Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp trong độ tuổi từ 15-59 tại huyện Tứ Kỳ – Hải Dương năm 2013

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp trong độ tuổi từ 15-59 tại huyện Tứ Kỳ – Hải Dương năm 2013

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp trong độ tuổi từ 15-59 tại huyện Tứ Kỳ – Hải Dương năm 2013/ Bùi Văn Tĩnh. 2014

Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến mãn tính, tăng dần và nguy hiểm gây ra khoảng 4,5 % gánh nặng bệnh tật toàn cầu, bệnh thường gặp ở các nước phát triển, cũng như các nước đang phát triển [1], [2]. Tỷ lệ tăng huyết áp trên thế giới năm 2000 là 26,4% (1 tỷ người mắc) sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 (1,5 tỷ người bị bệnh). Qua các cuộc điều tra dịch tễ học THA tại các tỉnh cũng như khu vực ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh xu hướng tăng lên, tỷ lệ THA trên cộng đồng người Kinh năm 1992 là 11,7% và trên cộng đồng miền Bắc Việt Nam năm 2002 là 16,3%, ở Thành phố Hà Nội năm 2002 là 23,2% [27], [28], ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 20,5%. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, sa sút trí tuệ, các thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế lâm sàng đã chứng minh việc điều trị THA làm giảm bệnh tật và giảm nguy cơ do bệnh tim mạch rất đáng kể. Tuy nhiên dù biện pháp điều trị hữu hiệu bằng thuốc cùng cách thức thay đổi lối sống có hiệu quả trong THA nhẹ, tình trạng kiểm soát THA vẫn chưa đạt yêu cầu, tại Việt Nam các nghiên cứu và thống kê y tế cho thấy gánh nặng bệnh tật (biến chứng) do THA gây ra rất đáng lưu tâm (62% do đột quỵ và 49% đau thắt ngực do THA) và gây ra chết đột ngột hoặc từ từ. Người ta gọi THA là kẻ giết người thầm lặng (THA gây giảm tuổi thọ từ 10 – 20 năm), còn về mặt tài chính thì tăng chi phí, về mặt sức khoẻ làm bệnh tăng dần, tàn tật nhiều [1], [2].

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của bệnh tăng huyết áp các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp liên quan đến tuổi giới, thói quen hút thuốc lá, uống rượu, lười vận động, béo phì và các yếu tố kinh tế xã hội, lối sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến THA [13], [18].

Người mắc bệnh THA phải điều trị kiên trì, liên tục, tránh xa các yếu tố nguy cơ làm THA và phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc điều trị cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh [18], [19], [20].

Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu thực trạng của bệnh nhằm đưa ra chiến lược phòng chống THA.

Huyện Tứ kỳ là một huyện nông nghiệp của tỉnh Hải Dương, Huyện gồm 25 xã 01 thị trấn, diện tích 170.03 km2, dân số khoảng 168700 người,mật độ 970 người/ km2, số người trong độ tuổi lao động khoảng 35000 người, chiếm tỷ lệ 20%, đây là lực lượng góp phần quan trọng đến việc phát triển kinh tế, xã hội ở hải dương nói chung và Tứ kỳ nói riêng. Việc điều tra về tình trạng THA ở độ tuổi này nhằm góp phần bảo vệ nâng cao đời sống sức khoẻ ở cộng đồng, đặc biệt ở độ tuổi lao động. Với lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở độ tuổi từ 15- 59 tại Huyện Tứ kỳ- Tỉnh Hải Dương năm 2013. Với hai mục tiêu sau:

1- Xác định tỉ lệ THA ở người trong độ tuổi từ 15 đến 59 tại Huyện Tứ Kỳ – Tỉnh Hải Dương năm 2013.

2 – Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh THA trong đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1.Đào Duy An: Cải thiện tình trạng nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp. Thách thức và vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe. Tài liệu truyền thông và giáo giục sức khoẻ tim mạch cộng đồng 12/2005 (http : //www. cimsi. org.vn/http : //www.ykhoa.net)

2.Đào Duy An (2002), “Điều tra ban đầu chỉ số huyết áp và tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc thiểu số tại thị xã Kon Tum”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (35), tr. 47-50.

