Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2012

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2012

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng năm 2012/ Lại Thu Trang. 2012.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh chóng đã tạo ra một lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng, và nguy hiểm hơn cả là chất thải y tế.

Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Bộ Y tế, tính đến năm 2012, cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là CTYTNH; lượng chất thải lỏng khoảng 150.000 m3/ngày/đêm. Ước tính đến năm 2015, lượng CTR y tế là 600 tấn/ngày và năm 2020 là khoảng trên 800 tấn/ngày; lượng nước thải y tế phải xử lý lên tới trên 300.000 m3/ngày/đêm. Tỉ lệ bệnh viện có hệ thống XLNT là 54,4%; có 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom CTYT hàng ngày, nhưng chỉ có 50% bệnh viện trong số này phân loại và thu gom CTYT đạt yêu cầu. Hiện nay chỉ có 1/3 lượng rác thải y tế ở Việt Nam được đốt bằng lò đốt hiện đại hoặc sử dụng công nghệ vi sóng /nhiệt ướt khử khuẩn. Cả nước hiện có 369 lò đốt hai buồng và 127 lò đốt một buồng. Trong đó đa số các lò đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, công suất lò đốt không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả sử dụng không cao. [20], [23].
Thành phố Hải Phòng là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và mật độ dân số cao, là trung tâm văn hóa giáo dục, y tế lớn của cả nước. Ngành y tế thành phố phát triển mạnh mẽ, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn thành phố và dân cư các địa phương khác. Thành phố hiện có gần 30 bệnh viện ở các tuyến trung ương và phòng khám đa khoa. Hàng ngày một lượng rác thải khá lớn từ các hoạt động y tế được thải ra khoảng 2,5 – 3 tấn/ngày.
Để đánh giá thực trạng về CTYT cũng như những ảnh hưởng của CTYT đối với môi trường, nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan đã tiến hành điều tra, nghiên cứu. Các nghiên cứu đã phần nào cho thấy những tồn tại trong công tác quản lý CTYT ở nước ta [22], [34], [38]. Hiện nay, vì nhiều lý do, trong đó có áp lực về nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng của bệnh viện nên dẫn tới vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện chưa được đảm bảo [13].
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do CTYT, ngày 22/4/2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm 84 bệnh viện, trong đó có bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Sau quyết định phê duyệt đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động để xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.
Để đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp trong thời gian qua, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2012“, với mục tiêu:
ỉ. Đánh giá thực trạng công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2012.
2. Mô tả một số yếu tố có liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp năm 2012.
 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment