Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến cho trẻ bú sớm và Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình năm 2014

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến cho trẻ bú sớm và Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình năm 2014

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến cho trẻ bú sớm và Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình năm 2014.Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp nuôi dưỡng trẻ tự nhiên mang lại lợi ích tối ưu nhất cho sự sống còn, lớn lên và phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng, cải thiện dinh dưỡng và giảm nguy cơ béo phì ở tuổi vị thành niên[32, 39, 42]. Đặc biệt cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (NCBSMHT) trong 6 tháng đầu được đánh giá là can thiệp có hiệu quả nhất giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của Edmond (2006), can thiệp này đã cứu sống được hơn 1 triệu trẻ em và giảm 22,3% tử vong trẻ sơ sinh trên toàn thế giới[38].

Theo báo cáo của Save the Children năm 2013, một số quốc gia đã có nhiều tiến bộ nhanh chóng vào việc cải thiện tỷ lệ cho con bú. Trong 10 năm (từ 2000 đến 2010), tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng tăng hơn 20% ở 27 quốc gia. Đặc biệt một số quốc gia có tỷ lệ NCBSMHT tăng rất nhanh như ở Sri Lanka tăng từ 17% (1993) lên 76% (2007); Campuchia từ 12% (2000) lên 74% (2010); Ghana từ 7% (1993) lên 63% (2008). Trong khi đó một số nước, trong đó có Việt Nam hầu như không có cải thiện về tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu[50].
Ở Việt Nam, hầu hết các bà mẹ đều NCBSM, tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm và NCBSMHT còn thấp. Theo báo cáo của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổng cục Thống kê năm2014, chỉ có 26,5% số bà mẹ cho con bú sớm và 24,3% số bà mẹ NCBSMHT trong 6 tháng đầu[10]. Hiện trạng này thực sự là một thách thức lớn trong can thiệp cải thiện thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ.Việt Nam đang thực hiện “Kế hoạch Hành động Quốc gia về Nuôi dưỡng
Trẻ nhỏ giai đoạn 2012 – 2015”. Kế hoạch tập trung vào việc chăm sóc trẻ trong “1000 ngày đầu đời” để đảm bảo phát triển tối đa tiềm năng của trẻ. Mục tiêu của Kế hoạch bao gồm tăng tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tỷ lệ tiếp tục cho trẻ bú tới khi trẻ được 24 tháng tuổi; qua đó cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng2 của bà mẹ – trẻ em; góp phần thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về sức khỏe bà mẹ – trẻ em của Việt Nam đến năm 2015[14]. Huyện Lương Sơn là cửa ngõ của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền Τây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km. Huyện có 1 thị trấn và 19 xã, có diện tích 369,8541 km², dân số toàn huyện là 97.446 người. Lương Sơn là địa bàn sinh sống của người Mường (60%), người Kinh (hơn 30%), người Dao và các dân tộc khác. Theo báo cáo của Trung tâm y tế (TTYT) huyện Lương Sơn thì tỷ lệ bú sớm và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu trong năm 2014 là 84% và 86%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với báo cáo của toàn quốc và theo ý kiến của cán bộ thống kê thì số liệu báo cáo về NCBSM là chưa chính xác.
Câu hỏi đặt ra là thực trạng thực hành bú sớm, NCBSMHT trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn là như thế nào, các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hành này? Liệu các chính sách hỗ trợ của Nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện thực hành bú sớm và NCBSMHT không? Để có cơ sở trả lời các câu hỏi này học viên tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến cho trẻ bú sớm và Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình năm 2014
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực hành của bà mẹ về cho trẻ bú sớm, NCBSMHT trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình năm 2014
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới thực hành bú sớm và NCBSMHT trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình năm 201″

