Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ tuổi thai từ 24 – 32 tuần

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ tuổi thai từ 24 – 32 tuần

Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ tuổi thai từ 24 – 32 tuần.Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai [22]. Định nghĩa này được áp dụng dù cho các thai phụ có cần phải điều trị bằng insulin hay chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ ăn và dù cho diễn biến sau đẻ còn tồn tại đái tháo đường hay không.

Đái tháo đường thai kỳ là một thể đặc biệt của bệnh đái tháo đường [4]. Hiện nay đái tháo đường thai kỳ đang là một vấn đề đáng quan tâm của y tế cộng đồng vì tỷ lệ mắc bệnh cũng như các biến chứng của bệnh cho cả mẹ và thai nhi. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA – American Diabetes Association) tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi từ 1% – 14% các thai phụ.
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tai biến cho cả mẹ và thai nhi. Người mẹ dễ bị các tai biến sản khoa như: tăng huyết áp, tim mạch, nhiễm độc thai nghén, nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non. Nguy cơ tiền sản giật và sản giật tăng gấp 4 lần, thai to dẫn đến tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn, đồng nghĩa nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng lên, dễ băng huyết sau sinh, đặc biệt là đối diện với khả năng bệnh sẽ chuyển thành đái tháo đường vĩnh viễn. Đối với thai nhi và trẻ sơ sinh tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, tiểu đường về sau và thiểu năng thần kinh, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai, dễ suy hô hấp, dễ bị rối loạn chuyển hóa sau sinh như hạ đường huyết, hạ canxi huyết, tỷ lệ tử vong chu sinh tăng 2 – 5 lần.
Gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt là nghiên cứu của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế, nghiên cứu của Jensen (2008) [39], nghiên cứu của Ferrara (2007) [33], [34], nghiên cứu của Caroline cho thấy tăng đường huyết mức độ nhẹ hơn tiêu chuẩn trên làm tăng nguy cơ sản khoa [29].
Năm 2011 Hiệp hội đái tháo đường Mỹ đã đưa ra kiến nghị mới về thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Những tiêu chuẩn mới này sẽ tăng đáng kể tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ bởi vì chỉ cần có 1 giá trị bất thường đủ để chẩn đoán chứ không phải 2 như trước đây. Hiệp hội đái tháo đường Mỹ đã công nhận tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán bằng tiêu chuẩn này nhanh và nhạy hơn đối với phụ nữ mang thai trước đây được phân loại như bình thường [24]. 
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu bệnh đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn trước đây và đang ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu theo tiêu chuẩn ADA. Ở  Hà Tĩnh cho đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể về tỷ lệ sản phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn của hiệp hội đái tháo đường Mỹ. Xuất phát từ những thực tế trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ tuổi thai từ 24 – 32 tuần”. 
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Đánh giá tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA ở phụ nữ mang thai từ tuần 24 – 32 đến khám và quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
 2. Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên quan tới đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai đến khám và quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
MỤC LỤC

Trang 
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1. Định nghĩa đái tháo đường thai kỳ    4
1.2. Đặc điểm đái tháo đường thai kỳ    4
1.3. Sinh lý bệnh của ĐTĐTK    5
1.3.1. Hiện tượng kháng insulin    6
1.3.2. Bài tiết các hormon trong thời gian mang thai    7
1.4. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK    10
1.4.1. Thai phụ bị béo phì    10
1.4.2. Tiền sử gia đình của thai phụ    11
1.4.3. Tiền sử thai phụ đẻ con trên 4kg    11
1.4.4. Thai phụ có tiền sử bất thường về dung nạp glucose    11
1.4.5. Thai phụ có đường niệu dương tính    11
1.4.6. Tuổi của thai phụ    12
1.4.7. Chủng tộc    12
1.5. Hậu quả của ĐTĐTK    12
1.5.1. Hậu quả đối với thai nhi và trẻ sơ sinh    12
1.5.2. Hậu quả đối với người mẹ    15
1.6. Tình hình nghiên cứu ĐTĐTK trên thế giới và ở Việt Nam    16
1.6.1. Tình hình nghiên cứu ĐTĐTK trên thế giới    16
1.6.2. Tình hình nghiên cứu ĐTĐTK ở Việt Nam    17
1.6.3. Một số nghiên cứu về tỷ lệ ĐTĐTK    17
1.7. Chẩn đoán ĐTĐTK    20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1. Đối tượng nghiên cứu    23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    23
2.2.1. Thời gian nghiên cứu    23
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu    23
2.3. Phương pháp nghiên cứu    24
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    24
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    25
2.3.3. Quy trình nghiên cứu    25
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu    27
2.4. Xử lý và phân tích số liệu    28
CHƯƠNG 3.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN    29
3.1. Kết quả nghiên cứu    29
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    29
3.1.2. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ    32
3.1.3. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2011    34
3.1.4. Các tai biến sản khoa    40
3.2. Bàn luận    42
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    42
3.2.2. Tỷ lệ Đái tháo đường thai kỳ    45
3.2.3. Các YTNC của ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2011    50
3.2.4. Nguy cơ tai biến của ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2011    55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    58
Kết luận    58
1. Tỷ lệ ĐTĐTK    58
2. Tỷ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA ở thai phụ    58
3. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2011    58
4. Các tai biến sản khoa    59
Kiến nghị…………………………………………………………………….60
TÀI LIỆU THAM KHẢO    61
 
DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình:
Hình 1.1.     Sự bài tiết các hoocmon trong thời gian mang thai     7
Hình 2.1.     Sơ đồ tóm tắt quy trình nghiên cứu    24
Hình 3.1.     Phân bố tuổi các thai phụ    29
Hình 3.2.     Sự phân bố tuổi thai của các thai phụ    30
Hình 3.3.     Nghề nghiệp của thai phụ    30
Hình 3.4.     Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu    31
Hình 3.5.     Phân bố BMI trước khi mang thai của các thai phụ    31

Bảng:
Bảng 1.1.     Tỷ lệ tai biến sản khoa và tai biến sơ sinh     18
Bảng 1.2.     Tỷ lệ tai biến sản khoa và tai biến sơ sinh    19
Bảng 1.3.     Tỷ lệ tai biến sản khoa và tai biến sơ sinh    19
Bảng 1.4.     Tiêu chuẩn của HNQT lần thứ 4 về ĐTĐTK tại Hoa Kỳ năm 1998      20
Bảng 1.5.     Tiêu chuẩn chuẩn đoán ĐTĐTK của ADA 2011    22
Bảng 2.1.     Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức  Y tế Thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2000    27
Bảng 3.1.     Tỷ lệ đái tháo dường thai kỳ chuẩn đoán theo tiêu chuẩn của HNQT lần thứ 4 và tiêu chuẩn của ADA 2011    32
Bảng 3.2.     Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo nghề nghiệp    32
Bảng 3.3.     Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo trình độ học vấn    33
Bảng 3.4.     Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo chỉ số BMI    33
Bảng 3.5.     Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ của thai phụ    34
Bảng 3.6.     Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo số lượng các yếu tố nguy cơ    34
Bảng 3.7.     Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ giữa nhóm < 2YTNC và nhóm ≥ 2 YTNC    35
Bảng 3.8.     Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ giữa nhóm có YTNC và nhóm không có YTNC    35
Bảng 3.9.     Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và tỷ lệ ĐTĐTK    36
Bảng 3.10.     Mối liên quan giữa BMI của mẹ và tỷ lệ ĐTĐTK    36
Bảng 3.11.     Mối liên quan giữa tuổi mẹ với ĐTĐTK    37
Bảng 3.12.     Mối liên quan giữa tiền sử sẩy thai với ĐTĐTK    37
Bảng 3.13.     Mối liên quan giữa Tiền sử thai lưu với ĐTĐTK    37
Bảng 3.14.     Mối liên quan giữa tiền sử sinh con > 4000g với ĐTĐTK    38
Bảng 3.15.     Mối liên quan giữa tiền sử bị ĐTĐTK với ĐTĐTK    38
Bảng 3.16.     Mối liên quan giữa protein niệu với ĐTĐTK    39
Bảng 3.17.     Mối liên quan giữa Glucose niệu với ĐTĐTK    39
Bảng 3.18.     Phân tích hồi quy logistic mối liên quan giữa các YTNC với ĐTĐTK    40
Bảng 3.19.     Tỷ lệ các tai biến sản khoa và ĐTĐTK    41
Bảng 3.20.     Tỷ lệ các tai biến sơ sinh và ĐTĐTK    41
Bảng 3.21.     So sánh với các tác giả trong nước về tuổi thai phụ    42
Bảng 3.22.     So sánh với các tác giả trong nước về  tỷ lệ ĐTĐTK    46
Bảng 3.23.     So sánh với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tỷ lệ ĐTĐTK theo tiêu chuẩn ADA 2011    47
Bảng 3.24.     So sánh tỷ lệ tai biến sản khoa ở nhóm ĐTĐTK với các nghiên cứu khác    55
Bảng 3.25.     So sánh tỷ lệ tai biến sơ sinh ở nhóm ĐTĐTK với các nghiên cứu khác    56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.     Nguyễn Thế Bách, Lê Thị Thanh Vân (2008). “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến chuyển dạ ở sản phụ đái tháo đường tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2.     Tạ Văn Bình, Nguyễn Đức Vy, Phạm Thị Lan (2004). “Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện phụ sản Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KC 10.15.
3.     Tạ Văn Bình (2007a), “Thuật ngữ và những quan niệm hiện đại, Chẩn đoánvà phân loại bệnh đái tháo đường, Các nghiên cứu về đái tháo đường ở Việt Nam”. Những nguyên lý nền tảng đái tháo đường – tăng glucose máu. Nxb Y học, Tr. 16 – 17, 18 – 26, 53 – 62.
4.     Tạ Văn Bình (2007b). “Thai kỳ và đái tháo đường”. Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường – Tăng glucose máu. Tr 352-380.8. 
5.     Nguyễn Thị Kim Chi, Trần Đức Thọ, Đỗ Trung Quân (2000). “Phát     hiện tỷ lệ đái tháo đường thai nghén và tìm hiểu các yếu tố liên quan”.     Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, chuyên ngành nội khoa,     Trường Đại học Y Hà Nội.
6.     Nguyễn Huy Cường (2002), Bệnh đái tháo đường – Những quan điểm     hiện đại, Nxb Y học, Hà Nội, Tr. 15 – 19.
7.     Đoàn Hữu Hậu (1998),.“Đái tháo đường và thai kỳ”. Y học Thành     phố Hồ Chí Minh, phụ bản chuyên đề nội tiết, Tập 2, số 1, Tr. 6 – 12.
8.     Nguyễn Đức Hinh (2006). “Thai chết lưu trong tử cung”. Bài giảng     sản phụ khoa, tập 1, Bộ môn phụ sản, ĐHYHN, NXBYH, trang 160-167.
9.    Nguyễn Việt Hùng (2006). “Đẻ non”. Bài giảng sản phụ khoa, tập 1, Bộ môn phụ sản, ĐHYHN, NXBYH, Tr 129-135.
10.     Lê Diễm Hương (2007). “Phần 3: Sơ Sinh”, Sản phụ khoa, tập 2, Bộ môn phụ sản, ĐHYD Tp HCM, Tr 565-680.
11.    Nguyễn Văn Hương, Ngô Đức Kỷ. “ Đặc điểm và tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2012 – 2013”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, số 2(150)2014, Tr 78 – 83.
12.     Nguyễn Thị Kim Liên, Đặng Thị Minh Nguyệt (2011). “Tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ cao với tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ”. Y học thực hành 2, tr 46-49. 
13.     Vũ Bích Nga (2007), “Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố nguy cơ của các thai phụ được quản lý thai tại khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội”, Tạp chí thông tin Y dược, Số 10/2008, Bộ Y tế – Viện Thông tin thư viện Y học Trung Ương, Tr. 21 – 23.
14.     Vũ Bích Nga (2009), “Nghiên cứu ngưỡng glucose máu lúc đói để sàng lọc đái tháo đường thai kỳ và bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị”, Luận án tiến sỹ y học, chuyên ngành nội – nội tiết, Trường Đại học Y Hà Nội.
15.    Nguyễn Thị Hoa Ngần (2010). “Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh viện A Thái Nguyên”. Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại Học Y Thái Nguyên.
16.     Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Kim Liên (2011). “Xác định tỷ lệ và thời điểm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao”. Y học thực hành 1, Tr 134-136.
17.     Ngô Thị Kim Phụng (2004).  “Tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ tại quận 4 thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sỹ y học,  Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
18.     Đỗ Trung Quân (2007). “Đái tháo đường thai nghén”. Đái tháo đường và điều trị, NXB Y học, Trang 399-419.
19.     Ngô Văn Tài (2006). “Tiền sản giật và sản giật”. Bài giảng sản phụ khoa, tập 1, Bộ môn phụ sản, Trường ĐH Y Hà Nội, NXB Y học, Tr 28-37.
20.     Nguyễn Thị Lệ Thu (2010). “Nghiên cứu tỷ lệ và cách xử trí trong chuyển dạ đối với thai phụ đái tháo đường thai nghén tại khoa sản Bệnh viện Bạch Mai”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2. Trường ĐH Y Hà Nội.
21.    Thái Thị Thanh Thúy (2012).”Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tiêu chuẩn ADA 2011 và các yếu tố nguy cơ”. Luận văn thạc sĩ y học, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội.

Leave a Comment