì, các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 6 – 11 tuổi tại một quận nội thành Hải phòng”, Tạp chí Y học thực hành, số 418, tr.47 – 49.
11 Võ Thị Diệu Hiền, Hoàng Khánh (2008), “Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh từ 11-15 tuổi tại một số trường trung học cơ sở thành phố Huế”, Tạp chí Y học thực hành, số 1, tr.28 – 30.
12 Nguyễn Văn Hiến (2006), ”Khái niệm, vị trí, vai trò của truyền thông giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khỏe”, Khoa học hành vi và giáo dục sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.7 – 17.
13 Nguyễn Văn Hiến (2007), ”Nội dung truyền thông giáo dục sức khỏe”, Giáo dục và nâng cao sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, tr. 61 – 63.
14 Vũ Hưng Hiếu, Lê Thị Hợp (2002), “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng thừa cân của học sinh tiểu học quận Đống Đa – Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, số 418, tr. 50 – 55.
15 Phạm Văn Hoan, Nguyễn Công Khẩn (2007), “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam trong giai đoạn mới”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 3 số 4, tr.2 – 12.
16 Lê Thị Hợp (2003), “Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng (thừa cân và béo phì) ở trẻ em dưới 10 tuổi”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XIII, số 4 (61), tr.76 – 80.
17 Lê Quang Hùng, Cao Quốc Việt, Đào Ngọc Diễn (1999), “Tìm hiểu một số
yếu tố nguy cơ của béo phì trẻ em”, Tạp chí Nhi khoa, tập 8, số 2, tr.106 – 111.
18 Nguyễn Thị Kim Hưng và cs (2002), “Tình trạng thừa cân và béo phì của các tầng lớp dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1996 -2001”, Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr. 107 – 119.
19 Lê Thị Hương, Hà Huy Khôi (2000), “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em hai trường tiểu học nội ngoại thành Hà Nội”, Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, tr. 68 – 76.
20 Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Đức Minh, Phạm Văn Hoan, Lê Bạch Mai (2008), “Liên quan hoạt động thể lực với tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành Việt Nam”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 4, số 2, tr.18- 26.
21 Hà Huy Khôi (1996), ”Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kì chuyển tiếp”,
Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kì chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.156 – 226.
22 Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.32 – 48, 75 – 84, 96 – 154.
23 Hà Huy Khôi, Nguyễn Thị Lâm, Lê Bạch Mai (2000), Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.263 – 296.
24 Hà Huy Khôi (2002), Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.125 – 138, 178.
25 Hà Huy Khôi (2004), Những đường biên mới của dinh dưỡng học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.196 – 218, 255 – 260.
26 Hà Huy Khôi (2006), Một số vấn đề dinh dưỡng cộng đồng ở Việt nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 241- 47.
27 Nguyễn Thị Lâm (2002), “Đánh giá mức độ và nguy cơ của béo phì”, Tạp chí Y học thực hành, số 418, tr.15 – 19.
28 Nguyễn Thị Lâm (2002), “Xử trí béo phì và lợi ích của giảm cân”, Tạp chí Y học thực hành, số 418, tr.71 – 75.
29 Nguyễn Thị Lâm (2002), “Dự phòng và xử trí béo phì”, Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.115 – 144.
30 Đỗ Thị Kim Liên, Nghiêm Nguyệt Thu và cs (2002), Diễn biến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh Hà Nội từ 1995 – 2000, Hội nghị khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, tr.76 – 88.
31 Trần Thị Hồng Loan (1997), Thừa cân và các yếu tố nguy cơ ở học sinh 6-11 tuổi tại một quận nội thành – TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Dinh dưỡng cộng đồng, trường đại học Y Hà Nội.
32 Trần Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Kim Hưng (2005), “Tình trạng thừa cân và béo phì ở các tầng lớp dân cư TP Hồ Chí Minh năm 1996-2001″, Tạp chí
Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 1, số 1, tr.74 – 80.
33 Lê Bạch Mai, Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn và cs (2002), Biến đổi về tiêu thụ lương thực thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của nhân dân Việt Nam 1990-2000, Hội nghị Khoa học thừa cân và béo phì với sức khoẻ cộng đồng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội, tr.55 – 65.
34 Hồ Thu Mai, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Hữu Bắc (2010), “Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và một số yếu tố liên quan của học sinh 6 – 14 tuổi tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6, số 2, tr.23 – 30.
35 Phan Thị Bích Ngọc (2010), Nghiên cứu thực trạng thừa cân – béo phì và đánh giá biện pháp can thiệp cộng đồng ở học sinh tiểu học thành phố Huế, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Huế.