MỤC LỤC Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến cho trẻ bú sớm và Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình năm 2014
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………..1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………. 3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………. 4
1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu……………………………….4
1.1. Sữa mẹ ………………………………………………………………………………………..4
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ ……………………………………………………………………6
2. Lợi ích của NCBSM ………………………………………………………………………….. 6
2.1. Lợi ích của bú sớm………………………………………………………………………..6
2.2. Lợi ích của việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu ………………………………….7
2.2.1. Lợi ích đối với trẻ……………………………………………………………………7
2.2.2. Lợi ích đối với mẹ …………………………………………………………………..8
3. Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về tình hình bú sớm và
NCBSMHT …………………………………………………………………………………………..9
3.1. Thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSMHT…………………………………………9
3.1.1. Thế giới…………………………………………………………………………………9
3.1.2. Việt Nam ……………………………………………………………………………..10
3.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm và NCBSMHT……..12
3.2.1. Yếu tố từ phía mẹ ………………………………………………………………….12
3.2.2. Yếu tố từ phía trẻ…………………………………………………………………..17
3.2.3. Yếu tố thuộc về dịch vụ y tế …………………………………………………….18
3.2.4. Yếu tố thuộc về gia đình …………………………………………………………18
3.2.5. Yếu tố thuộc về xã hội ……………………………………………………………20
4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………. 23
5. Mô hình Lý thuyết…………………………………………………………………………… 24
KHUNG LÝ THUYẾT……………………………………………………………………………. 26iv
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 27
1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………. 27
Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………………….27
2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………………… 27
3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………. 27
4. Cỡ mẫu…………………………………………………………………………………………… 27
5. Phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………………… 28
6. Thu thập số liệu ………………………………………………………………………………. 29
6.1. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………….29
6.2. Phương pháp thu thập số liệu ………………………………………………………..29
7. Các biến số nghiên cứu (xem phụ lục 3) …………………………………………….. 29
8. Các khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá ………………………………… 29
8.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến NCBSM cho trẻ từ 0-6 tháng
tuổi………………………………………………………………………………………………….29
8.2. Tiêu chuẩn đánh giá …………………………………………………………………….30
9. Quản lý và phân tích số liệu……………………………………………………………… 31
9.1. Quản lý số liệu ……………………………………………………………………………31
9.2. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………………….31
10. Đạo đức nghiên cứu……………………………………………………………………….. 31
11. Sai số và biện pháp khắc phục ………………………………………………………… 32
11.1. Những sai số có thể gặp………………………………………………………………32
11.2. Phương pháp khống chế sai số……………………………………………………..33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 34
1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu………………………………………….. 34
1.1. Thông tin về bà mẹ………………………………………………………………………34
1.2. Thông tin về trẻ…………………………………………………………………………..36
2. Thực hành của bà mẹ về cho trẻ bú sớm, NCBSMHT trong 6 tháng đầu 37v
2.1. Thực hành của bà mẹ cho con bú sớm…………………………………………….37
2.2. Thực hành của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu ……………..39
3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành bú sớm, NCBSMHTtrong 6 tháng41
3.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hành bú sớm của bà mẹ ………………….41
3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu …48
3.3. Mô hình hồi quy đa biến xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành
cho trẻ bú sớm, NCBSMHT trong 6 tháng đầu……………………………………….57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………….. 59
1. Thực hành cho trẻ bú sớm, NCBSMHT trong 6 tháng đầu …………………. 60
1.1. Thực hành của bà mẹ cho trẻ bú sớm………………………………………..60
1.2. Thực hành của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu ……………..61
2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm, bú mẹ trong 6
tháng đầu …………………………………………………………………………………………… 62
2.1. Phân tích 2 biến…………………………………………………………………………..62
2.1.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hành cho trẻ bú sớm ……………………62
2.1.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về NCBSMHT trong 6 tháng đầu
……………………………………………………………………………………………………….65
3. Hạn chế của nghiên cứu ………………………………………………………………….68
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………. 69
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………….. 71
PHỤ LỤC 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU ……………………….. 78
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN BÀ MẸ …………………………………………….. 80
PHỤ LỤC 3. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU…………………………………………….. 89
PHỤ LỤC 4. DỰ TRÙ KINH PHÍ, VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………………….. 95
PHỤ LỤC 5. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 96vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ1.1. Tỷ lệ bú hoàn toàn theo nghiên cứu tại các quốc gia (UNICEF, 2012)
………………………………………………………………………………………………………………10
Biểu đồ 3.1. Thực hành của bà mẹ cho con bú sớm ………………………………………..37
Biểu đồ 3.2. Lý do mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh ……………………..38
Biểu đồ 3.3. Khó khăn khi trẻ được bú lần đầu và xử lý của bà mẹ khi có khó khăn
khi bú lần đầu…………………………………………………………………………………………..38
Biểu đồ 3.4. Đồ uống trẻ được uống trước khi bú lần đầu………………………………..39
Biểu đồ 3.5. Thực hành của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu ………………..39
Biểu đồ 3.6. Đồ uống thêm và nguyên nhân cho trẻ uống trong 6 tháng……………..40
Biểu đồ 3.7. Ăn sữa ngoài/thức ăn ngoài sữa mẹ và nguyên nhân cho trẻ ăn thêm 40
Biểu đồ 3.8. Kiến thức đúng của bà mẹ về cho trẻ bú sớm……………………………….44
Biểu đồ 3.9. Kiến thức đúng của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu …………51
Biểu đồ 3.10. Nghỉ thai sản 6 tháng và nguyên nhân không nghỉ ………………………55
Biểu đồ 3.11. Thời điểm đi làm lại sau sinh…………………………………………………..55vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm về cá nhân bà mẹ ………………………………………………………….34
Bảng 3.2. Thông tin về quá trình mang thai và sau sinh trẻ của bà mẹ ……………….35
Bảng 3.3. Thông tin về trẻ tại cuộc đẻ và sau đẻ …………………………………………….36
Bảng 3.4. Liên quan giữa các yếu tố cá nhân bà mẹ và thực hành cho trẻ bú sớm..41
Bảng 3.5. Liên quan giữa các yếu tố về mang thai và sinh đẻ của bà và thực hành bú
sớm mẹ……………………………………………………………………………………………………42
Bảng 3.6. Kiến thức của bà mẹ về cho trẻ bú sớm và sữa non…………………………..43
Bảng 3.7. Liên quan giữa kiến thức của bà mẹ về cho trẻ bú sớm và thực hành bú
sớm ………………………………………………………………………………………………………..44
Bảng 3.8. Liên quan giữa các yếu tố thuộc về trẻ và thực hành bú sớm………………45
Bảng 3.9. Liên quan giữa các yếu tố thuộc về gia đình và thực hành bú sớm ………46
Bảng 3.10. Liên quan giữa các yếu tố thuộc xã hội và thực hành bú sớm……………47
Bảng 3.11. Liên quan giữa các yếu tố cá nhân bà mẹ và thực hành NCBSMHT trong
6 tháng đầu………………………………………………………………………………………………48
Bảng 3.12. Liên quan giữa các yếu tố về mang thai và sinh đẻ của bà mẹ và thực
hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu……………………………………………………………..49
Bảng 3.13. Kiến thức của bà mẹ về NCBSMHT trong 6 tháng đầu……………………50
Bảng 3.14. Liên quan giữa kiến thức NCBSMHT và thực hành NCBSMHT trong 6
tháng ………………………………………………………………………………………………………51
Bảng 3.15. Liên quan giữa các yếu tố thuộc về trẻ và thực hành NCBSMHT trong 6
tháng đầu…………………………………………………………………………………………………52
Bảng 3.16. Liên quan giữa các yếu tố thuộc về gia đình và thực hành NCBSMHT
trong 6 tháng đầu………………………………………………………………………………………52
Bảng 3.17. Liên quan giữa các yếu tố thuộc về xã hội, dịch vụ y tế và thực hành
NCBSMHT trong 6 tháng…………………………………………………………………………..54
Bảng 3.18. Liên quan giữa các yếu tố về thời điểm đi làm lại của bà mẹ, chính sách
nghỉ thai sản và thực hành NCBSMHT trong 6 tháng ……………………………………..5

Leave a Comment