Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng công việc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Việt Đức năm 2018
Luận văn chuyên khoa II Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng công việc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Việt Đức năm 2018.Nhân lực y tế là yếu tố cấu thành quan trọng nhất trong hệ thống y tế. Việc bảo đảm đủ nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu chuyên môn, theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) từng vùng, miền và toàn quốc là một nội dung quan trọng trong quản lý hệ thống y tế.
Tại nước ta, hiện nay việc quản lý nhân lực tại các cơ sở y tế (CSYT) chủ yếu căn cứ vào Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV [3]. Theo thông tư, căn cứ để xây dựng định mức biên chế sự nghiệp là dựa trên số lượng giường bệnh kế hoạch và công suất sử dụng giường bệnh, chưa dựa trên KLCV và mức độ phức tạp của công việc. Để giúp cho việc bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực thực sự phù hợp nhu cầu công việc, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2012/ NĐ-CP, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 14/2012/ TT- BNV hướng dẫn phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp [4, 11]. Tuy nhiên việc xác định vị trí việc làm theo Thông tư số 14/2012/TT-BNV chỉ mang tính thống kê các công việc, nhiệm vụ của một vị trí việc làm mà chưa xác định rõ được thời gian cần thiết để thực hiện công việc.
Phương pháp “Bộ chỉ số Khối lượng công việc để tính nhu cầu nhân lực y tế” (công cụ WISN -Workload Indicators of Staffing Need) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xây dựng vào năm 1998 và được hoàn thiện vào năm 2010. Bộ công cụ sử dụng cách tiếp cận “từ dưới lên”, có nghĩa là chính bản thân nhân viên y tế (NVYT) tự tính toán thời gian và KLCV của chính họ. Đây còn là phương pháp cho phép xác định chính xác số lượng nhân lực y tế theo từng loại dịch vụ y tế và mức độ phức tạp của các dịch vụ y tế mà các CSYT cung cấp. Kết quả của phương pháp này cho biết các chỉ tiêu cụ thể để từ đó phân bổ kinh phí và nguồn lực. Bộ công cụ WISN của WHO đã được áp dụng tính toán tại một số nước trên thế giới như Indonesia, Uganda, Mozambique,…[33, 39, 43]. Tuy vậy, tại Việt Nam, bộ công cụ WISN mới chỉ được áp dụng thử nghiệm tại một số tỉnh, thành phố. Nghiên cứu của Phạm Văn Tác và cộng sự đã áp dụng công cụ WISN để tính toán nhu cầu nhân lực tại BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2015 chỉ ra rằng, nhu cầu nhân lực hiện tại ở nhiều khoa cao hơn nhiều so với số lượng thực tế năm 2014; Khoa Ngoại 1 chênh lệch tới2 5 bác sĩ, áp lực công việc của bác sĩ là rất lớn. Trong khi đó, điều dưỡng tại các khoa Ngoại và bác sĩ tại hầu hết khoa Nội thì nhu cầu nhân lực thấp hơn, nhân viên ở các khoa này không có áp lực công việc [21]. Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới KLCV của NVYT tại khoa Khám bệnh, BVĐK tỉnh Hậu Giang năm 2016” của tác giả Lê Văn Tạ, kết quả cho thấy có sự thiếu hụt và phân bổ bất hợp lý về bác sĩ và điều dưỡng tại khoa khám bệnh. Cụ thể: bác sĩ ngoại thừa 0,38; bác sĩ nhi thừa 0,51; bác sĩ đông y thừa 0,11; bác sĩ mắt thiếu 0,39; bác sĩ nội thiếu 0,01; bác sĩ tai mũi họng thiếu 0,46; điều dưỡng thiếu 4,33 [22].
Điều dưỡng viên được định nghĩa là người phụ trách công tác điều dưỡng CSSK kiểm tra tình trạng bệnh nhân và các công việc khác để phục vụ cho quá trình CSSK ban đầu cho đến phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân. Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người phụ tá của người thầy thuốc.
Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được quy định trong hệ thống chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ.
Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt đầu tiên của cả nước. Số lượt khám bệnh và điều trị có chiều hướng gia tăng qua các năm: số lượt khám bệnh tăng 10,8%; người bệnh điều trị nội trú tăng 11,8%; người bệnh ngoại trú tăng 10,4% so với năm 2017 [2]. Bệnh viện được Bộ Y tế giao quyền tự chủ tài từ năm 2015. Việc tính toán nhân lực như thế nào vừa đáp ứng với nhu cầu thực tế vừa tiết kiệm được ngân sách của bệnh viện là việc cần làm trong bối cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, Bệnh viện Việt Đức chưa có nghiên cứu nào xác định KLCV, cũng như đánh giá áp lực về KLCV của điều dưỡng. Trong khi đó, một số khoa lâm sàng thường có phản ánh về tình trạng thiếu nhân lực, quá tải công việc và áp lực công việc lớn. Trong khuôn khổ thời gian, kinh phí cho phép và nhằm góp phần áp dụng WISN trong việc xác định số lượng điều dưỡng, nâng cao hiệu quả công việc cho bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng công việc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Việt Đức năm 2018”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng khối lượng công việc và xác định nhu cầu nhân lực của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Việt Đức năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng công việc của điều dưỡng dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện Việt Đức năm 2018
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………….. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………….v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ………………………………………………………………….. vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………….. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. Một số khái niệm……………………………………………………………………………………..4
1.1.1. Nhân lực ………………………………………………………………………………………………4
1.1.2. Nhân lực y tế ………………………………………………………………………………………..4
1.1.3. Vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp…………………………………………………5
1.1.4. Khái niệm khối lượng công việc và khối lượng công việc của nhân viên y tế ..5
1.2. Một số chính sách – luật quy định liên quan đến tình hình nhân lực và khối
lượng công việc ở Việt Nam ……………………………………………………………………………5
1.3. Mô tả chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng ………………………………………………..8
1.4. Xác định nhân lực và khối lượng công việc của điều dưỡng………………………..12
1.5. Các nghiên cứu về khối lượng công việc và nhu cầu nhân lực điều dưỡng trên
Thế giới và Việt Nam……………………………………………………………………………………18
1.5.1. Các nghiên cứu về khối lượng công việc và nhu cầu nhân lực điều dưỡng trên
Thế giới ………………………………………………………………………………………………………18
1.5.2. Các nghiên cứu về khối lượng công việc và nhu cầu nhân lực điều dưỡng tại
Việt Nam……………………………………………………………………………………………………..24
1.6. Khung lý thuyết……………………………………………………………………………………..31
1.7. Giới thiệu về Bệnh viện Việt Đức…………………………………………………………….33
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….35
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………….35
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………35
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..35iv
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………….35
2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………………….36
2.6. Biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………………….38
2.7. Phân tích và Xử lý số liệu ……………………………………………………………………….39
2.8. Đạo đức của nghiên cứu………………………………………………………………………….42
2.9. Sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục…………………………………………..42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………44
3.1. Mô tả khối lượng công việc và nhu cầu của điều dưỡng tại 5 khoa năm 2018 .44
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng công việc của điều dưỡng ……………..65
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..71
4.1. Khối lượng công việc và nhu cầu của điều dưỡng tại 5 khoa năm 2018………..71
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khối lượng công việc của điều dưỡng ……………..73
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………79
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….80
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………..81
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………………86
PHỤ LỤC 1. HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM………………………………………..86
PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU …………………………………………….88
PHỤ LỤC 3. PHIẾU TỰ ĐIỀN DÀNH CHO ĐIỀU DƯỠNG ………………………….90
PHỤ LỤC 4: BẢNG THU THẬP NHÂN LỰC ĐIỀU DƯỠNG TẠI 5 KHOA …..92
PHỤ LỤC 5. BIỂU THỐNG KÊ THỜI GIAN LÀM VIỆC SẴN CÓ CỦA ĐIỀU
DƯỠNG ……………………………………………………………………………………………………..93
PHỤ LỤC 6. BIỂU THỐNG KÊ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHOA……………..94
PHỤ LỤC 7. BẢNG TÍNH NHU CẦU NHÂN SỰ DỰA TRÊN KẾT QUẢ CỦA
WISN………………………………………………………………………………………………………….95
PHỤ LỤC 8. BẢNG TÍNH NHU CẦU NHÂN SỰ DỰA TRÊN KẾT QUẢ CỦA
WISN………………………………………………………………………………………………………..122
PHỤ LỤC 9. BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU……………………………………………..123
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG VÀ BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN…………..126
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Nhiệm vụ của điều dưỡng………………………………………………………………..8
Bảng 1. 2: Tỷ lệ quá tải của một số khoa năm 2016 [2] …………………………………….34
Bảng 3. 1: Nhân lực điều dưỡng tại các khoa tham gia nghiên cứu …………………….44
Bảng 3. 2: Số ngày làm việc có thể có trong một năm của Điều dưỡng……………….45
Bảng 3. 3: Phân loại thời gian nghỉ làm việc của các điều dưỡng……………………….46
Bảng 3. 4: Phân bổ thời gian làm việc sẵn có (AWT) của điều dưỡng tại 5 khoa….47
Bảng 3. 5: Nhu cầu nhân lực Điều dưỡng tại khoa Hồi sức tích cực I năm 2018 dựa
trên kết quả của WISN ………………………………………………………………………………….49
Bảng 3. 6: Nhu cầu nhân lực Điều dưỡng tại khoa Phẫu thuật chi trên và Y học thể
thao năm 2018 dựa trên kết quả của WISN ……………………………………………………..52
Bảng 3. 7: Nhu cầu nhân lực Điều dưỡng tại khoa Phẫu thuật cấp cứu Tiêu hóa năm
2018 dựa trên kết quả của WISN ……………………………………………………………………55
Bảng 3. 8: Nhu cầu nhân lực Điều dưỡng tại khoa Phẫu thuật Cột sống năm 2018
dựa trên kết quả của WISN ……………………………………………………………………………58
Bảng 3. 9: Nhu cầu nhân lực Điều dưỡng tại khoa Phẫu thuật thần kinh I năm 2018
dựa trên kết quả của WISN ……………………………………………………………………………61
Bảng 3. 10: Áp lực công việc của điều dưỡng tại 5 khoa năm 2018 dựa trên kết quả
của WISN ……………………………………………………………………………………………………6
Nguồn: https://luanvanyhoc.com