Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội năm 2015
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên Y6 trường Đại học Y Hà Nội năm 2015/ Vũ Thị Linh Trang.Quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân là một vấn đề được nhìn nhận rất khác nhau ở các quốc gia thuộc các khu vực khác nhau và được chi phối với tín ngưỡng, văn hóa, truyền thống [1], [2], [3]. Việt Nam là một nước châu Á có nền tảng tư tưởng phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân” chi phối hành vi tình dục trước hôn nhân trong một thời gian dài [4]. Ngày nay, quan niệm về QHTD trước hôn nhân đã được nhìn nhận cởi mở và thoáng hơn rất nhiều do các yếu tố hội nhập, mở cửa và du nhập nền văn hóa phương Tây [5], [6], [7]. Vì vậy tại Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên có QHTD trước hôn nhân ngày càng gia tăng và độ tuổi QHTD lần đầu ngày càng giảm [6], [7].
Sinh viên phần lớn thuộc độ tuổi mới lớn, nhận thức về QHTD trước hôn nhân và hậu quả chưa cao, bên cạnh đó có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới QHTD trước hôn nhân như ham muốn bản năng, ảnh hưởng từ bạn bè, sống tự lập xa gia đình không có người kiểm soát và tư vấn, cảm giác muốn thử cái mới lạ,… [8], [9], [10], [11]. Vì vậy, các nghiên cứu chỉ ra rằng không những tỷ lệ có QHTD trước hôn nhân trong sinh viên là khá cao mà tỷ lệ có hành vi nguy cơ (không dùng biện pháp bảo vệ) cũng như các hậu quả sức khỏe liên quan tới có thai và nạo phá thai cũng là vấn đề đáng quan tâm. Nghiên cứu trên thế giới cho thấy: 79% sinh viên tại Anh có QHTD trước hôn nhân [12] và có đến 48.2% sinh viên của một trường đại học ở Nigeria báo cáo đã QHTD với nhiều bạn tình, trong khi vẫn còn 25% sinh viên chưa bao giờ sử dụng bao cao su khi QHTD [13]. Tại Mỹ có đến 15% sinh viên đã từng mang thai hoặc làm cho người khác mang thai [11]. Tại Việt Nam, nghiên cứu gần đây cho thấy từ 20-30% sinh viên có QHTD trước hôn nhân [14], [9], [8]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Hường và cộng sự tại trường Đại học Sao Đỏ (Hải Dương) trong 7 tháng đầu năm 2012 với 471 sinh viên tham gia cho thấy có tới 23.1% sinh viên có QHTD trước hôn nhân. Tuổi TB QHTD lần đầu là 19.5. Đáng nói, tỷ lệ sinh viên không sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT)lên tới 53%. Chỉ 42.9% sinh viên sử dụng bao cao su khi QHTD. 64% sinh viên có kiến thức đạt về tình dục, 20.6% biết thế nào là tình dục an toàn. Vì vậy 17.9% nữ sinh viên trường Đại học Sao Đỏ đã từng mang thai và 100% số đó đã từng nạo phá thai [15]. Theo thống kê của hội kế hoạch hoá gia đình, năm 2006 Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới [16].
Với đặc thù nghành Y, nghiên cứu sâu về sức khoẻ, chức năng sinh lý của con người, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội liệu có được trang bị đầy đủ những kiến thức về giới, SKSS và tình dục tốt hơn sinh viên các trường khác. Các kiến thức được trang bị đó có phù hợp giúp giảm các hành vi QHTD trước hôn nhân không? Có những yếu tố nào khác chi phối hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên trường Y?
Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu mô tả và phân tích được một cách toàn diện và cụ thể về thực trạng và những yếu tố liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên Đại học Y Hà Nội. Vì lý do đó, nghiên cứu này được tiến hành để trả lời các câu hỏi trên và góp phần giúp nhà trường có kế hoạch phù hợp hỗ trợ và cung cấp kiến thức về chăm sóc SKSS cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Mạnh Lợi, Tình dục trước hôn nhân: nghiên cứu so sánh thanh niên Hà Nội, Thượng Hải, Đài Loan, Viện xã hội học – Viện khoa học xã hội Việt Nam
2. Zuo X, Lou C, Gao E, et al. (2012). Gender differences in adolescent premarital sexual permissiveness in three Asian cities: effects of gender-role attitudes, JAdolesc Health, 50(3 Suppl), S18-25.
3. Wellings K, Collumbien M, Slaymaker E, et al. (2006). Sexual behaviour in context: a global perspective, Lancet, 368(9548), 1706-28.
4. Th.Đinh Văn Quảng – Phó vụ trưởng vụ gia đình – BVHTTDL Văn hoá gia đình và bình đẳng giới ở Việt Nam truy cập ngày 26/5-2015, tại trang web http://svhtt.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/phong-chong-bao-luc-gia-dinh.
5. Nguyễn Thị Phương Yến.Nhận thức của thanh niên về vấn đề sức khoẻ sinh sản tại Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Giới & gia đình, viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ.
6. Bộ Y tế (2003), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY1).
7. Tổng cục dân số – KHHGĐ (2010), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ II (SA VY2): Kết quả chủ yếu, Hà Nội.
8. Trần Văn Hường (2012), Thực trạng quan điểm và các yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Đại học Sao Đỏ tỉnh Hải Dương năm 2012, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
9. Nguyễn Thuý Quỳnh (2001), Mô tả hành vi tình dục và kiến thức phòng tránh thai của nam-nữ sinh viên tuổi 17-24 chưa lập gia đình tại một trường đại học ở Hà Nội, năm 2011, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
10. Trần Mai Hương, Nguyễn Thị Kim Hoa, Mai Thanh Tú, Nguyễn Hà Đông. (2007). Quan điểm của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân , Tạp chí Gia đình và giới, 3, 30-38.
11. Lâm Thị Bạch Tuyết (2011), Mô tả thực trạng hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan của sinh viên cao đẳng trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu năm 2011, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
12. A. Faisel and J. Cleland (2006). Migrant men: a priority for HIV control in Pakistan, 307-310.
13. Lu Yu and Sam Winter Xinli Chi (2012). Prevalence and correlates of sexual behaviors among university students: a study in Hefei, China.BMC Public Health, 12(972).
14. Tine Gammel Toft và Nguyễn Minh Thắng (1999), Tình yêu của chúng em không giới hạn, NXB Thanh niên, Hà Nội.
15. Nguyễn Thuý Quỳnh (2001), Mô tả hành vi tình dục và kiến thức phòng tránh thai của nam nữ thanh niên chưa lập gia đình 17-24 tại một trường đại học ở Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
16. Gia đình và Trẻ em Uỷ ban Dân số (2003), Chương trình đào tạo truyền thông, dân số, sức khoẻ sinh sản.
17. Nguyễn Như Ý và cộng sự (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
18. Phạm Thị Hương Trà Linh, Lã Ngọc Quang (2014), Thực trạng và một số
yếu tố liên quan đến hành vi quan hệ tình dục của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ.Tạp chí Y tế công cộng, (34).
19. Bộ Y tế (2009), Sức khoẻ sinh sản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Thị Hồng (2013), Hành vi nguy cơ về sức khoẻ của thanh thiếu niên
Việt Nam, thực trạng và các yếu tố tác động, Học viện chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Advocates for Youth Oganization (2000), Youth are a significant group in the world,M Street NW, Washington, DC.
22. Danice K.Eaton và các cộng sự (2009), Youth risk behavior Suveillance – United States, Suveillance Summaries.
23. AnnK. Blance & AnnA. Way (1997), Contraceptive Knowledge and use and sexual Behavior: contraceptive Study of Adolescents in Developing Countries, Washington, DC.
24. Catherine Scomet, et al. (2012). Giới, tình dục và sinh sản ở Việt Nam.
25. Adhikari R and Tamang J (2009). Premarital sexual behavior among male college students of Kathmandu, Nepal. BMC Public Health, 9, 241.
26. Dave V. R, Makwana N. R, Yadav B. S, et al. (2013). A Study on High-risk Premarital Sexual Behavior of College Going Male Students in Jamnagar City of Gujarat, India, Int JHigh Risk Behav Addict, 2(3), 112-6.
27. Cao Y, Xiao H, Yan H, et al. (2015), Prevalence and sex-related risk factors of premarital pregnancy and reproductive tract infections among female undergraduates in wuhan, china, Asia Pac J Public Health, 27(2 Suppl), 30S-40S.
28. Đỗ Như Mai (2011), Kết quả khảo sát vị thành niên/ thanh niên Phú Yên, Tổng cục dân số & Kế hoạch hoá gia đình.
29. Đào Xuân Dũng (2010), Báo cáo chuyên đề SAVY2: Dậy thì – sức khoẻ tình dục – sức khoẻ sinh sản ở thanh thiếu niên Việt Nam.
30. BJ Selwyn and Steven H Kelder Andrew E.Springer. (2006). A descriptive study of youth rish behavior in urban and rural secondary school students in EI Salvador, The scientific World Journal.
31. Trần Thị Hồng (2008), Yếu tố tác động đến hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh niên Hà Nội trong bối cảnh hội nhập, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Trần Thị Hồng. (2008), Khác biệt giới trong hành vi tình dục trước hôn nhân của vị thành niên và thanh niên, Tạp chí Gia đình và Giới,2.
33. Raheel H, Mahmood M. A and BinSaeed A. (2013). Sexual practices of young educated men: implications for further research and health education in Kingdom of Saudi Arabia (KSA). JPublic Health (Oxf), 35(1), 21-6.
34. Bandason T and Rusakaniko S. (2010). Prevalence and associated factors of smoking among secondary school students in Harare Zimbabwe.Tob Induc Dis, 8, 12.
35. Đại học Y Thái Bình (1999), Nghiên cứu sức khoẻ vị thành niên ở 5 tỉnh của Việt Nam (Hà Nội, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh).
36. Vũ Quý Nhân (2006), Một số vấn đề sức khoẻ tình dục và sinh sản của vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Báo cáo chuyên đề của Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam 2003.
37. Nguyễn Văn Nghị (2011), Nghiên cứu quan niệm, hành vi tình dục và sức khoẻ sinh sản ở vị thành niên và thanh niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương 2006-2009, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
38. Zouh and et al. (2012). Contraceptive knowledge, attitudes and behaviors about sexuality among college students in Beijing, China, Chin Med J (Engl), 15(2), 120-121.
39. Maja Soderback. (2012). Sexual behavior among chinese male and female medical university students in chongqing, China.Science of Public Health, School of Health.
40. Gokegin D and et al. (2003). Sexual knowledge, attitudes, and risk behaviors of students in Turkey. JSch Health, 73(7), 63-258.
41. Bo Wang, Xiaoming Li, Bonita Stanton et al. (2007). Sexual attitudes, pattern of communication, and sexual behavior among unmarried out-of¬school youth in China. BMC Public Health, 7(1), 189.
42. Tang J, XH Gao, YZ Yu and et al. (2011). Sexual Knowledge, attitudes and behaviors among unmarried migrant female workers in China: a comparative analysis. BMC Publ Health, 11, 917.
43. Moronkola O. A and Oyebami O. (2007). Age at menarche, menstrual patterns, sexual health knowledge, attitudes and premarital sexual partners of female athletes in Ibadan, Nigeria. East Afr JPublic Health, 4(2), 51-4.
44. Trần Hữu Trí (2010), Nghiên cứu thực trạng kiến thức và hành vi quan hệ tình dục của sinh viên trường Đại học sư phạm Đồng Tháp năm 2009, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
45. Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo phát triển thế giới: Phát triển và thế hệ kế cận, NXB Văn hoá thông tin.
46. Nguyễn Hữu Minh (2006), The impact of family on Vietnamese Youth.
47. Bogale A and Seme A. (2014). Premarital sexual practices and its predictors among in-school youths of Shendi town, west Gojjam zone, North Western Ethiopia. ReprodHealth, 11, 49.
48. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (2003), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SA VY) – Chương 8: Những hành vi có hại cho sức khoẻ.
49. Rachna Sujay. (2009).Premarital Sexual Behaviour among Unmarried College Students of Gujarat, India. Health and Population Innovation Fellowship Programme Working Paper, No 9. New Delhi: Population Council.
50. Khuất Thu Hồng. (1998). Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam: Những điều đã biết và chưa biết, 50-51.
51. Nguyễn Thị Phương Quý (2015), Thực trạng hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường cao đẳng Y tế Thanh Hoá và một số yếu tố liên quan năm 2015, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
52. Nguyễn Thị Phương (2012), Kiến thức, thái độ, hành vi quan hệ tình dục ở nam công nhân chưa kết hôn tại khu công nghiệp Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
53. Phạm Hồng Hà (2012), Thực trạng hành vi sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và quan hệ tình dục của sinh viên Đại học Y Hà Nội năm 2012, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
54. Xinli Chi, Lu Yu and Sam Winter. (2012). Prevalence and correlates of sexual behaviors among university students: a study in Hefei, China. BMC
Public Health, 12(1), 972.
55. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (2003), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SA VY) – Chương 4: Tình bạn, hẹn hò, tình dục và SKSS.
56. Somba M.J, Mbonile M, Obure and et al. (2014). Sexual behaviour, contraceptive knowledge and use among female undergraduates’ students of Muhimbili and Dar es Salaam Universities, Tanzania: a cross-sectional study. BMC Womens Health, 14, 94.
57. Cao Y, Zhou X, Wang X.Q and et al. (1998). Sexual knowledge, behaviors, and attitudes of medical students in Kunming, China.Psychol Rep, 82(1), 201-2.
58. Huang K and Uba L. (1992). Premarital sexual behavior among Chinese college students in the United States. Arch Sex Behav, 21(3), 227-40.
59. Lâm Thị Bạch Tuyết (2011), Mô tả thực trạng hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan của sinh viên cao đẳng trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu năm 2011, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
60. Tang C.S, Lai F.D and Chung T.K. (1997). Assessment of sexual functioning for Chinese college students. Arch Sex Behav, 26(1), 79-90.
61. Zhang L, Gao X, Dong Z and et al. (2002). Premarital sexual activities among students in a university in Beijing, China. Sex Transm Dis, 29(4), 212-5.
62. Guo J, Huang X.J, Wang X.Band et al. (2013). Estimation on the size of men who have sex with men among college students in Beijing through the Network Scale-Up Method (NSUM)].Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi, 34(11), 1080-2.
63. C. Chiao, C. C. Yi va K. Ksobiech (2012), “Exploring the relationship between premarital sex and cigarette/alcohol use among college students in Taiwan: a cohort study”, BMC Public Health, 12, tr. 527.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Các khái niệm cơ bản 4
1.2 Thực trạng hành vi QHTD trước hôn nhân của thanh thiếu niên và sinh viên 4
1.2.1 Thực trạng hành vi QHTD trước hôn nhân của thanh thiếu niên và sinh
viên trên thế giới 4
1.2.2 Thực trạng hành vi QHTD trước hôn nhân của thanh thiếu niên và sinh
viên tại Việt Nam 6
1.3 Một số yếu tố tác động đến hành vi QHTD trước hôn nhân ở thanh thiếu niên
và sinh viên 7
1.3.1 Các yếu tố liên quan đến cá nhân 7
1.3.2Các yếu tố liên quan đến gia đình 12
1.3.3 Các yếu tố liên quan đến nhóm bạn 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15
2.3 Thiết kế nghiên cứu 15
2.4 Các nhóm biến số được sử dụng trong nghiên cứu 16
2.5 Công cụ thu thập số liệu 17
2.6 Phương pháp thu thập số liệu 17
2.7 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 18
2.8 Tiêu chuẩn đánh giá thái độ 19
2.9 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1 Mô tả đặc điểm cá nhân, học tập, hành vi lối sống, các mối quan hệ với gia
đình, bạn bè, thái độ và sự tiếp cận với thông tin liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên 21
3.2 Đặc điểm hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên và phân tích các yếu
tố liên quan 31
3.2.1 Đặc điểm hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên 31
3.2.2 Phân tích mối liên quan 37
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 42
4.1 Tình trạng học tập và hành vi lối sống 42
4.2 Yếu tố gia đình bạn bè 43
4.3 Đặc điểm tiếp cận với các chương trình truyền thông, giáo dục về SKSS và
tình dục của sinh viên 45
4.4 Thái độ của sinh viên đối với vấn đề QHTD trước hôn nhân 46
4.5 Hành vi QHTD của sinh viên 47
4.5.1 Hành vi QHTD trước hôn nhân nói chung 47
4.5.2 QHTD lần đầu tiên 48
4.5.3 Hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai 49
4.5.4 Một số hành vi nguy cơ khác liên quan đến QHTD trước hôn nhân 50
4.5.5 Tình trạng có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ở sinh viên 51
4.6 Một số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên…52
4.7 Một số sai số và hạn chế trong nghiên cứu 55
KẾT LUẬN 56
KHUYẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Quan hệ tình dục Sức khoẻ sinh sản Kế hoạch hoá gia đình
Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 1
Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2
Biện pháp tránh thai
Trung bình
Giáo dục sức khoẻ
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 21
Bảng 3.2 Tình trạng học tập và hành vi lối sống 23
Bảng 3.3 Yếu tố gia đình bạn bè 25
Bảng 3.4 Tiếp cận với các chương trình truyền thông, giáo dục về SKSS và tình dục ….27
Bảng 3.5 Thái độ của sinh viên đối với hành vi QHTD trước hôn nhân 29
Bảng 3.6 Đặc điểm có người yêu và QHTD trước hôn nhân nói chung 31
Bảng 3.7 Một số hành vi có liên quan đến QHTD trước hôn nhân 32
Bảng 3.8 Hành vi QHTD lần đầu tiên 33
Bảng 3.9 QHTD trong lần gần đây nhất và trong 1 tháng vừa qua 35
Bảng 3.10 Thực trạng mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ở sinh viên 36
Bảng 3.11 Phân tích đơn biến và đa biến các yếu tố cá nhân, gia đình, bạn bè 37
Bảng 3.12 Phân tích đơn biến và đa biến các yếu tố về hành vi lối sống 38
Bảng 3.13 Phân tích đơn biến và đa biến các yếu tố về học tập, sự tiếp cận với kiến
thức về SKSS và quan niệm nhận thức của sinh viên 39
Bảng 3.14 Mô hình hồi quy đa biến phân tích yếu tố liên quan đến hành vi QHTD trước hôn nhân của sinh viên 41
Biểu đồ 3.1 Điểm TB thái độ và tỷ lệ % điểm thái độ < 8 30
Biểu đồ 3.2 Số bạn tình trung bình theo giới 32
Biểu đồ 3.3 Tuổi trung bình có người yêu lần đầu, có QHTD lần đầu và bắt đầu
được học môn SKSS ở trường 34
Hình 1.1 Cây vấn đề 14