3.Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang (2002), Phương pháp trình bày công trình nghiên cứu trong y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-176.

4.Bộ Y tế ngày 20/1/2004, Thông tư hướng dân thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, số 02/2004/TT-BYT.

5.Tạ Văn Bình và CS (2004), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp nhà nước, Bệnh viện nội tiết.

6.Nguyễn Trung Chính và Trần Đình Toán (2000), Tăng cholestérol máu bệnh thời đại, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12-73.

7.Nguyễn Thị Chính (2002), Tăng huyết áp đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-44.

8.Nguyễn Thị Chính (2002), Một số vấn đề người bệnh tim mạch cần quan tâm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr. 14-53.

9.Nguyễn Huy Dung (2003), “Tăng huyết áp, rối loạn chuyển hoá lipid”, 22 bài giảng chọn lọc nội khoa tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 57-82.

10.Dân trí .com.vn/ Thế mạnh tuổi trung niên 22/5/2007

11.Phạm Tử Dương và CS (1998), “ xử trí chứng rối loạn lipid máu”, kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (16), tr. 73¬84.

12.Phạm Tử Dương (2004), “ Các thuốc đều trị bệnh tăng huyết áp”, Thuốc tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 339-447.

13.Phạm Tử Dương (2005), Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

14.Lê Viết Định (1990), “Điều tra dịch tễ học THA tại tỉnh Khánh Hoà”, Tạp chí Nội khoa, (2), tr. 1-7.

15.Bùi Minh Đức, Nguyễn Công Khẩn (2004), Dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khoẻ bền vững, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 261-285.

16.Bùi Minh Đức, Phan Thị Kim (2002), Dinh dưỡng bảo vệ bà mẹ, thai nhi và phòng bệnh mạn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 27-102.

17.Tô Văn Hải và CS (2000), Điều tra về tăng huyết áp động mạch ở cộng đồng Hà Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, đại hội tim mạch học Quốc Gia lần thứ IX, tr. 105-111, phụ san đặc biệt phục vụ đại hội.

18.Vũ Đình Hải (2002), Tăng huyết áp, lời khuyên người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

19.Vũ Đình Hải (2003), “JNC7 với thực hành điều trị tăng huyết áp ”, tạp chí thông tin YDược, (12), tr. 12-15.

20.Hội tim mạch quốc gia Việt Nam, khuyến cáo số 49 (1998), Phân giai đoạn tăng huyết áp, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, đại hội tim mạch học Quốc Gia lần thứ VII.

21.Trương Thanh Hương, Nguyễn Lân Việt và CS (1998), “ Bước đầu đánh giá tác dụng hạ huyết áp của Lacipil”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam,(14), tr. 32-36.

22.Nguyễn Phú Kháng (2008), Tăng huyết áp hệ thống động mạch, Bệnh học nội khoa tập I, Nhà xuất bản Quân đội- Nhân dân, Hà Nội, tr. 194 .

23.Nguyễn Phú Kháng (2001), Tăng huyết áp ngày và đêm, Lâm sàng tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 450- 451.

24.Trương Đình Kiệt, Nguyễn Đình Hối và CS (2001), Phát triển sức khoẻ trong thời kỳ đổi mới, Chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

25.Phan Thị Kim, Nguyễn Thị Lâm và CS (1993), “Tìm hiểu mức tiêu thụ muối ăn (NaCl) và lượng Kali ăn vào của một số địa phương có tỷ lệ THA khác nhau”, Tạp chí y học thực hành, (4), tr. 20-22.

26.Bùi Quang Kinh (1999), Bệnh tăng huyết áp, cách phòng và điều trị, Nhà xuất bản Nghệ An.

27.Phạm Gia Khải và CS (1999), Đặc điểm dịch tể học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội, Báo cáo tổng kết các đề tài nghiên cứu khoa học.

28.Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và CS (2003), “Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001-2002”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam,(33), tr. 9-34.

29.Hà Huy Khôi (1994), Mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

30.Hà Huy Khôi (1997). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

31.Hà Huy Khôi (2001). Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12-35.

32.Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (2002). “ Thừa cân & béo phì, một vấn đề sức khoẻ cộng đồng mới ở nước ta”. Tạp chí Y học thực hành, (418), tr. 5-9.

33.Hà Huy Khôi (2002). Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mãn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 13-173.

34.Hà Huy Khôi (2003). Dinh dưỡng hợp lý và sức khoẻ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 95-345.

35.Phạm Khuê (2003). Bách khoa thư bệnh học tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 263-268.

36.Nguyễn Thị Lâm (1998). Hướng dân đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12-109.

37.Nguyễn Thị Lâm, Hà Huy Khôi và CS(2000), “ Điều tra tiêu thụ muối và đồ ăn cho vị mặn tại Nam Hà, Yên Bái”, Một số công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng, tr. 187¬196.

38.Nguyễn Thị Lâm ( 2002), Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 32-199.

39.Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Thanh Hà (2004), Dinh dưỡng điều trị bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 9-89.

40.Hoàng Thanh Lực ( 2005), Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi và chăm sóc bệnh nhân tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Tĩnh – Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II

41.Bùi Đức Long (2008 ), Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Hải Dương – Luận án tiến sỹ y học, học viện Quân y.

42.Phạm Hồng Nam ( 2006), Nghiên cứu tình hình bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thị xã Hưng Yên – Luận văn Thạc sỹ Y học – Trường Đại học Y Thái Bình

43.Y- lima (2003), Mô tả một số mối liên quan giữa khẩu phần ăn uống và tình trạng dinh dưỡng với bệnh tăng huyết áp của người trưởng thành tuổi từ 30-59 tại huyện Gia Lâm Hà Nội năm 2002, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

44.Bùi Thanh Nghị và Phạm Thị Hồng Vân (2004), “Nghiên cứu yếu tố nguy cơ và mối liên quan với bệnh tăng huyết áp”, Tạp chí Y học thực hành, (11), tr. 50 – 52.

45.Hoàng Thị Bích Ngọc (2001), Hoá sinh bệnh đái tháo đường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 133-138.

46.Nguyễn Sĩ Quốc (1998), Người cao tuổi cần biết, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin.

47.Thạch Nguyễn, Dayi Hu, Shigeru Saito, Vịay Dave, Krishna Rocha- Singh, Cindy Grines (2002), “Tăng huyết áp”, Một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 189¬205.

48.Phạm Thắng (2003), Tăng huyết áp, tạp chí thông tin Y Dược, (10), tr. 2-5.

49.Đinh Thị Bích Thuỷ (2001), Thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người lao động nông nghiệp tại một xã huyện Gia Lâm – Hà Nội Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

50.Trần Thanh Thủy (2005): “ Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng chống bệnh tăng huyết áp cho cộng đồng dân cư thành phố Hải Phòng”, Sở y tế Hải Phòng.

51.Dương Đình Thiện , Phạm Ngọc Khái và CS ( 1999), Dịch tễ và thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học , nhà xuất bản Y học Hà Nội.

52.Trần Đình Toán và CS (1998), “So sánh tình trạng dinh dưỡng giữa người tăng huyết áp nông thôn và người tăng huyết áp là cán bộ viên chức thuộc diện quản lý sức khoẻ tại bệnh viện Hữu Nghị”, Tạp chíy học, tập 225(9,10), tr. 28-32.

53.Trần Đình Toán và CS (2001), “Tìm hiểu tình trạng béo phì và tỷ lệ tăng cholesterol, tăng triglicerid máu ở người đái tháo đường và người tăng huyết áp là cán bộ viên chức đến khám tại bệnh viện Hữu Nghị”, Hội nghị khoa học thừa cân béo phì với sức khoẻ cộng đồng, Viện dinh dưỡng, tr. 246¬251.

54.Tổng cục thống kê (2003), Báo cáo chuyên đề thực trạng các mục tiêu y tế Quốc gia 2001- 2002, Bộ Y tế, tr. 99-108.

55.Trần Đỗ Trinh và CS (1993), “Đặc điểm dịch tể học bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1), tr. 279-291.

56.Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Môn Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Dinh dưỡng và An toàn Thực pham, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 5-9, 112-125.

57.Hoàng Kim Ước và CS (2004), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường trong phạm vi toàn quốc, Đề tài nhánh cấp nhà nước, Bệnh viện nội tiết.

58.Doãn Thị Tường Vi, Nguyễn Thị Lâm, Từ Ngữ (2000), “ Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh béo phì ở người trưởng thành”, Hội nghị khoa học thừa cân béo phì với sức khoẻ cộng đồng, Viện dinh dưỡng, tr. 214-228.

59.Nguyễn Lân Việt và CS (2003), Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 112-139.

60.WHO/ISH (1999), Hướng dẫn của WHO/ISH-1999 về tăng huyết áp, Bs.Ths. Nguyễn Văn Trí dịch; PGS. PTS. Đặng Vạn Phước hiệu đính, phụ trang đặc biệt của Đặc san thời sự Tim mạch học- Tháng 7-1999, tr. 3-33.

61.WHO (1992), Xử trí bệnh tăng huyết áp, Bài dịch của Trần Đỗ Trinh và CS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

62.WHO/FAO, Geneva (2003), Chế độ ăn dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, Báo cáo kỹ thuật số 916 của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp, tr. 5-106.

TIẾNG ANH

63.Arun Chokalingam and J. George Fodoror, (1998), “Treatment of blood pressure in the population: the Canadian Experience”, American journal of hypertension, Ltd,(11), pp. 747-749.

64.Assantachai-P, Watanapa-W, Chiempittayanwat-S, Thipanunt-P (1998 Apr), Hypertension in the elderly: a community study, J – Med – Assor – Thai, 81(4). 243- 9.

65.Black-HR (1996 Feb), New concepts in hypertension Focus on the elderly, Am – Heart, 135(2 pt 2). S2-7.

66.FAO (1991), Food and nutrition situation in Vietnam.

67.Gupta-R (1997 Feb), “ Meta-Analysis of prevalence of hypertention in Indian”, India-Heart-J, 49(1), 43-8.

68.Gus-M, Moreira-LB, Pimentel, Gleisener-AL, Morass-RS, Fuchs-FD (1999 Feb), “ Association of various measurements of obesity and the prevalence of hypertension”, Arq-Bras-Cardio, 70920.11- 4.

69.Hans-Dieter Faulhaber and Feriedrich Cluft (1998), “ Treatment of high blood pressure in Germany”, American journal of hypertension Ltd, (11), pp. 750-753.

70.Hayes-SN, Taler-SJ (1998 Feb), “Hypertension in Women: current understending of gender differences”, Mayo-Clin-Proc, 73(2), pp 157-65.

71.Http:// WWW. WHO. int/. Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension among the elderly in Bangladesh and India: a multicentre study, Bulletin of the World Health Organization, 2001, 79 (6).

72.Huang Z, Willett WC, Manson JE, et al. Body weight, weight change, and rish for hypertensive women. Ann intern Med 1998; 128: 81-88.

73.Mac-Mahon SW, cutler J, Brittan E, et al. Eu Heart J 1987; 8(suppl B):57-70.

74.Odonnell-CJ, Ridker-PM, Glynn-RJ, Berger-K, Ajani-U, Manson-JE, Hennekens – CH (1997 Mar), “Hypertension and borderline isolate systolic hypertension increase risks of cardiovascular disease and mortality in male physicians”, Circulation, 95 (5), 1132-7.

75.Olatunbosun S.T., Kaufman J.S., Cooper R.S. ( 2000 Arp), “Hypertension in a black population: Prevalence and determinants o f high blood pressure in a group of urban Nigerians”, J. Hum Hypertension, 14 (4), 249-57.

76.Patrick J Mulrow (1998), “ Detection and control of hypertension in the population: The United States Experence”, American journal of hypertension Ltd, (11), pp. 744-746.

77.Tsuruta-M, Adachi-H, Hirai-Y, Imaizumi-T (2000 May), Association between alcohol intake and development of hypertension in Japanese normotensive men: 12-year follow-up study, Am-J-Hypertens, 13(5pt1): 482-7.

78.WHO (1995), Physical status the use and interpretation of anthropometry

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment