Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh lao tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp
Luận văn Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh lao tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp từ 1/2008 đến 12/2012/ Trần Thị Thu Hạnh. 2014. Bệnh lao đã được phát hiện từ trước Công nguyên ở Ân Độ, Ai Cập, Hy Lạp và các nước vùng Trung Á cùng với ba bệnh khác là phong, cổ (xơ gan cổ chướng), lại (thương hàn) được coi là tứ chứng nan y. Năm 1882, Rober Koch tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh lao là do vi khuẩn lao gọi là Bacillus Koch, thì từ đó việc nghiên cứu bệnh lao mở ra kỷ nguyên mới [13]. Trên thế giới không có một quốc gia nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và chết do bệnh lao [10]. Sự phát minh ra thuốc chống lao, cùng sự phát triển không ngừng của khoa học y học, người ta nghĩ đến việc thanh toán bệnh lao [10], [30], [40]. Song bệnh lao không dễ dàng khống chế và thanh toán, tháng 4 năm 1993 WHO đã thông báo đến chính phủ các nước: “Bệnh lao đã quay trở lại và trở thành vấn đề khẩn cấp toàn cầu” [10], [39].
Ở Việt nam bệnh lao được xếp là một bệnh xã hội, những người mắc bệnh lao được điều trị miễn phí, do sự thiếu hiểu biết về biệt lao nên họ vẫn mặc cảm với bệnh của mình, để tránh sự xa lánh của mọi người thân và những người xung quanh. Ở một số nơi người ta nghĩ lao là bệnh di truyền, điều này cũng không phải là lạ, vì lao là bệnh dễ lây nên nhiều người cùng gia đình, đôi khi ở các thế hệ khác nhau cũng có thể mắc bệnh. Điều đáng nói do quan niệm như vậy, bệnh nhân cảm thấy như có tội khi mắc bệnh. Họ nghĩ đó là điều xấu hổ cho gia đình. Một gia đình có con gái bị lao sẽ sợ cô gái không bao giờ lấy được chồng, điều lo lắng này còn có thể tồn tại ngay sau cả khi bệnh đã khỏi. Vì lý do trên, bệnh nhân tự mua thuốc uống hoặc điều trị ở các thầy thuốc tư, bệnh không khỏi mới đi khám bác sĩ chuyên khoa lao, đây là nguyên nhân gây lây nhiễm lao cho cộng đồng và lao kháng thuốc. Các quan niệm sai lầm đó sẽ mất đi khi mọi người thấy bệnh lao phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh. Bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh sẽ là một nhân chứng quan trọng giúp giáo dục và tuyên truyền hiệu quả nhất cho những bệnh nhân khác và cho cộng đồng.
Cùng như nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm khác, Hải Phòng là nơi có cảng biển, giao lưu với bên ngoài nên dịch bệnh dễ phát sinh, phát triển và lây lan. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp có trên một nghìn giường bệnh, hàng năm thu nhận và điều trị trên 30 nghìn bệnh nhân, trong đó khoa Truyền nhiễm được giao trọng trách tham gia điêù trị và quản lý những bệnh nhân lây lan mỗi năm cũng thu nhận và điều trị trên 2 nghìn bệnh nhân trong đó có nhiều bệnh nhân mắc lao.
Bệnh lao cũng diễn biến một cách phức tạp và có xu hướng ngày một gia tăng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nhiên cứu dịch tễ học bệnh lao là hết sức cần thiết góp phần quan trọng trong việc quản lí, giám sát để hạn chế lây lan cũng như sự gia tăng của bệnh lao trong cộng đồng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh lao tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp trong 5 năm 2008- 2012
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh lao tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp trong 5 năm 2008- 2012
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/ Tiếng Việt.
1. Ngô Ngọc Am (1999), “Điều trị bệnh lao “, Bài giảng bệnh lao và bệnh
phổi, NXB Y học, Hà Nội, tr. 22-33
2. Ban chỉ đạo phòng chống Lao Hải Phòng (2008), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lao năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009
3. Ban chỉ đạo phòng chống Lao Hải Phòng (2009), Báo cáo tổng kết công tác
phòng chống lao năm 2009 và phương hướng hoạt động năm 2010
4. Ban chỉ đạo phòng chống Lao Hải Phòng (2010), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lao năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011
5. Ban chỉ đạo phòng chống Lao Hải Phòng (2011), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lao năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012
6. Đào Thanh Bình, Lê Ngọc Hưng, “Nhận xét tình hình kháng thuốc ở người bệnh nữ lao phổi mới AFB(+) lứa tuổi sinh đẻ “.Tạp chí Y học số 2/2007,Tr 9-41.
7. Chiến lược phòng chống lao đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (2014), quyết định số 374/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống lao
8. Chương trình chống lao quốc gia (2009), Báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và trọng tâm hoạt động 6 tháng cuối năm 2009
9. Chương trình chống lao quốc gia( 2011) ), Báo cáo tổng kết công tác phòng chống lao giai đoạn 2007-2011 và phương hướng kế hoạch giai đoạn 2011- 2015
10. Chương trình chống lao quốc gia (2013). Hướng dẫn thực hiện chương trình chống lao quốc gia ”, Bộ y tế, nhà xuất bản Y học.
11. Chương trình chống lao quốc gia (2004), Hội nghị tổng kết hoạt động chống lao giữa giai đoạn 2001 – 2005, Hà nội.
12. Nguyễn Việt Cồ (2002), “Đại cương về bệnh lao”, Bệnh học lao, Nhà xuất bản Y học Hà nội : 5 -11.
13. Nguyễn Việt Cồ (2002), Chương trình chống lao quốc gia, Nhà xuất bản Y học Hà nội : 12 – 17.
14. Đào Thị Chung (2003-2004) “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh lao nhiễm HIV và một số giải pháp giám sát tại huyện Thủy Nguyên Hải Phòng”, luận văn bác sĩ chuyên khoa I, Đại học Y Hải Phòng
15. Nguyễn Huy Điện ( 2003 ) , “ Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng tràn dịch màng phổi do lao HIV (+) tại Hải Phòng 1998 – 2003”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
16. Hoàng Hà, Trần Văn Sáng, Lê Ngọc Hưng (2003-2006), “So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi tái phát và lao phổi thất bại”, Tạp chí y học (2007), tr 159-161
17. Hoàng Hà, Trần Văn Sáng, Lê Ngọc Hưng (2003-2006) “So sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao phổi tái phát và lao phổi thất bại”, Tạp chí y học (2007), Tr 159-161
18. Hoàng Hà, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Trường Giang (2004-2006), “Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao/HIV tại bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên ”, tạp chí Y học (2007) Tr 293-296
19. Phạm Thái Hà, Lê Kim Hoa, Lê Văn Đương (1999-2006), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân có HIV tại Viện Lao và bệnh phổi trung ương”, Tạp chí Y học (2007) Tr 288-292
20. Huỳnh Bá Hiếu, Tống Châu Mẫn, Phạm Hữu Hiền, Phùng Hữu Phan (2005-2006), “Tình hình phát hiện lao phổi AFB(-), TTPCBXH Thừa Thiên Huế”, tạp chí Y học (2007), Tr 131-135
21. Huỳnh Bá Hiếu, Trần Thị Thanh Nhàn và CS (1995-2004), “Tinh hình thực hiện DOST trong chương trình chống lao Thừa Thiên Huế” Tạp chí y học (2007), Tr 136-140
22. Đoàn Văn Hồng (2008), “Thực trạng bệnh Lao và một số yếu tố liên quan đến bệnh lao tại huyện Kim Thành- Hải Dương trong 5 năm 2003-2007”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y HảI Phòng
23. Nguyễn Thế Hường (2010), “Thực Trạng bệnh lao và một số yếu tố liên
quan đến bệnh lao tại huyện Thủy Nguyên – Hải phòng trong 5 năm 2005¬2009 ”, luận văn Thạc sĩ Y học Đại học Y Hải Phòng.
24. Lê Ngọc Hưng và CS, “Đặc điểm lâm sàng và tình hình kháng thuốc của lao phổi tái phát”, tạp chí y học (2007), Tr 148-152.
25. Nguyễn Văn Kiểm (2012), “Thực trạng bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến bệnh lao tại huyện Thanh Hà- Hải Dương trong 5 năm (2006¬2010), Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2, Đại học Y Hải Phòng
26. Lưu Thị Liên (2003), “ Tình hình lao/HIV tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Hà Nội”, Hội thảo Lao/HIV, Chương trình chống lao quốc gia Hà Nội 1/2003, tr.29-34.
27. Lê Thị Luyến, “ Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tới yếu tố nguy cơ AFB(+) sau 2 tháng điều trị ở bệnh nhân lao phổi ”, Tạp chí y học (2007), Tr196-198
28. Nguyễn Hải Lơ (2000), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng HTNN trên 61 BN lao/HIV(+) tại trung tâm phòng chống lao Quảng ninh”, Hội nghị chống lao/HIV 1995-1999, Đơn vị lao /HIV. Viện lao và bệnh phổi.
29. Chu Thị Mão, Hoàng Hà, “Đặc điểm và tính chất vi khẩn kháng thuốc ở bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại Thái Nguyên”, Tạp chí y học (2007)
tr 153
30. Hoàng Minh (1998), “ Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS”, Nhà xuất bản y học.
31. Hoàng Minh (2000), Bệnh lao và nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản y học Hà nội. Tr 108-117.126- 136.
32. Nguyễn Quốc Minh (2003), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi AFB(+) và kiến thức về bệnh lao ở bệnh nhân là sinh viên, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học Đại học Y Hà Nội.tr 89-90
33. Đoàn Thị Thúy Ngọc, “Mô tả đặc điểm dịch tễ học và đề xuất một số giải pháp phòng chống bệnh lao/HIV(+) ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng (2000-2003). Luận văn bác sỹ chuyên khoa IĐại học Y Hải Phòng
34. Vũ Đức Phan (2002), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi AFB(+)có xét nghiệm HIV(+), Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học Đại học Y Hà Nội.tr 50-70.
35. Hỷ Kỳ Phoóng, Nguyễn Thu Hà, Lưu Sinh Cơ (2002), “Nghiên cứu 1 số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị lao nhiễm HIV tại Hà nội 1999-2000-2001)”, Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà nội
36. Trần Quang Phục và CS (2002) “ Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi/HIV(+) tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng”, Tạp chí y học thực hành , 425, tr. 38-42
37. Đậu Minh Quang, Đặng Văn Ba và cộng sự, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi tái phát điều trị tại bệnh viện chống Lao Nghệ An” (1/2006 -5/2007), tạp chí y học, tr 192-194
38. Nguyễn Anh Quân, “Thực trạng bệnh lao tại phường Đống Đa – Qui Nhơn ” (2001-2005), Tạp chí Y học, Tr 192-194
39. Trần Văn Sáng (2007), Bệnh học lao quá khứ, hiện tại và tương lai, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
40. Trần Văn Sáng (1999), “Vi khuẩn lao kháng thuốc: cách phòng và điều trị”, NXB Y học, Hà Nội.
41. Trần Văn Sáng, Hoàng Hà, Lê Ngọc Hưng, “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sànglao phổi tái phát và lao phổi thất bại ”, tạp chí y học (2007), Tr 158¬164
42. Đinh Ngọc Sỹ (2006). “Muốn chống lao thành công cần phải đồng thời phòng chống HIV/AIDS”, Tạp chí Thông tin y dược, 3, tr.2-3.
43. Bùi Xuân Tám (1998), Bệnh lao ngày nay, Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr154-190, 230-254.
44. Bùi Xuân Tám, Nguyễn Việt Nhung, Nguyễn Đạo Tiến (1996-2006) ”Nhận xét về chẩn đoán và điều trị lao phổi tại một phòng khám đa khoa tư nhân ”, Tạp chí Y học (2007) Tr 240-243
45. Nguyễn Đạo Tiến, Bùi Xuân Tám, Nguyễn Đình Tiến (12/2005-12/2006), “Một số đặc điểm X-Quang, xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ ở lao phổi người già”, tạp chí y học (2007), Tr 212
46. Ngô Anh Thế, Trần Quang Phục (2004), “Tình hình bệnh lao HIVdương tính tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng trong 5 năm (1998¬2002)”, Tạp chí Y học thực hành, 492, tr. 103-106
47. Đinh Trọng Toàn(2000), “Nhận xét tình hình điều trị lao/HIV tại trung tâm chống lao Phạm Ngọc Thạnh từ 1/1995 – 6/1999”, Đơn vị lao/HIV, Viện lao và bệnh phổi.
48. Nguyễn Mạnh Tuấn (2010), Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân lao có HIV tại bệnh viện Lao và phổi Quảng Ninh năm 2006¬2007, Tạp chí y học thực hành số 6 (722), 2010, tr 81-83
49. Phạm Thị Thành (2011), Thực trạng bệnh lao và một số yếu tố liên quan đến bệnh lao tại quận Lê Chân – HảI Phòng trong 5 năm 2006-2010
50. Nguyễn Thị Bích Yến (2004),” Nghiên cứu 1 số đặc điểm lâm sàng và sinh học của bệnh nhân lao/HIV tại thành phố Hồ Chí Minh ”, Luận văn tiến sỹ y học – đại học y Hà nội. Tr 60 – 77.
51. Viện Lao và bệnh phổi trung ương, Báo cáo tổng kết giai đoạn (2001¬2005) phương hướng hoạt động giai đoạn (2006-2010)
52. Viện Lao và bệnh phổi Hải Dương (2005), Báo cáo chương trình chống lao quốc gia.
53. Viện Lao và bệnh phổi Hải Dương (2008), Báo cáo chương trình chống lao quốc gia.
54. Viện Lao và bệnh phổi Hải Dương (2009), Báo cáo chương trình chống lao quốc gia.
55. Tổ chức y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, Hiệp hội bệnh lao quốc tế (11/2005), Báo cáo hội thảo đánh giá dịch tễ học bệnh lao tại Việt Nam