36 Trần Thị Phúc Nguyệt (2006), Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi nội thành Hà Nội và thử nghiệm một số giải pháp can thiệp tại cộng đồng, Luận án tiến sĩ y học, tr.121 – 122, trường đại học Y Hà Nội.
37 Ngô Văn Quang, Lê Thị Kim Quý và cs (2010), “Thừa cân và các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6, số 3+4, tr.77 – 83.
38 Nguyễn Đình Quang, Cao Thị Hậu (2000), “Nội dung công tác giáo dục dinh dưỡng và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng”, Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.240 – 251.
39 Lê Thị Kim Quý, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cs (2010), “Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh tiểu học tại quận 10 Tp. Hồ Chí Minh năm học 2008 – 2009″, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6, số 3+4, tr.93 – 107.
40 Cao Thị Yến Thanh, Nguyễn Công Khẩn, Đặng Tuấn Đạt (2006), “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của học sinh tiểu học nội thành thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2004″, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 2, số 3+4, tr.49 – 53.
41 Nguyễn Thìn, Hoàng Đức Thịnh và cs (2002), Tình trạng thừa cân và béo phì ở học sinh tuổi mẫu giáo và tiểu học tại Nha Trang, Hội nghị Khoa học thừa cân và béo phì với sức khỏe cộng đồng, tr 89 – 95.
42 Trần Đức Thọ, Phạm Thắng, Hồ Kim Thanh (2007), “Tìm hiểu một số rối loạn liên quan với béo phì”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 3, số 1, tr.36 – 39.
43 Trường Đại Học Y Hà Nội – Khoa Y Tế Công Cộng (2004), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học và sức khoẻ cộng đồng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.115 – 122.
44 Phạm Duy Tường, Tạ Thị Loan (2003), “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của trẻ em lứa tuổi vị thành niên ở nội ngọai thành Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, số 440, tr.46 – 48.
45 Phạm Duy Tường, Hoàng Thị Minh Thu (2005), “Tình trạng thừa cân và béo phì và một số thay đổi chỉ tiêu nhân trắc ở trẻ em 6 – 11 tuổi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội”, Tạp chí Y Học dự phòng, tập XV, số 1 Phụ bản.
Tiếng Anh
46 Berino J.H, Rourke J. (2003), “Obesity prevention in preschool nativeAmerican children: A pilot study using home visiting”, Obesity research, 11:
606 – 611.
47 Bowman S.A, Gortmaker S.L, Ebbeling C.B., Pereira M.A., Ludwig D.S.
(2004), “Effects of fast food consumption on energy intake and diet quality
among children in a national household survey”, Pediatrics, 113 (1), pp. 112 –
118.
48 Brown T, Kelly S and Summerbell C (2007), “Prevention of obesity: a review
of interventions”, Obesity reviews, 8, Suppl. 1, pp.127 – 130.
49 Caballero B, Clay T, Davis S.M. et al (2003), “Pathways: a school-based,
randomized controlled trial for the prevention of obesity in American Indian
school children”, Am J Clin Nutr, 78 (5): pp. 1030 – 8.
50 Center for Disease Control and Prevention (2011). Overweight and Obesity.
Data and Statistics, CDC.
51 Caterson ID, Gill TP (2002), “Obesity: epidemiology and possible prevention”,
Best Pract Res Clin Endocrinol Metab, 16 : pp. 595 – 610.
52 Chen W, Lin C.C. et al (2002), “Approaching healthy body mass index norms
for children and adolescents from health-related physical fitness”, Obesity
reviews, 3(3), pp. 225 – 232.
53 Cole T.J, Bellizzi M,C, Flegal K.M, Dietz W.H. (2000), “Establishing a
standard definition for child overweight and obesity worldwide: international
survey”, BMJ, 320: pp. 1240 – 1256.
54 Cullen K.W, Zakeri I. (2004), “Fruit, vegetables, milk, and sweetened
beverages consumption and access to snack bar meals at school”, Am J Public
health, 94(31), pp. 463 – 467.
55 Daniels SR, Arnett DK, Eckel RH, Gidding SS, Hayman LL, Kumanyika S,
Robinson TN, Scott BJ, St Jeor S, Williams CL (2005), “Overweight in
children and adolescents: pathophysiology, consequences, prevention, and
treatment”, Circulation, 111: pp. 1999 – 2012.
56 De Onis M, Onyango AW, Borghi E, Siyam A, Nishida C, Siekmann J
(2007), “Development of a WHO growth reference for school-aged children and
adolescents”, Bulletin of the World Health Organization, 85 : pp. 660 – 7.
57 De Onis M, Borghi E (2010), “Global prevalence and trends of overweight and
obesity among preschool children”, Am J Clin Nutr, 92(5) : pp. 1257 – 64.
58 Dietz WH (1998), “Health consequences of obesity in youth: childhood
predictors of adult disease”, Pediatrics, 101: pp. 518 – 525.
59 Dietz WH, Gortmaker SL (2001), “Preventing obesity in children and
adolescents”, Annu Rev Public Health, 22: pp. 337 – 353.
60 Ebbeling C. B, Pawlak D. B, Ludwig D.S. (2002), “Childhood obesity: Publichealth crisis, common sense cure”, The Lancet, 360, pp.473 – 482.
61 Elmadfa I, Konig J. (2001), Annals of Nutrition and Metabolism, 17th
International Congress of Nutrition, Vienna, Austria, pp. 227, 232 – 234.
62 Fitzgibbon M. L, Stolley M. R, Dyer A. R, et al (2002), “A community-based
obesity prevention program for minority children: rationale and study design for
Hip-Hop to Health”, Jr., Prev Med, 34(2): pp. 289 – 297.
63 Flegal KM, Carroll MD, Ogden CL, Johnson CL (2002), “Prevalence and
trends in obesity among US adults, 1999-2000″, JAMA, 288 : pp. 1723 – 1727.
64 Freedman D. S, Dietz W. H, Srinivasan S.R, Berenson G.S (1999), “The
Relation of Overweight to Cardiovascular Risk Factors Among Children and
Adolescents: The Bogalusa Heart Study”, PEDIATRICS, 103 (6), pp. 1175 –
1182.
65 French S.A, Story M. et al (2001), “Fast food restaurant use among
adolescents: associations with nutrient intake, food choices and behavioral and
psychosocial variables”, International Journal of Obesity, 25, pp. 1823 – 1833.
66 Finkelstein E.A et al (2005), “Economic causes and consequences of obesity”.
Annual Review of Public Health, 26: pp. 239 – 257.
67 Ganlley T, Sherman C. (2000), “Exercise: Kids Go for It”, Physician and
sports Medicine J, 28(2), pp. 1 – 2.
68 Gao Y, Griffiths S, Emily Y, Chan Y (2008), “Interventions to reduce
overweight and obesity in China: a systematic review of the Chinese and English
literature”, Journal of Public Health, 30(4) : pp. 436 – 448.
69 Gibson R. S. (1990), “Principles of Nutritional Assessment”, New York Oxford
University press, pp. 37 – 260, 601 – 609.
70 Gill T. (2006), “Epidemiology and health impact of obesity: an Asia Pacific perspective”, Asia Pac J Clin Nutr, 15: pp. 3 – 14.
71 Gortmaker S.L, Must A, Dietz W.H. et al (1996), “Television viewing as a
cause of increasing obesity among children in the United states, 1986 – 1990″,
Arch Pediatr Adolesc Med, 150 (4), pp. 356 – 362.
72 Grund A, Dilba B, Forberger K. et al (2000), “Relationships between physical
activity, physical fitness, muscle strength and nutritional state in 5-to 11 year old
children”, Eur J Appp Physiol, 82 (5 – 6): pp. 425 – 438.
73 Grundy SM (1998), “Multifactorial causation of obesity: implications for
prevention”, Am J Clin Nutr, 67: pp. 563 – 572.
74 Hassink SG (2008), “Pediatric obesity managements”, Medical society, pp.1-
23.
75 Heather L. Hunter, Ric G. Steele, Michael M. Steele (2008), “Family-Based
Treatment for Pediatric Overweight: Parental Weight Loss as a Predictor of
Children’s Treatment Success”, , Vol. 37, Issue 2, pp.112 – 125.
76 Hill JO, Peters JC (1998), “Environmental contributions to the obesity
epidemic”, Science, 280 : pp. 1371 – 1374.
77 IOTF/WHO (2000), The Asia-Pacific perspective: Redefining obesity and its
treatment, International Obesity Task Force/World Health Organization,
Caulfield, Australia, International Diabetes Institute, pp.11 – 50.
78 Ismail M. N, Tan CL (2003), Obesity: An emerging public health problem in
Asia, IX Asian congress of nutrition, Newdelhi, India, pp.70 – 71.
79 James PT (2004), Obesity: “The worldwide epidemic”, Clinics in Dermatology,
22: pp. 276 – 280.
