Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016.Huyện Tu Mơ Rông là huyện miền núi, đặc biệt khó khăn (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ), địa hình rừng núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế. Năm 2005 tại xã Măng Ri cũng đã xảy ra vụ dịch ho gà với số mắc 18 trường hợp, tử vong 5 trường hợp. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016” nhằm mục tiêu (i) Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016


(ii) Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016.
Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Tu Mơ Rông từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2016; thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định lượng. nghiên cứu cho đối tượng từ 12- 23 tháng, bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổi; sử dụng phần mềm Sample size 2.0 để tính cở mẫu, N=240, điều tra 30 cụm, mỗi cụm điều tra 8 trẻ và 8 bà mẹ; nhập số liệu bằng chương trình Epidata 3.1, phân tích bằng phần mềm Stata.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 1 tuổi liệu đạt tỷ lệ cao 95,4%; Tỷ lệ tiêm UV2+ cho bà mẹ đạt 91,6%. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiêm chủng trẻ là gia đình bận không đưa trẻ đi tiêm chủng chiếm cao nhất: 36,4%. Còn với bà mẹ bận việc gia đình chiếm 25%. Khuyến nghị do phong tục tập quán bà mẹ hay đẻ tại nhà chúng tôi cần tuyên truyền các bà mẹ có thai nên đến các sơ sở y tế có phòng sinh để sinh nhằm để trẻ ra được tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh sớm trong vòng 24 giờ tại các cơ sở có phòng sinh và tuyên truyền cho bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Tiêm chủng phòng bệnh bằng các vắc xin là một thành tựu trong y học ở thế kỷ XVIII, có ý nghĩa to lớn trong Y học dự phòng. Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc và chết của trẻ em dưới 5 tuổi về các bệnh truyền nhiễm. Ước tính hàng năm tiêm chủng đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển. Hiệu lực bảo vệ cao (80-90%) của các vắc xin và kết quả là thanh toán bệnh đậu mùa trên toàn thế giới (ca bệnh cuối cùng ở Sômali năm 1977), đó là lý do WHO
và các tổ chức trên thế giới đề ra và tích cực hưởng ứng, thực hiện CT TCMR. Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em.Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ có tác dụng phòng bệnh đối với trẻ mà còn mang lại những lợi ích to lớn đối với xã hội và là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc[8].
Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc bệnh có 6 loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt. Năm 1997, 04 vắc xin mới được triển khai miễn phí trong chương trình TCMR của Việt Nam là vắc xin viêm gan B, vắc xin
viêm não Nhật Bản B, vắc xin thương hàn, vắc xin tả. Tháng 6/2010, vắc xin Hib phòng các bệnh viêm phổi nặng và viêm màng não mủ do Hib được triển khai trên toàn quốc, năm 2015 triển khai thêm vắc xin rubella trong tiêm chủng thường xuyên[25].
Cùng với cả nước, Chương trình tiêm chủng mở rộng ở khu vực Tây Nguyên thí điểm năm 1983 ở 1 số huyện thị xã, đến năm 1985 từng bước được triển khai, trên qui mô toàn khu vực (ĐắkLắk, GiaLai, KonTum) vào2 năm 1989-1990. Nhiều năm liên tục, trẻ dưới 12 tháng tuổi được TCĐĐ đạt > 90% và > 80% phụ nữ có thai được tiêm vắc xin phòng uốn ván, góp phần bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt trong những năm qua, loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế sởi đã làm thay đổi mô hình các bệnh truyền nhiễm có vắc xin ở khu vực.
Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 12 tháng tỉnh Kon Tum hàng năm đều đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên qua đợt điều tra đánh giá tỷ lệ tiêm chủng toàn quốc năm 2003 tỉnh Kon Tum tiêm chủng đầy đủ trẻ em dưới 12 tháng 66,2%, phụ nữ có thai 86,9% tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trẻ em đạt rất thấp. Bên cạnh những thành công ấy, một số khó khăn đã hạn chế sự hoạt động của chương trình, đặc biệt huyện Tu Mơ Rông là huyện miền núi, đặc biệt khó khăn (theo Nghị quyết 30a của Chính phủ) của tỉnh; địa hình rừng núi, giao thông nông thôn còn rất khó khăn; dân cư ở rải rác trong các cụm xóm, làng, khó tiếp cận; ý thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế.Năm 2005 tại xã Măng Ri cũng đã xảy ra vụ dịch ho gà với số mắc 18 trường hợp, tử vong 5 trường hợp. Đó cũng là lý do chúng tôi muốn tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng tại huyện Tu Mơ Rông. Do nguồn lực, thời gian có hạn chúng tôi tập trung nghiên cứu cho đối tượng trẻ em trong độ tuổi 12 – 23 tháng, các bà mẹ có con từ 0- 11 tháng tuổi. Chúng tôi thực hiện đề tài Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016 với mục tiêu cụ thể là:
1. Mô tả thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai tại huyện Tu Mơ Rông năm 2016

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮC ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH iv
TÓM TẮT ĐỀ TAI v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các khái niệm, thông tin, số liệu về Tiêm chủng mở rộng 3
1.2. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêm chủng mở rộng 22
1.3. Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu 25
1.4. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích 27
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.4. Cỡ mẫu 27
2.5. Phương pháp chọn mẫu 28
2.6. Biến số 30
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 33
2.8. Quy trình thu thập số liệu 34
2.9. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu 36
2.10. Đạo đức nghiên cứu 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1. Thực trạng tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi và tiêm
phòng uốn ván cho phụ nữ có thai
38
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm chủng 46
3.3. Kết quả tiêm chủng Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông thống kê được từ
báo cáo của tuyến xã năm 2016
48
Chương 4. BÀN LUẬN 50
4.1. Kết quả điều tra tỷ lệ tiêm chủng đạt được 50
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng 56
4.3. Hạn chế nghiên cứu 58
KẾT LUẬN 59
KHUYEN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách chọn cụm điều tra tiêm chủng huyện
Tu Mơ Rông năm 2016
64
Phụ lục 2: Phiếu điều tra tiêm chủng trẻ em 12 đến 23 tháng tuổi 65
Phụ lục 3: Phiếu điều tra lý do trẻ không được tiêm chủng vắc xin 66
Phụ lục 4: Phiếu điều tra tiêm vắc xin uốn ván cho bà mẹ 67
Phụ lục 5: Phiếu điều tra lý do PNCT không được tiêm vắc xin uốn ván 6

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment