Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015.Chương trình đào tạo ngành điều dưỡng trình độ đại học gồm 2 cấu phần: học lý thuyết tại trường và thực tập lâm sàng tại các CSYT, trong quá trình thực tập tại CSYT sinh viên điều dưỡng có nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm lây qua đường máu như: viêm gan B, HIV,… Một trong những đường lây truyền các tác nhân gây bệnh đó là thông qua chấn thương do các VSN. Ngay trong quá trình học tập sinh viên đã bị chấn thương do các VSN, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân hiện tại và trong tương lai. Để nắm bắt rõ thực trạng vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015”. Nghiên cứu có 3 mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh viên đại học điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh có kiến thức đúng về phòng chống chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng, năm 2015. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên đại học điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh.
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015 Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, được tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2015, qua phát vấn 451 sinh viên đại học điều dưỡng năm thứ 3 và thứ 4 tại Trường Đại học Y khoa Vinh. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm EpiData 3.1 và SPSS 20.0.
Kết quả thu được như sau: 81% sinh viên đại học điều dưỡng Trường Đại Y khoa Vinh có kiến thức đúng về phòng chống chấn thương do VSN trong TTLS. Sinh viên năm thứ 3 có kiến thức đúng về phòng chống chấn thương do VSN trong TTLS cao gấp 2,8 lần so với năm thứ 4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05, OR = 2,8 với khoảng tin cậy 95% (1,65; 4,8). 60% sinh viên đại học điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh bị chấn thương do VSN trong TTLS. Đa số sinh viên bị mắc 1 lần chiếm 35%. Số lần mắc chấn thương trung bình của sinh viên là 1,46 lần/6 tháng. Vật sắc nhọn gây chấn thương phổ biến nhất là mảnh thủy tinh 55%; thao tác dẫn đến bị chấn thương nhiều nhất là bẻ ống thuốc 51,3%; 30% bị chấn thương khi thực hiện thao tác một mình. Thời điểm bị chấn thương 83% lần bị vào các ngày trong tuần; 86% lần bị vào buổi ngày. Địa điểm bị chấn thương nhiều nhất là các khoa lâm sàng hệ ngoại 24%, hồi sức, cấp cứu 21%, và thấp nhất tại khoa sản phụ 4%. 53,7% sinh viên bị chấn thương chưa được học lý thuyết chuyên môn; 62,9% chưa được thực hành trên mô hình và 33,8% thực hiện thao tác lần đầu tiên. Sau khi bị chấn thương có 63% sinh viên xử lý sai vết thương; 41% có báo cáo, 31% báo cáo đúng người có trách nhiệm. Lý do chính sinh viên không báo cáo bởi vì nhận thấy không có nguy cơ lây bệnh, và báo cáo cũng không giải quyết được vấn đề gì. Sinh viên năm thứ 3 bị chấn thương do VSN trong TTLS cao gấp 2,3 lần so với sinh viên năm thứ 4, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05 với OR hiệu chỉnh = 2,3 khoảng tin cậy 95% là (1,8 ; 2,8).
Để bảo đảm an toàn cho sinh viên trong thời gian thực tập lâm sàng chúng tôi xin đề xuất các kiến nghị như sau: Với Trường Đại học Y khoa Vinh: Triển khai kế hoạch học tập theo tiến độ: học lý thuyết, thực hành mô hình, thực tập lâm sàng. Với cơ sở y tế thực tập cần hỗ trợ sinh viên xử lý sau khi chấn thương xảy ra, tích cực giám sát thao tác của điều dưỡng viên, sinh viên thực tập. Bố trí thêm trang thiết bị gồm: gạc để bẻ ống thuốc; găng tay, có đủ hộp an toàn để đựng cả bơm kim tiêm đã sử dụng. Bản thân sinh viên: Nắm vững lý thuyết chuyên môn, thành thạo thao tác kỹ thuật điều dưỡng. Tự trang bị dụng cụ cần thiết cho thực tập lâm sàng: gạc bẻ ống thuốc, găng tay. Thực hiện nghiêm túc báo cáo với NVYT, giảng viên lâm sàng để được hướng dẫn xử trí vết thương và tư vấn điều trị dự phòng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định chương trình khung đào tạo ngành điều dưỡng trình độ đại học gồm 2 cấu phần: học lý thuyết tại trường và thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế (CSYT) [1]. Quá trình thực tập lâm sàng kéo dài trong 3 học kỳ của tổng thời gian học tập toàn khóa. Trong quá trình thực tập tại CSYT sinh viên điều dưỡng cũng có nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm lây qua đường máu như: viêm gan B, HIV,… Một trong những đường lây truyền các tác nhân gây bệnh đó là thông qua chấn thương do các vật sắc nhọn (VSN) [16] [18] [28] [57] [62]. Khả năng bị chấn thương do VSN có thể cao hơn ở những đối tượng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi, lại phải thường xuyên làm việc trong môi trường mới, khẩn trương như sinh viên ngành y [36] [57].
Theo WH), trung bình tần suất chấn thương do VSN ở mỗi nhân viên y tế (NVYT) là 0,2 -4,7/năm, ước tính 4,4% ca nhiễm HIV, 39% ca nhiễm HBV và HCV ở NVYT là do chấn thương nghề nghiệp gây ra [73]. Theo CDC, từ năm 1995 – 2007 có 30.927 nhân viên y tế ở Mỹ bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể trong quá trình làm việc tại các cơ sở y tế, trong đó sinh viên y khoa chiếm 4% [37]. Tỷ lệ mắc chấn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên đại học điều dưỡng trên thế giới rất khác nhau dao động từ 9,4% – 100% [34] [74].
Tại Việt Nam, chấn thương do VSN đã trở thành một vấn đề phổ biến trong các cơ sở y tế, tỷ lệ mắc của NVYT trong cả nước năm 2010 là 48%, trong đó có 286 trường hợp bị phơi nhiễm với HIV qua các chấn thương do VSN khi chăm sóc bệnh nhân HIV [18]. Tương tự như các điều dưỡng đã hành nghề, sinh viên điều dưỡng cũng có nguy cơ mắc chấn thương do vật sắc nhọn trong quá trình thực tập lâm sàng [48]. Theo thống kê của Bộ Y tế (2002) ở 45 tỉnh, thành phố trong cả nước có 343 trường hợp NVYT bị tổn thương nghề nghiệp có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, trong đó sinh viên y khoa chiếm 4,1% [4]. Năm 2014, tại Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang có 46,6 % sinh viên điều dưỡng bị chấn thương do VSN trong thực tập lâm sàng [13]. Tại Trường Đại học Y khoa Vinh (2012) có 45% học sinh sinh viên (HSSV) trung học và cao đẳng điều dưỡng bị chấn thương do VSN [19]; năm 2014 có 2 sinh viên và tháng 6/2015 có 1 sinh viên bị chấn thương do VSN có dính máu của bệnh nhân HIV(+) trong khi thực tập lâm sàng, phải thực hiện phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) HIV [24]. Mặc dù chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng thường gặp ở HSSV điều dưỡng, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam còn rất ít nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, đặc biệt là chưa có một nghiên cứu nào triển khai ở đối tượng sinh viên đại học điều dưỡng.
Ngay trong quá trình học tập sinh viên điều dưỡng đã bị chấn thương do các vật sắc nhọn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường máu ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe bản thân. Hơn nữa, trong tương lai khi đã hành nghề điều dưỡng thì tần suất thực hiện các y lệnh, thủ thuật, và chăm sóc bệnh nhân sẽ nhiều hơn, nguy cơ bị chấn thương sẽ còn tăng cao hơn. Do vậy, việc nắm bắt rõ thực trạng kiến thức, tỷ lệ mắc và xác định các yếu tố liên quan; để cung cấp các bằng chứng làm cơ sở cho đề xuất, xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình can thiệp phòng chống chấn thương do vật sắc nhọn để bảo vệ sức khỏe cho sinh viên điều dưỡng ngay từ lúc bắt đầu tiếp xúc nghề nghiệp là hết sức cần thiết. Chính vì, những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015” .
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ sinh viên đại học điều dưỡng năm thứ 3, thứ 4 Trường Đại học Y khoa Vinh có kiến thức đúng về phòng chống chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng năm 2015.
2. Mô tả thực trạng chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên đại học điều dưỡng năm thứ 3, thứ 4 Trường Đại học Y khoa Vinh.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên đại học điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh.
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Một số khái niệm 4
1.2 Tình hình chấn thương do vật sắc nhọn ở các cơ sở y tế 4
1.2.1 Trên thế giới 4
1.2.2 Tại Việt Nam 8
1.3 Tình hình kiến thức phòng chống và mắc chấn thương do vật sắc nhọn trong
thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng 11
1.4 Một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm
sàng của sinh viên điều dưỡng 14
1.5 Nghiên cứu về chấn thương do vật sắc nhọn ở sinh viên điều dưỡng 16
1.5.1 Trên thế giới 16
1.5.2 Tại Việt Nam 20
1.6 Giới thiệu về Trường Đại học Y khoa Vinh, chương trình khung đào tạo, thực
tập lâm sàng cho sinh viên đại học điều dưỡng 21
SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT 25
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.2 Thời gian và địa điểm 27
2.3 Thiết kế nghiên cứu 27
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 27
2.5 Phương pháp thu thập số liệu 28
2.6 Biến số nghiên cứu 30
2.7 Khái niệm và tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu 31
2.8 Phương pháp phân tích số liệu 33
2.9 Đạo đức nghiên cứu 34
2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 34
2.10.1 Hạn chế của nghiên cứu 34
2.10.2 Sai số 35
2.10.3 Biện pháp khắc phục 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1 Thông tin chung về sinh viên 36
3.2 Kiến thức phòng chống chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng
của sinh viên đại học điều dưỡng 37
3.3 Thực trạng chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên
đại học điều dưỡng 40
Chương 4. BÀN LUẬN 54
4.1 Kiến thức phòng chống chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng
của sinh viên đại học điều dưỡng 54
4.2 Thực trạng chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên
đại học điều dưỡng 58
4.3 Một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm
sàng của sinh viên đại học điều dưỡng 68
KẾT LUẬN 72
5.1 Tỷ lệ sinh viên đại học điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh có kiến thức
đúng về phòng chống chấn thương do VSN trong TTLS 72
5.2 Thực trạng chấn thương do VSN trong TTLS của sinh viên đại học điều dưỡng
Trường Đại học Y khoa Vinh 72
5.3 Một số mối liên quan về tình trạng chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập
lâm sàng ở sinh viên đại học điều dưỡng 72
KHUYẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 1:BỘ CÂU HỎI PHÁT VẤN SINH VIÊN 85
PHỤ LỤC 2: KHUNG CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC 92
PHỤ LỤC 3. CHI TIẾT CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 94
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Một số thông tin về sinh viên 36
Bảng 3.2 Sinh viên đánh giá khả năng phòng ngừa chấn thương do VSN trong
TTLS 37
Bảng 3.3 Kiến thức của sinh viên về thao tác an toàn với các VSN 38
Bảng 3.4 Kiến thức sử dụng hộp an toàn 38
Bảng 3.5 Kiến thức về xử lý và báo cáo chấn thương do VSN trong TTLS 39
Bảng 3.6 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống chấn thương do vật
sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên 40
Bảng 3.7 Tỷ lệ sinh viên bị chấn thương do VSN trong TTLS trong 6 tháng theo
một số yếu tố 41
Bảng 3.8 Phân bố số lần sinh viên bị chấn thương do VSN trong TTLS trong vòng 6
tháng theo năm học 41
Bảng 3.9 Số mắc trung bình chấn thương do VSN ở sinh viên theo một số yếu tố …. 42
Bảng 3.10. Thời gian sinh viên bị chấn thương do VSN trong TTLS 42
Bảng 3.11 Thao tác thực hiện dẫn đến bị chấn thương do VSN trong TTLS 43
Bảng 3.12 Thao tác thực hiện ở những lần bị chấn thương do mảnh thủy tinh 44
Bảng 3.13 Thao tác thực hiện ở những lần bị chấn thương do đậy nắp kim 44
Bảng 3.14 Thao tác thực hiện ở những lần bị chấn thương do tháo kim tiêm 45
Bảng 3.15 Tỷ lệ các VSN gây chấn thương cho sinh viên trong tổng số tất cả lần bị 45
Bảng 3.16 Nguồn gốc VSN gây chấn thương cho sinh viên ở tất cả các lần bị 45
Bảng 3.18 Tỷ lệ sinh viên đã học lý thuyết, đã thực hành và kinh nghiệm thực hiện
thao tác ở tất cả các lần bị chấn thương 47
Bảng 3.19 Xử lý vết thương của sinh viên ở tất cả các lần bị chấn thương 47
Bảng 3.20 Tỷ lệ các lần sinh viên xử lý sai vết thương theo một số yếu tố 48
Bảng 3.21 Lý do sinh viên không báo cáo bị chấn thương 49
Bảng 3.22 Một số yếu tố liên quan đến trung bình số lần mắc chấn thương do vật
sắc nhọn trong thực tập lâm sàng ở sinh viên 50
Bảng 3.23 Một số yếu tố liên quan đến trường hợp sinh viên bị chấn thương 51
do VSN trong TTLS 51
Bảng 3.24 Một số yếu tố liên quan đến trường hợp bị chấn thương do VSN trong
TTLS với các yếu tố kiến thức cụ thể về phòng ngừa chấn thương 52
Bảng 3.25 Xác định mối liên quan hiệu chỉnh với trường hợp sinh viên bị chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng 53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Trường hợp NVYT bị phơi nhiễm HIV nghề nghiệp tại Nghệ An 10
Biểu đồ 3.1 Sinh viên biết các tác nhân lây truyền qua đường máu theo VSN 37
Biểu đồ 3.2 Kiến thức của sinh viên điều dưỡng về phòng ngừa chấn thương do
VSN trong TTLS 39
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ sinh viên bị chấn thương do VSN trong TTLS trong 6 tháng 40
Biểu đồ 3.4 Địa điểm nơi sinh viên bị chấn thương do VSN trong TTLS 43
Biểu đồ 3.5 Người giám sát hỗ trợ thực hiện thao tác khi bị chấn thương 46
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ sinh viên báo cáo bị chấn thương ở tất cả các lần bị 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chương trình khung giáo dục đại học, khối ngành khoa học sức khỏe, ngành điều dưỡng, trình độ đại học, chủ biên, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 42/2011/TT-BYT, bổ sung bệnh nhiễm độc Camidi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán, giám định, chủ biên, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toàn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chủ biên, Hà Nội.
4. Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS (2002), Báo cáo về phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV/AIDS, Hà Nội.
5. Nguyễn Bích Diệp (2008), Nghiên cứu điều kiện lao động và sức khỏe nhân viên y tế, đề xuất một số giải pháp chế độ chính sách, Luận văn Tiến sỹ y tế công cộng, Viện Vệ sinh Dịch tễ học Trung ương, Hà Nội.
6. Trần Thị Bích Hải (2013), Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng bệnh viện ung bướu Hà Nội năm 2013 Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
7. Hội điều dưỡng Việt Nam (2008), Báo cáo kết quả khảo sát tiêm an toàn, Hà Nội.
8. Phan Quốc Hội và Nguyễn Thị Xuân (2010), “Nghiên cứu năng lực thực hành của sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các cơ sở y tế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An”, Tạp chí nghiên cứu y học, 8(63).
9. Khoa Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học (2006), “Khảo sát tiêm an toàn tại các cơ sở thực hành Bệnh Viện của sinh viên Điều Dưỡng – Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 10(1).
10. Nguyễn Trần Tuấn Kiệt (2013), Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quan của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng y tế Đồng Nai năm 2013, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Mỹ Linh và Tạ Văn Trầm (2009), “Khảo sát về tiêm an toàn của điều dưỡng – hộ sinh tại bệnh viện phụ sản Tiền Giang năm 2008 “, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13(5).
12. Đỗ Phương Loan (2006), Kiến thức và thực hành về HIV/AIDS và phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV của sinh viên 8 trường đại học Y toàn quốc, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
13. Hồ Văn Luyến (2014), Tỷ lệ sang chấn do vật sắc nhọn và kiến thức, thực hành phòng ngừa xử lý của sinh viên khoa y trường Cao đẳng Y tế Kiến Giang, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Phạm Đức Mục (2008), Phơi nhiễm nghề nghiệp do tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn và biện pháp phòng ngừa, Tài liệu Hội thảo mạng lưới tiêm an toàn, chủ biên, Hà Nội
15. Nguyễn Đỗ Nguyên (2004), “Phơi nhiễm với máu do chấn thương trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên y khoa Trường Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 8(1).
16. Nguyễn Thúy Quỳnh (2009), Sức khỏe nghề nghiệp : tài liệu dành cho học viên cao học Y tế công cộng : giảng dạy cho đối tượng cao học y tế công cộng, Nhà xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Thúy Quỳnh và Dư Hồng Đức (2008), “Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan B nghề nghiệp trong ngành y tế”, Tạp chíy học thực hành, 8(927), tr. 93-97.
18. Hà Thế Tấn (2010), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân viên y tế và đề xuất biện pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ y học, Học viện quân y, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Mai Thơ và Cao Thị Phi Nga (2012), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm và kiến thức thực hành của học sinh sinh viên Truông đại học Y khoa Vinh về phòng chống bệnh viêm gan virus B”, Tạp chí Y học thực hành, 818+819.
20. Lê Thị Anh Thu (2010), “Hiệu quả của chuơng trình phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2), tr. 429-434.
21. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa và Trần Thiện Thuần (2008), “Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 98¬104.
22. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An (2013), Báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2012, Nghệ An.
23. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An (2014), Báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2013, Nghệ An.
24. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An (2015), Báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2014, Nghệ An.
25. Truông Đại học Y khoa Vinh (2014), Báo cáo hoạt động đào tạo năm học 2013-2014 và phương hướng năm học 2014-2015, Nghệ An.
26. Truông Đại học Y khoa Vinh (2014), Quyết định phê duyệt tổ chức thực tập lâm sàng năm học 2014-2015, Nghệ An.
27. Truông Đại học Y tế công cộng (2011), Dịch tễ học chấn thương, Hà Nội.
28. Duơng Khánh Vân (2012), Nghiên cưú tổn thương nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế và giải pháp can thiệp tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội, Luận án tiến sĩ y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung uơng.
29. Ngô Thị Hải Vân, Phạm Thị Thúy Hoa và Trần Tô Châu (2012), “Đánh giá tình hinh nhiễm virus viêm gan B và một số yếu tố liên quna của nhân viên y tế tại bệnh viện tỉnh Gia Lai và Kon Tum, 2010-2011 ”, Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(3).