80 Kimm SY et al, (2005), “Relation between the changes in physical activity and
body-mass index during adolescence: a multicentre longitudinal study”, Lancet,
366 : pp. 301 – 307.
81 Lobstein T, Baur L, Uauy R. (2004), “Obesity in children and young people: a
crisis in public health”, Obesity reviews, 5: pp. 4 – 72.
82 Lobstein T, Dibb S (2005), Evidence of a possible link between obesogenic
food adversting and child Overweight. Obesity reviews, 6: pp. 203 – 208.
83 Ludwig DS, Peterson KE, Gortmaker SL (2001), “Relation between
consumption of sugar-sweetened drinks and childhood obesity: a prospective,
observational analysis”, Lancet, 357: pp. 505 – 508.
84 Luo J, Hu F. B. (1998), Time trends of childhood Obesity in China from 1989
to 1997, Harvard School of public health, Boston, pp. 1- 16.
85 Mamalakis G et al (2000), Obesity indices in a cohort of primary school
children in a Crete: a six year prospective study. International Journal of
Obesity, 24: pp. 765 – 771.
86 Manios Y, Moschandreas J. (2002), “Health and Nutrition education in
primary school of Crete: changes in chronic disease risk factors following a 6-
year intervention programme”, British Journal of Nutrition, 88: 315 – 324.
87 Marshall SJ, Biddle SJH, Gorely T, Cameron N, Murdey I (2004),
“Relationships between media use,body fatness and physical activity in children
and youth: a meta-analysis”, Int J Obes Relat Metab Disord; 28 (10): pp. 1238 –
40.
88 Martorell R, Khan L. K, Hunghes M.L, Grumer Strawn LM (1998),
“Obesity in Latin American women and children”, J Nutr, 128(9): pp. 1464 – 73.
89 Martorell R, Khan L. K, Hughes M.L, Grummer – Strawn LM. (2000),
“Overweight and obesity in preschool children from developing countries”,
International Journal of Obesity, 24 (8): pp. 959 – 967.
90 Moore L L, Nguyen U. S. et al (1995), “Preschool physical activity level and
change in body fatness in young children – Framingham children’s study”,
American Journal of Epidemiology, 142 (9): pp. 982 – 988.
91 Mo-suwan L et al. (1998), “Effects of a controlled trial of a school – based
exercise program on the obesity indexes of preschool children”, Am J Clin Nutr,
68: pp. 1006 – 11.
92 Muller MJ, Mast M, Asbeck I, Langnase K, Grund A (2011), “Prevention of
obesity-is it possible?”, Obes Rev, 2: pp. 15 – 28.
93 Oner N et al (2004), “Prevalence of underweight, overweight and obesity in
Turkish adolescents”, Swiss Medical Weekly, 134 (35 – 36): pp. 529 – 533.
94 Poobalan A,Taylor L, Clar C, Helms P, Smith WCS (2008), “Prevention of
Childhood Obesity: A Review of Systematic Reviews”, NHS, pp.1 – 20.
95 Popkin B. M. (1994), “The nutrition transition in low-income countries: An
Emerging Crisis”, Nutrition reviews, 52 (9): pp. 285 – 298.
96 Popkin B. M. (1996), Stunting is associated with overweight in children of four
nations that are undergoing the nutrition transition, Community and
International Nutrition, American Institute of Nutrition, pp. 3009 – 3016.
97 Popkin B. M, Horton S, Kim S. (2001), The Nutritional transition and Diet
related chronic diseases Asia: Implication for prevention, IFPRI, FCND, (105):
pp.1- 94.
98 Reilly J.J, Methven E, McDowell Z.C. et al (2003), “Health consequences of
obesity”, Archives of Disease in Childhood, 88: pp. 748 – 752.
99 Ritchie L, Ivey S, Masch M, Lopez G.W, Ikeda J, Crawford P. (2001),
Prevalence of Pediatric Overweight: A review of the literature, The center for
weight and health, College of National Resources University of California,
Berkeley, pp.7 – 14, 45 – 50.
100 Robinson T. N. (1999), “Reducing children’s television viewing to prevent
obesity”, JAMA, 282 (16): pp. 1561- 67.
101 Sahota P et al (2001), “Evaluation of implementation and effect of primary
school based intervention to reduce risk factors for obesity”, Britist Medical
Journal, 323: pp. 1029 – 31.
102 Sekine M, Yamagami T, Hamanishi S. et al (2002), “Parental obesity, lifestyle
factors and obesity in preschool children: results of the Toyama birth cohort
study”, J Epidemiol, 12 (1): pp. 33 – 9.
103 Serena Low, Mien Chew Chin, Mabel Deurenberg – Yap (2009), “Review on
Epidemic of Obesity”, Ann Acad Med Singapore, No 1, 38: pp. 57 – 65.
104 Shaw V, Lawson M. (2001), Clinical Pediatric Dietetics, second edition,
Blackwell Science, 333: pp. 371 – 379.
105 Strauss R. S, Knight J. (1999), “Influence of the home environment on the
development of obesity in children”, PEDIATRICS, 103(6): pp. 1 – 8.
106 Tang K Hong et al (2007), “Overweight and obesity are rapidly emerging
among adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam, 2002 – 2004″, International
Journal of Pediatric Obesity, 2: pp. 194 – 201.
107 Tremblay MS, Willms JD (2003), “Is the Canadian childhood obesity epidemic
related to physical inactivity?”, Int J Obes Relat Metab Disord.
108 Veugelers PJ, Fitzgerald AL (2005), “Prevalence of and risk factors for
childhood overweight and obesity”, Canadian Medical Association Journal,
173: pp. 607 – 613.
109 WHO (1991), “Sample size determination in Health studies”, A Practical
Manual, World Health Organization, Geneva, pp. 1- 5, 25 – 26.
110 WHO (1998), “Preparation and use of food – based dietary guidelines”,
Technical Report series 880, Geneva.
111 WHO (2000), “Obesity preventing and managing the global epidemic”, Report
of a WHO Consultation on Obesity, series 894, pp. 174 – 183, 60 – 80.
112 WHO (2003), Diet, nutrition and the prevention of chronic diseases, Geneva,
Seri 916, pp. 85 – 214.
113 WHO (2007), Who reference, BMI-for-age Girls (Boys) 5 to 19 years
(percentiles).
114 Willliams C. L, Bollella M. C. et al (2002), “Healthy start: Outcome of an
intervention to promote a heart healthy diet in preschool children”, Journal of
the American College of Nutrition, 21 (1): pp. 62 – 71.
115 Yap M. A, Tan W. L (1994), “Factors associated with obesity in primary school
children in Singapore”, Asia Pacific J Clin Nutr, 3: pp. 65 – 68.
116 Zaini MZ et al (2005), “Factors affecting nutritional status of Malaysian
primary school children”, Asia-Pacific Journal of Public Health, 2005, 17: pp.
71 – 75.
117 Zavaroni I, Bonini L, Fantuzzi M, Dall Aglio E, Paseri M, Reaven GM
(2005), “Hyperinsulinaemie, obesity, and syndrome X”, J Intern Med, 235 (1):
pp 51 – 6.
Tiếng Pháp
118 Basdevant A, Laville M, Ziegler O. (1998), “Recommandations pour le
diagnostic, la prevention et le traitement de l’obesite”, Diabetes Metab.
1998; 24, suppl 2: pp. 10 – 42.
119 De Peretti C. (2004), “Surpoids et obesite chez les enfants scolarisés en
classe de troisieme”, Etudes et Resultats, Le monde.fr.
120 Georges Vigarello (2010), Les metamorphoses du gras : Histoire de
l’obesite du Moyen Age au Xxe siècle, L’Univers historique.
121 Jean Michel Lecerf (2001), Poids et Obesite, John Libbey Eurotext.
122 Katan M.B (2009), “Augmentation de l’obésité et de l’embonpoint chez les
jeunes – L’école doit en faire davantage pour contrer la sédentaritéError!
Bookmark not defined.”, Le monde.fr.
123 Lise Bameoud (2005), “Obesite infantile”: Epidemie confirmee chez les
enfants europeens, Science Actualites.fr.
124 Montpetit C (2011), L’obésité, ennemi du XXIe siècle, Le Devoir.
125 Obepi-Roche (2009), Cinquième édition de l’enquête nationale sur la
prévalence de l’obésité et du surpoids en France, Le ponit, fr.
126 Organisation mondiale de la Santé (2003), Obesite: Prevention et prise
en charge de l’epidemie mondial, Serie de Rapports techniques 894.
Geneve.
127 Organisation mondiale de la Santé (2010), “10 elements que vous devez
connaitre sur l’obesite”. w.w.w.euro.int/document/nu
128 Organisation mondiale de la Sante (2010), Obesite et surpoids, Aidememoire n°311.
129 Organisation mondiale de la Santé (2011), Thèmes de santé – Obésité et
surpoids, OMS. http:/www.who.int

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment