Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội, năm 2021
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội, năm 2021.Công tác điều dưỡng là một mặt công tác quan trọng trong bệnh viện, là sự kết hợp giữa điều trị với chăm sóc và nuôi dưỡng phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, người điều dưỡng phải sử dụng kiến thức, kỹ năng ứng xử để gần gũi, an ủi, động viên giúp đỡ bệnh nhân trong việc duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, xoa dịu đi nỗi đau về thể chất lẫn tinh thần để có thể chiến thắng bệnh tật. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định: Điều dưỡng là một khoa học, một nghệ thuật về chăm sóc người bệnh. Điều dưỡng viên là người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người bệnh, có cơ hội lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu và các vấn đề của người bệnh để lên kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người bệnh một cách hiệu quả nhất. Do vậy điều dưỡng viên giữ một vị trí quan trọng tại bệnh viện và các cơ sở y tế.
Ở Việt Nam, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế, với nhiều cấp bậc, trình độ và đã được quy định rất cụ thể, chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Nhà nước. Cùng với sự phát triển của nền y học nước nhà, những năm gần đây, ngành Điều dưỡng tại Việt Nam đã có những bước nhảy vọt về kỹ năng thực hành, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhà nước và ngành Y tế cũng đang rất quan tâm đến vấn đề đào tạo chuyên khoa, thạc sỹ về điều dưỡng.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học kỹ thuật thì nhu cầu đào tạo được cập nhật, bổ sung chuyên môn cùng kỹ năng làm việc cho lực lượng lao động ngày càng trở nên quan trọng. Đặc biệt đối với lĩnh vực y tế là một ngành có những đặc thù riêng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, do vậy, việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, nhân viên điều dưỡng đang nhận được nhiều quan tâm và chú trọng đẩy mạnh. Hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định bắt buộc các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng phải bổ sung kiến thức liên tục, cập nhật những thông tin mới về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tổ chức quản lý công việc, nâng cao đạo đức y học và nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng nâng cao năng lực của bản thân. Ở nước ta, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định nghĩa vụ học tập của cán bộ y tế và chỉ rõ những2 người không tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 22/2013/TTBYT ngày 09/8/2013 về hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế, trong đó quy định “Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm” [19].
Bệnh viện Thanh Nhàn là một trong 7 bệnh viện thuộc phân nhóm bệnh viện Hạng I trên địa bàn Hà Nội, là đơn vị cung cấp dịch vụ thăm khám, điều trị nội ngoại trú cho tất các các chuyên khoa. Trong những năm gần đây, bệnh viện chú trọng cải tạo và đưa vào sử dụng các tòa nhà khang trang, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân nội, ngoại thành và trên cả nước. Tuy nhiên, tại bệnh viện hoạt động đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đội ngũ điều dưỡng có trình độ cao đẳng, đại học còn thấp; chưa chủ động trong thực hiện chức năng nhiệm vụ; chất lượng chăm sóc người bệnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; phong cách, thái độ phục vụ của điều dưỡng viên chưa chuyên nghiệp… Để nâng cao hiệu quả công tác điều dưỡng, đặc biệt thông qua côngtác đào tạo và phát triển điều dưỡng viên, bệnh viện sẽ nâng cao năng lực công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh một cách toàn diện và tạo sự hài lòng từ người bệnh.
Để cung cấp bằng chứng khoa học cho lãnh đạo bệnh viện trong công tác hoạch định chiến lược đào tạo liên tục của điều dưỡng, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội, năm 2021” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2021
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hoạt động đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện Thanh Nhàn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN…………………………………………………………………. 3
1.1. Khái quát về nguồn nhân lực và điều dưỡng viên ……………………….. 3
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực ………………………………………………….. 3
1.1.2. Nhân lực trong y tế ………………………………………………………………… 4
1.1.3. Khái niệm điều dưỡng viên ……………………………………………………… 5
1.1.4. Công việc của Điều dưỡng viên……………………………………………….. 6
1.2. Khái quát về đào tạo liên tục điều dưỡng viên trong bệnh viện……. 7
1.2.1. Khái niệm đào tạo………………………………………………………………….. 7
1.2.2. Khái niệm đào tạo liên tục………………………………………………………. 8
1.2.3. Tổ chức công tác đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên…………….. 10
1.2.4. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên…… 12
1.2.5. Giảng viên đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên……………………… 15
1.2.6. Quản lý công tác đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên …………….. 16
1.2.7. Các chính sách ảnh hưởng, liên quan đến công tác đào tạo liên tục
cho điều dưỡng viên trong bệnh viện……………………………………………….. 18
1.3. Những nghiên cứu về hoạt động đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên
tại bệnh viện…………………………………………………………………………………… 20
1.3.1. Các nghiên cứu về đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên trên thế giới
…………………………………………………………………………………………… 20
1.3.2. Các nghiên cứu về đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên ở Việt
Nam …………………………………………………………………………………………… 22
1.4. Thông tin về bệnh viện Thanh Nhàn…………………………………………. 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 27
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu …………………………….. 27
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….. 27
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………. 27
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 28
Thang Long University Library2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………. 28
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu…………………………………………………….. 28
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………… 28
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………….. 29
2.2.5. Các sai số và biện pháp hạn chế sai số …………………………………… 34
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu………………………………………………………. 34
2.3. Vấn đề đạo đức nghiên cứu………………………………………………………. 35
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ …………………………………………………………………….. 36
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu…………………………………. 36
3.2. Thực trạng đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh
Nhàn ……………………………………………………………………………………………… 38
3.2.1. Thực trạng công tác đào tạo liên tục điều dưỡng viên………………. 38
3.2.2. Nhu cầu tham gia đào tạo liên tục của điều dưỡng viên……………. 43
3.3. Một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại bệnh
viện Thanh Nhàn……………………………………………………………………………. 50
3.4. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến đào tạo liên tục điều dưỡng
viên tại bệnh viện Thanh Nhàn……………………………………………………….. 53
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 57
4.1. Về thực trạng đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh
Nhàn năm 2021………………………………………………………………………………. 57
4.1.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng viên tại bệnh viện Thanh Nhàn.. 57
4.1.2. Thực trạng đào tạo liên tục của điều dưỡng viên bệnh viện Thanh
Nhàn …………………………………………………………………………………………… 58
4.1.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên bệnh viện Thanh Nhàn
…………………………………………………………………………………………… 62
4.2. Về một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại
bệnh viện Thanh Nhàn năm 2021……………………………………………………. 69
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 72
1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại Bệnh viện
Thanh Nhàn…………………………………………………………………………………… 722. Một số yếu tố liên quan đến đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại bệnh
viện Thanh Nhàn……………………………………………………………………………. 73
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 75
Thang Long University LibraryDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số, chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……. 29
Bảng 2.2. Biến số và chỉ số về hoạt động đào tạo liên tục điều dưỡng viên tại
Bệnh viện Thanh Nhàn và các yếu tố liên quan………………………………………. 30
Bảng 3.1. Cơ cấu điều dưỡng theo tuổi và giới tính ………………………………… 36
Bảng 3.2. Cơ cấu điều dưỡng Bệnh viện theo trình độ…………………………….. 37
Bảng 3.3. Thời gian công tác tại bệnh viện Thanh Nhàn………………………….. 37
Bảng 3.4. Tỷ lệ điều dưỡng viên đã được đào tạo liên tục theo giới tính……. 38
Bảng 3.5. Tỷ lệ điều dưỡng viên đã được đào tạo liên tục theo thời gian công
tác …………………………………………………………………………………………………….. 38
Bảng 3.6. Tỷ lệ điều dưỡng viên đã được đào tạo liên tục theo trình độ…….. 39
Bảng 3.7. Nội dung các đối tượng đã được đào tạo…………………………………. 39
Bảng 3.8. Địa điểm tham gia đào tạo liên tục…………………………………………. 40
Bảng 3.9. Tổng số tiết tham gia đào tạo liên tục……………………………………… 40
Bảng 3.10. Số buổi tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và tham gia các
hội nghị, hội thảo………………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.11. Về tham gia nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, giảng dạy sinh
viên y khoa ………………………………………………………………………………………… 41
Bảng 3.12. Về thời gian điều dưỡng viên dành cho việc tự cập nhật kiến thức
chuyên môn ……………………………………………………………………………………….. 42
Bảng 3.13. Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên ……………………….. 43
Bảng 3.14. Nội dung mong muốn đào tạo liên tục ………………………………….. 44
Bảng 3.15. Nhu cầu đào tạo liên tục về nội dung điều dưỡng cơ bản ………… 45
Bảng 3.16. Nhu cầu đào tạo liên tục về kỹ thuật điều dưỡng cơ bản …………. 46
Bảng 3.17. Nhu cầu về kỹ năng giảng dạy của giảng viên ……………………….. 47
Bảng 3.18. Nhu cầu về tài liệu, giáo trình đào tạo liên tục……………………….. 47
Bảng 3.19. Hình thức đào tạo liên tục phù hợp ………………………………………. 48
Bảng 3.20. Thời gian mong muốn đào tạo liên tục………………………………….. 48
Bảng 3.21. Địa điểm mong muốn đào tạo liên tục…………………………………… 49
Bảng 3.22. Nguyện vọng về kinh phí đào tạo liên tục……………………………… 49Bảng 3.23. Mối liên quan giữa độ tuổi của đối tượng và sự tham gia………… 50
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa giới tính của đối tượng và sự tham gia đào tạo
liên tục………………………………………………………………………………………………. 51
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thời gian công tác của đối tượng và sự tham gia
đào tạo liên tục …………………………………………………………………………………… 51
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa vị trí công tác của đối tượng và sự tham gia đào
tạo liên tục …………………………………………………………………………………………. 52
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa trình độ đào tạo của đối tượng và sự tham gia
đào tạo liên tục …………………………………………………………………………………… 52
Bảng 3.28. Yếu tố tác động ngoài…………………………………………………………. 53
Bảng 3.29. Yếu tố tác động trong …………………………………………………………. 53
Bảng 3.30. Những thuận lợi của điều dưỡng viên khi được đào tạo liên tục . 54
Bảng 3.31. Những khó khăn của điều dưỡng viên khi tham gia đào tạo liên tục
…………………………………………………………………………………………………………. 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com