Thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng viên về phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2021

Thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng viên về phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2021

Luận văn chuyên khoa II Thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng viên về phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2021.Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc sức khỏe trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đây được coi là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực Y khoa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nhiễm khuẩn bệnh viện luôn là nguy cơ tiềm ẩn cũng như hiện hữu với tất cả người bệnh ngay cả những nước phát triển và các nước đang phát triển. Tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện luôn rất cao ở các  nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam [1]. Nhiễm khuẩn bệnh viện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó những nguyên nhân phổ biến là: điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vật tư thuộc lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn và đặc biệt là sự tuân thủ các quy định về thực hiện phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế nói chung tại các bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể ngăn ngừa, hạn chế được thông qua những chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn, điển hình là thực hiện tốt phòng ngừa chuẩn [2].


Phòng ngừa chuẩn là các kiểm soát nhiễm khuẩn cơ ản áp dụng cho  mọi người bệnh bất kể chẩn đoán và thời điểm chăm sóc. Ph ng ngừa tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, chất tiết, chất bài tiết, giảm thiểu lây truyền nhiễm trùng cho nhân viên y tế hoặc người bệnh khác. Để thực hiện tốt phòng ngừa chuẩn các cơ sở khám chữa bệnh cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đảm bảo về cơ sở vật chất cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bên cạnh đó việc đào tạo, sắp xếp, bố trí nhân lực thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp, bồi dưỡng, cung cấp đầy đủ kiến thức, xác định thái độ đúng và thực hành nghiêm túc các quy định về phòng ngừa chuẩn của bộ Y tế cho mọi nhân viên y tế là điều rất cần thiết [3].
Tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, nhóm nhân viên y tế chiếm tỉ lệ đông nhất, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhất và thực hiện nhiều kỹ thuật, thủ thuật chăm sóc người bệnh nhất chính là đội ngũ điều


dưỡng viên. Vì thế, việc thực hiện tốt phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng viên sẽ góp phần quan trọng hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện, hạ thấp tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện, giảm tỉ lệ lây chéo trong điều trị, giảm tỉ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị, chi phí chăm sóc và chi phí cơ hội chung của gia đình và xã hội [4].
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình được công nhận đạt hạng I năm 2012. Tổng số lượt người đến khám bệnh trung ình hàng năm khoảng 170.000, số người bệnh điều trị nội trú hàng năm khoảng 35.000 người. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện được thành lập năm 2006, các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn đã được triển khai tại bệnh viện. Tuy nhiên, thực tế hiện nay  tình trạng bệnh viện luôn rất đông người bệnh đến khám và điều trị, ở một số thời điểm đã xuất hiện tình trạng quá tải bệnh viện, cùng với đó là cơ sở vật chất ở một số khoa lâm sàng hiện nay đã xuống cấp hiện chưa được khắc  phục kịp thời. Thực trạng công tác thực hiện một số biện pháp phòng ngừa chuẩn ở bệnh viện như thế nào? Có những rào cản gì ảnh hưởng đến công tác này? Để có được những bằng chứng khách quan về thực trạng thực hiện một số biện pháp phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng viên về phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2021” với hai mục tiêu:
1.    Mô tả thực trạng phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2021.
2.    Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của điều dưỡng viên trong thực hiện một số biện pháp phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2021.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN    3
    Phòng ngừa chuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh    3
    Một số khái niệm    3
    Vai trò của phòng ngừa chuẩn    11
    Thực trạng phòng ngừa chuẩn ở các cơ sở y tế    12
    Trên Thế giới    12
    Tại Việt Nam    14
    Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa chuẩn của điều dưỡng viên trên Thế giới và Việt Nam    15
    Trên Thế giới    15
    Tại Việt Nam    15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    20
    Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu    20
    Địa bàn nghiên cứu    20
    Đối tượng nghiên cứu    21
    Thời gian nghiên cứu    21
    Phương pháp nghiên cứu    21
    Thiết kế nghiên cứu    21
    Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    22
    Các chỉ số, biến số nghiên cứu    23
    Phương pháp thu thập số liệu, công cụ thu thập thông tin    26
    Xử lý và phân tích số liệu    28
    Đạo đức nghiên cứu    29
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    30
    Thực trạng một số công tác thực hiện  phòng ngừa  chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình năm 2021    30
    Kiến thức, thực hành của điều dưỡng trong thực hiện một số biện pháp phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình năm 2021    37
    Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu    37
    Kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng trong thực hiện    một số biện pháp phòng ngừa chuẩn    40
Chƣơng 4. BÀN LUẬN    53
    Thực trạng công tác thực hiện phòng ngừa chuẩn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình năm 2021    53
    Kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong thực hiện một  số biện pháp phòng ngừa chuẩn tại Bệnh viện  Đa  khoa  tỉnh Hoà Bình năm 2021    59
KẾT LUẬN    75
KHUYẾN NGHỊ    76
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
 
