Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến co hồi tử cung của các sản phụ sau mổ đẻ chủ động
Luận văn Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến co hồi tử cung của các sản phụ sau mổ đẻ chủ động tại bệnh viện phụ sản TƯ năm 2015.Mổ lấy thai là phẫu thuật mở tử cung ra để lấy thai, rau thai và màng rau theo đường rạch trên bụng khi cuộc đẻ không thể tiến hành theo đường âm đạo [8]. Mổ lấy thai có xu hướng tăng lên không chỉ ở nước ta mà mà còn ở trên cả thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển (Notzon 1987) [19]. Ở Pháp năm 1972 tỷ lệ mổ lấy thai là 6% nhưng đến năm 1981 tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi là 11% [3], [8]. Tại thủ đô London của nước Anh, tỉ lệ này từ dưới 3% năm 1950 đã lên tới 12% năm 1990 và 22,7% năm 2004 [15]. Còn ở Hoa Kỳ năm 1970, tỷ lệ mổ lấy thai là 15% và tăng lên 21% vào năm 1984 [17]. Đặc biệt, theo Belizan JM và cộng sự, tỷ lệ mổ lấy thai ở các nước Mỹ La-tinh rất cao, ở Parauqay là 20,7% vào năm 1997, ở Mexico là 31,3% vào năm 1996, Brazil là 32% vào năm 1996 và ở Chi lê lên đến 40% vào năm 1997….[13]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu được tiến hành ở Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX cho thấy tỉ lệ này đã tăng lên tới 23% [4], [8].
Thực trạng và môt số yếu tố liên quan đến co hồi tử cung của các sản phụ sau mổ đẻ chủ động tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015 Ngày nay, nhờ các tiến bộ trong kỹ thuật mổ lấy thai, gây mê hồi sức, các thuốc mới đặc biệt là thuốc kháng sinh cũng như chỉ khâu phẫu thuật mà cuộc mổ trở nên an toàn hơn so với trước, cũng chính vì thế mà xu hướng mổ chủ động cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, mổ lấy thai vẫn có nguy cơ cho sản phụ cao gấp 2 lần so với đẻ thường. Nguy cơ lớn nhất đe dọa đến tính mạng sản phụ sau đẻ là chảy máu, nguy cơ này có liên quan chặt chẽ với sự co hồi của tử cung sau khi sổ rau. Sự co hồi tử cung cùng với sự co bóp chặt của cơ tử cung giống như gọng kìm kẹp chặt các mạch máu trong lớp cơ đan làm cho máu ngừng chảy. Sự co hồi tử cung cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình thoát sản dịch, máu cục, tránh biến chứng nhiễm khuẩn hậu sản.
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến co hồi tử cung sau đẻ như các yếu tố về bà mẹ (tuổi bà mẹ, số lần mang thai, số lần đẻ), các yếu tố liên quan đến cuộc đẻ (thời gian chuyển dạ, trong lượng thai) và đặc biệt là các yếu tố liên quan đến quá trình chăm sóc và tư vấn sau sinh của Hộ sinh và điều dưỡng (chế độ vận động, cho con bú, xoa tử cung, đi tiểu, tư vấn..) [12]. Nếu Hộ sinh chăm sóc và tư vấn cho sản phụ cẩn thận và đầy đủ, sẽ làm giảm các yếu tố nguy cơ, giúp tử cung co hồi trở về bình thường nhanh hơn và tốt hơn, giảm các nguy cơ sau sinh.
Đánh giá co hồi tử cung sau mổ đẻ chủ động có giá trị tiên lượng đối với kết quả cuộc mổ đẻ nhằm đảm bảo cho cả mẹ và con sau sinh. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta còn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và môt số yếu tố liên quan đến co hồi tử cung của các sản phụ sau mổ đẻ chủ động tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015”. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Mô tả tình trạng co hồi tử cung ở các sản phụ sau mổ đẻ chủ động tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015.
Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự co hồi tử cung ở các sản phụ sau đẻ chủ động tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, năm 2015.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………..3
1.1. Chỉ định mổ lấy thai chủ động ………………………………………………………………..3
1.1.1. Khung chậu bất thường ……………………………………………………………………3
1.1.2. Đường ra của thai bị cản trở ……………………………………………………………..3
1.1.3. Tử cung có sẹo trong những trường hợp sau……………………………………….4
1.1.4. Chỉ định mổ lấy thai vì nguyên nhân của người mẹ …………………………….4
1.1.5. Nguyên nhân về phía thai …………………………………………………………………4
1.2. Những thay đổi giải phẫu và sinh lý sau đẻ ………………………………………………4
1.2.1. Đại cương về thời kỳ hậu sản ……………………………………………………………4
1.2.2. Các thay đổi trong thời kỳ hậu sản …………………………………………………….4
1.3. Những hiện tượng lâm sàng của thời kỳ sau đẻ…………………………………………7
1.3.1. Sự co hồi tử cung …………………………………………………………………………….7
1.3.2. Sản dịch …………………………………………………………………………………………8
1.3.3. Sự xuống sữa ………………………………………………………………………………….8
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự co hồi tử cung sau đẻ ………………………………….9
1.4.1. Số lần đẻ ………………………………………………………………………………………..9
1.4.2. Cách đẻ ………………………………………………………………………………………….9
1.4.3. Tình trạng nhiễm khuẩn …………………………………………………………………..9
1.4.4. Xoa bóp tử cung ……………………………………………………………………………..9
1.4.5. Đi tiểu đúng lúc ………………………………………………………………………………9
1.4.6. Cho con bú……………………………………………………………………………………..9
1.5. Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về co hồi tử cung sau sinh và các
yếu tố liên quan …………………………………………………………………………………………10
1.5.1. Trên thế giới …………………………………………………………………………………10
1.5.2. Tại Việt Nam ………………………………………………………………………………..11
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..12
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………………………………….12
2.2. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………….12
2.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………….12
2.3.1. Nhóm nghiên cứu ………………………………………………………………………….12
2.3.2. Nhóm đối chứng ……………………………………………………………………………12
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu …………………………………………………………………………..13
2.5. Biến số và chỉ số …………………………………………………………………………………13
2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ……………………………………………………..14
2.7. Sai số và cách khống chế sai số …………………………………………………………….14
2.8. Xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………………………….15
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………………15
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….16
3.1. Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu sự co hồi tử cung. ……………………16
3.1.1. Nghề nghiệp. ………………………………………………………………………………..16
3.1.2. Nơi cư trú của sản phụ……………………………………………………………………16
3.1.3. Tuổi của sản phụ……………………………………………………………………………17
3.1.4. Thứ tự lần mổ đẻ. ………………………………………………………………………….17
3.1.5. Thứ tự lần sinh………………………………………………………………………………18
3.2. Kết quả về co hổi tử cung …………………………………………………………………….18
3.2.1. Giá trị trung bình CCĐTC theo thứ tự ngày sau đẻ ở nhóm sản phụ mổ đẻ.
…………………………………………………………………………………………………………….18
3.2.2. Giá trị TB CCĐTC theo thứ tự ngày sau đẻ ở nhóm đối chứng …………..19
3.2.3. Giá trị chiều cao đáy tử cung theo thứ tự ngày sau đẻ ở nhóm mổ đẻ và ở
nhóm đẻ thường. …………………………………………………………………………………….20
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến co hồi tử cung ………………………………………….20
3.3.1. Thứ tự lần mổ ……………………………………………………………………………….20
3.3.2. Thứ tự lần sinh………………………………………………………………………………21
3.3.3. Ảnh hưởng của cho con bú tới sự co hồi tử cung. ……………………………..22
3.3.4. Tuổi sản phụ …………………………………………………………………………………25
3.3.5. Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn hậu sản ………………………………………………26
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………28
4.1. Đặc điểm sản phụ trong nghiên cứu ………………………………………………………28
4.1.1. Nghề nghiệp …………………………………………………………………………………28
4.1.2. Nơi sinh sống ………………………………………………………………………………..28
4.1.3. Tuổi của sản phụ……………………………………………………………………………28
4.1.4. Thứ tự lần sinh………………………………………………………………………………29
4.2. Tình trạng co hồi tử cung ở các sản phụ sau mổ đẻ chủ động ……………………29
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự co hồi tử cung ……………………………………….30
4.3.1. Thứ tự lần mổ đẻ …………………………………………………………………………..30
4.3.2. Thứ tự lần sinh………………………………………………………………………………31
4.3.3. Ảnh hưởng của cho con bú ……………………………………………………………..32
4.3.4. Tuổi mẹ………………………………………………………………………………………..34
4.3.5. Ảnh hưởng của nhiễm khuẩn hậu sản ………………………………………………34
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………35
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………….36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………37
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………………39