Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ em dưới 1 tuổi tại thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương năm 2015
Đề cương Luận văn Thạc Sĩ Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ em dưới 1 tuổi tại thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương năm 2015.Bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân chính của bệnh tật và tử vong ở trẻ em. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cho trẻ em và là quyền lợi của trẻ [1].
Năm 1974, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức phát động chương trình tiêm chủng toàn cầu được gọi là Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR). Ở Việt Nam, CTTCMR đã được triển khai từ năm 1981 và đã mở rộng khắp cả nước ở cấp tỉnh đến năm 1985, bao phủ 100% huyện năm 1989 và 100% xã năm 1995 [2, 3].
Thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt tại Việt Nam bằng việc thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005 và đang tiến tới loại trừ sởi và khống chế viêm gan B trong vài năm tới. Từ 1984 đến 2010, bệnh Bạch hầu giảm 585 lần, Ho gà giảm 937 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 59 lần, Sởi giảm 573 lần. Sau 25 năm triển khai chương trình TCMR ở Việt Nam, ước tính dự phòng cho 6,7 triệu trẻ khỏi mắc bệnh và 43.000 trẻ khỏi bị tử vong do các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, và sởi. Có thể nói đây là một trong những thành tựu lớn nhất mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được trong những năm qua trong bối cảnh Việt Nam còn là một nước nghèo thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Từ năm 1993 trở lại đây tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90% [4, 5].
Bên cạnh những nỗ lực tuyệt vời của CTTCMR, trong những năm gần đây, vẫn có sự bùng phát của bệnh phòng ngừa bằng vắcxin ở một số khu vực. Với việc trì hoãn đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc không tuân thủ lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng, các bậc phụ huynh đã đặt con mình và cộng đồng vào nguy cơ nghiêm trọng bị mắc bệnh [6].
Tuy nhiên trong những năm qua có rất nhiều vụ dịch bệnh trong CTTCMR đã xảy ra mà điển hình là vụ dịch sởi gần đây nhất, cuối năm 2013 đầu năm 2014 với gần 6000 trường hợp bệnh sởi xảy ra ở khu vực phía Bắc, trong đó hơn 86% ca bệnh đã không được tiêm chủng đúng theo lịch quy định hoặc không có thông tin về tình trạng tiêm chủng trẻ, mà lý do chính của việc tiêm không đúng lịch là các bậc cha mẹ đã trì hoãn không cho trẻ đi tiêm khi có thông tin về các trường hợp biến chứng của tiêm chủng xảy ra [7].
Kết quả CTTCMR tại thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương trong 5 năm gần đây vẫn duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt hơn 95%. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đúng lịch thì chưa được thống kê cụ thể [10]. Qua trực tiếp tổng hợp báo cáo và giám sát các hoạt động của công tác tiêm chủng tại địa bàn , tôi nhận thấy tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đúng lịch còn thấp
Các nghiên cứu về tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đúng lịch và các yếu tố ảnh hưởng ở các cấp độ khác nhau là rất quan trọng. Mặc dù nhiều nghiên cứu đã đo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ, nhưng nghiên cứu về tiêm chủng đúng lịch còn rất hiếm ở Việt Nam, đặc biệt tại thị xã Chí Linh.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ em dưới 1 tuổi tại thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương năm 2015”. Với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ em dưới 1 tuổi trong CTTCMR tại thị xã Chí Linh năm 2015.
2. Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch của trẻ trong CTTCMR tại thị xã Chí Linh năm 2015.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Một số loại vacxin trong CTTCMR 4
1.2.1. Vắc xin BCG 4
1.2.2. Vắc xin bại liệt uống 5
1.2.3. Vắc xin phối hợp BH-HG-UV-gan B-Hib 5
1.2.4. Vacxin sởi 5
1.2.5. Vắc xin viêm gan B 5
1.2.6. Vacxin Bạch hầu, ho gà, uốn ván 5
1.3. Các bệnh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng 5
1.3.1. Bệnh bạch hầu 5
1.3.2. Bệnh ho gà 6
1.3.3. Bệnh uốn ván 7
1.3.4. Bệnh lao 8
1.3.5. Bệnh viêm gan B 9
1.3.6. Bệnh bại liệt 10
1.3.7. Bệnh sởi 10
1.4. Tình hình TCMR trên thế giới 11
1.5. Tình hình TCMR tại Việt Nam 12
1.6. Lịch tiêm chủng một số loại vacxin trong CTTCMR 14
1.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tiêm chủng của trẻ 15
1.7.1. Các yếu tố của bà mẹ 15
1.7.2. Các yếu tố của trẻ 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 17
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 18
2.2. Đối tượng nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 18
2.3.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu 18
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 19
2.4.1. Các biến số 19
2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu 21
2.5. Phương pháp khống chế sai số 21
2.6. Xử lý và phân tích số liệu 22
2.7. Đạo đức nghiên cứu 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 23
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 23
3.1.1. Thông tin của trẻ 23
3.1.2. Thông tin chung của bà mẹ 24
3.2. Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch của trẻ dưới 1 tuổi 25
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tiêm chủng đúng lịch của trẻ 27
DỰ KIẾN BÀN LUẬN 28
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 28
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com