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1.    Số lượng bồn rửa tay tại các khoa trong bệnh viện    30
Bảng 3.2.    Tỉ lệ các khoa có sẵn phương tiện phòng hộ    32
Bảng 3.3.    Tỉ lệ các khoa, trên xe tiêm có đủ trang thiết bị thu gom  chất  thải rắn y tế    32
Bảng 3.4.    Thực trạng thu gom chất thải rắn y tế tại các khoa    33
Bảng 3.5.    Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại các khoa    34
Bảng 3.6.    Nguồn nước và loại v  i nước tại các   ồn rửa tay    35
Bảng 3.7.    Tình trạng khăn lau tay và poster hướng dẫn tại các khoa    36
Bảng 3.8.    Phân bố điều dưỡng theo nhóm tuổi và trình độ học vấn    37
Bảng 3.9.    Phân bố điều dưỡng nghiên cứu theo vị trí  việc làm và  thâm niên công tác    38
Bảng 3.10.   Nội dung được tập huấn gần nhất của đối tượng    39
Bảng 3.11.   Kiến thức của điều dưỡng viên về đối tượng áp dụng PNC    40
Bảng 3.12. Kiến thức của điều dưỡng viên về đường lây chính trong bệnh viện. 40 Bảng 3.13. Kiến thức của điều dưỡng viên về biện pháp quan trọng nhất
để phòng ngừa lây truyền qua đường không khí    41
Bảng 3.14. Kiến thức của điều dưỡng viên  về  biện  pháp  quan  trọng  nhất để phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn    41
Bảng 3.15. Kiến thức của điều dưỡng viên  về  biện  pháp  quan  trọng  nhất để phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc    42
Bảng 3.16.  Kiến thức của điều dưỡng viên về biện pháp phòng ngừa chuẩn    42
Bảng 3.17.  Tỉ lệ điều dưỡng kể đúng thứ tự các  ước trong quy trình VST    43
Bảng 3.18.   Tỉ lệ điều dưỡng kể đúng vai tr   vệ sinh tay    43
Bảng 3.19.   Tỉ lệ điều dưỡng kể đúng mục đích sử dụng PTPH    44
Bảng 3.20.   Tỉ lệ điều dưỡng trả lời đúng thời điểm sử dụng găng tay    44
Bảng 3.21. Tỉ lệ điều dưỡng kể đúng khi sử dụng các phương tiện phòng hộ trong khi chăm sóc người bệnh có nguy cơ ị bắn máu vào người. 45
 
Bảng 3.22.   Tỉ lệ điều dưỡng kể đúng cách   ảo quản trang phục phòng hộ    cá nhân    45
Bảng 3.23. Tỉ lệ điều dưỡng kể đúng thời  điểm bắt  buộc  sử  dụng  khẩu trang trong PNC    46
Bảng 3.24.   Thái độ của điều dưỡng về một số quy định PNC    47
Bảng 3.25.   Thực hành vệ sinh tay của điều dưỡng theo công việc    48
Bảng 3.26. Thực hành sử dụng phương tiện phòng hộ của điều dưỡng theo công việc    49
Bảng 3.27.   Thực hành xử lý dụng cụ y tế của điều dưỡng theo công việc    50
Bảng 3.28.   Thực hành quản lý chất thải của điều dưỡng theo công việc    51
Bảng 3.29.   Thực hành xử lý đồ vải của điều dưỡng theo công việc    52
 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, CÁC HỘP

Biểu đồ 3.1.  Hóa chất, xà ph  ng tại khu vực vệ sinh tay    31
Biểu đồ 3.2.  Tỉ lệ điều dưỡng đã được tham gia tập huấn, đào tạo liên tục    về công tác PNC và KSNK    38
Biểu đồ 3.3.  Tỉ lệ điều dưỡng đạt một số nội dung trong PNC    46
Biểu đồ 3.4.  Tỉ lệ điều dưỡng đạt thực hành một số nội dung trong PNC    52
Hộp 3.1.    Kết quả phỏng vấn Phó giám đốc bệnh viện về cơ sở vật chất phục vụ phòng ngừa chuẩn    31
Hộp 3.2.    Kết quả phỏng vấn Trưởng khoa KSNK-Vi sinh về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phòng ngừa chuẩn    33
Hộp 3.3.    Kết quả phỏng vấn Trưởng ph  ng  Điều  dưỡng  về  kết  quả triển khai một số nội dung phòng ngừa chuẩn    34
Hộp 3.4.    Kết quả phỏng vấn Trưởng ph  ng Điều dưỡng về cơ sở vật   chất cho phòng ngừa chuẩn    35

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment